Em hãy nêu cảm nghĩ về câu:"Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào".

Nguyen Ha My
Nguyen Ha My
Trả lời 15 năm trước
Trích: -->Em hãy nêu cảm nghĩ về câu:"Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Ngạn ngữ Hi Lạp có câu:"Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". -->Giải thích :"Lời của đất Phải chi được làm đất, Để biết rễ cây tìm đến những nơi đâu ? Lòng đất "tối đen" mà mênh mông vô tận Rễ bám sâu, hoa trái ngọt trên cành !" Nghĩa đen:"Sự học"--->Lòng đất ở đây tượng trưng cho thế giới vô tận không bờ bến của sự học mà kiến thức của con người thì hữu hạn như những hạt cát trong đó vậy . --->Cái cây muốn lớn ,muốn sinh trưởng ,phát triển phải đâm rễ xuống lòng đất hút dinh dưỡng "tinh túy" trong lòng đất mẹ mà vươn vai trổ nụ. -->khái quát:Sự học không phải chuyện đơn giản ,dễ dàng trong một sớm một chiều .Học cũng có nhiều gian nan,vất vả,có lúc đắng lúc cay(có những chùm rễ đắng cay) ,và có như vậy chúng ta mới gặt hái được những thành tựu (hoa quả ngọt ngào). Không chỉ riêng gì sự học ,bất kì thành công nào muốn vững chắc chúng ta phải nếm trải qua những thất bại trước đó. "Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công". Có đi đường mới "biết gian lao". Nhiều người "ít học" cho rằng sự học là nhàn hạ ,là dễ dàng hơn lao động chân tay,là "dài lưng tốn vải".Đâu phải! Có thể lấy ví dụ:học ngành y không hề đơn giản ,sơ sẩy chút thôi có thể gây chết người như bỡn ,ngược lại nếu không có những người dám nghiên cứu y học thì đâu thể có công nghệ chữa bệnh ,cứu người hiện đại như ngày nay.Những nhà giải phẫu đầu tiên của lịch sử đã phải bất chấp lệnh cấm "giải phẫu" dù là trên cơ thể người chết để tìm cho ra nguồn cội ,căn nguyên ,tìm ra ánh sáng mới cho nền y học của nhân loại.Nhiều người đã bị xử tử ,sao họ lại "dại dột" tìm đến cái chết như vậy?Họ chấp nhận "đắng cay" để tìm ra "hoa quả ngọt ngào" cho nhân loại... "Trên bước đường thành công " rõ ràng "không có dấu chân của kẻ lười biếng".Như một nhà khoa học vĩ đại của nhân loại từng nói:Thành công dựa vào 1% may mắn và 99% là do nỗ lực của bản thân. Ê-đi -xơn đã từng có những thí nghiệm dại dột và nhờ đó ông đã phát hiện ra những "phát kiến" lớn cho nhân loại.Có thể thấy quá trình nỗ lực của nhà phát minh vĩ đại này không hề dễ dàng ,dù bị đuổi học vẫn tha thiết say mê với khoa học ,vẫn vùi đầu vào những thử nghiệm táo bạo đến mức không còn quỹ thời gian cho bản thân.Và "hoa quả ngọt ngào " mà ông đạt được chính là "tiếng thơm muôn đời " -người ta ca tụng ông như một nhà khoa học chân chính chỉ biết cống hiến. Trích: chẳng có thứ gì trên đời này dễ dàng đạt được cả, học vấn cũng vậy, dù bạn giàu bạn bỏ tiền ra mua một tấm bằng, thì trên thực tế vẫn là kiến thức của người khác. không có con đường nào trơn tru bằng phẳng trải thảm đỏ và hoa hồng để cho ta đi cả, cũng như không có dấu chân của người làm biếng trên bước đường thành công. sự nghiệp học vấn là cả cuộc đời con người chẳng thể mà nhà bác học Dacuyn đã nói :" bác học không có nghĩa là ngừng học". hoặc câu nói bất hủ của Lênin:" học, học nữa học mãi", và cả chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đề cao sự nghiệp này :"vì sự nghiệp mười năm trồng cây , vì sự nghiệp trăm năm trồng người"... từ đó ta mới thấy học vấn quan trọng như thế nào? bạn sẽ làm gì khi không có học, hoặc cầm tấm bằng giả đi xin việc? một con số không chấm hết không gì cả, có chăng chỉ là những công việc chân tay nặng nhọc. vì thế cần có học vấn, và con đường đi đến vinh quang cũng rất là gian khổ, 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, thi đại học, lại tiếp tục ngồi ở giảng đường, bao nhiêu kỳ thi cử, vất vả mệt nhọc. những sớm tinh mơ thức dậy đi học, trưa về nắng gắt hoặc mưa gió,... thế đấy thiên nhiên cũng không đồng cảm với người học trò, con đường chúng ta đi hôm nay đầy gian nan, thử thách cần vượt qua, như những trùm rễ cắm sâu tận trong lòng đất hút lấy nguồn dinh dưỡng của đất mẹ nuôi cây trưởng thành đơm bông kết trái rồi cũng đến lúc thu hoạch. những chùm rễ quanh năm không thấy ánh sáng mặt trời, không thấy đất trời mới đẹp làm sao, sống bám vào đất một cách kiên cường. không gian nan nào không vượt qua... để đến một ngày những chùm hoa, quả sum xue, tươi mơn mởn, không bõ công bao ngày rễ nuôi nấng. một ngày bạn tư tin cầm tấm bằng loại giỏi đi xin việc ở các công ty nước ngoài, việc làm ổn định lương cao, cuộc sống hiện tại và tương lai tươi sáng đang chờ chúng ta trước mặt. đo chính là thành quả tốt đẹp mà chúng ta đạt được sau bao ngày tháng vất vả dùi mài kinh sử. nhưng học vấn là cả một kho kiến thức mênh mông, người cho mình đã nhận đủ quả ngọt thì chưa hẳn đã có kiến thức uyên thâm, hãy học hỏi hơn nữa để cây học vấn của bạn mãi xanh tươi và trĩu năng những trái thơm quả ngọt. -->Câu nói khẳng định chân lý vững bền của sự học -->Rút ra suy nghĩ của bản thân em...
Thúy Lê Hoàng Thanh
Thúy Lê Hoàng Thanh
Trả lời 3 năm trước

... cái này mik chép ra làm 1 bài văn đc ko




Permanent Love
Permanent Love
Trả lời 15 năm trước
Hy Lạp có một quá khứ cổ xưa, với những nền văn minh rực rỡ, lâu đời nhất Châu Âu. Chính Hy Lạp là nơi sản sinh ra những kiểu kiến trúc độc đáo, những tác phẩm văn chương bất hủ, những triết gia bậc thầy lẫn những nhà khoa học như Héraclite, Pythagore, Socrate, Aristos, Platon… Có thể nói được là nền học vấn của Hy Lạp có một lịch sử rất lâu đời và rất hoàn chỉnh. Do vậy, dân tộc Hy Lạp hiểu biết rõ những giá trị mà học vấn mang lại, cũng như có nhiều kinh nghiệm về những gian khổ trong quá trình rèn luyện trau dồi, nên họ có câu ngạn ngữ: “Học vấn có những chùm rể đắng cay, nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. Chúng ta hãy đánh giá xem vấn đề này. Học tập là quá trình con người thu nhận kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng từ thầy cô, bạn bè, sách vở và chính từ cuộc sống, để biến tất cả thành cái của mình, làm hành trang hành xử trong đời sống. Để việc học có hiệu quả, con người phải đầu tư nhiều thời giờ, sức lực, tiền của và nổ lực hết mình tập trung chú ý vào học tập, rèn luyện. Chỉ để đi học thôi, nhiều người phải đi bộ trên những quãng đường dài tắp tít; phải băng rừng, lội suối, leo đồi; phải đi trong mưa nắng, trong giá rét hay dưới cái trời nóng bức; phải tranh thủ ngay cả những giờ nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả… Thêm vào đó, người học còn phải đọc thêm sách tham khảo, nghiên cứu tìm tòi, hỏi han thầy cô bạn bè, phải làm bài, học bài, phải thi cử. Rồi còn có những khó khăn do không hiểu được bài, không theo kịp bạn bè, những lúc đau ốm, mỏi mệt gây ra bao lo âu, phiền muộn. Bao nhiêu vất vả khó nhọc kia chính là những chùm rể đắng mà người học phải nếm trải. Nhưng, khi một chương trình học kết thúc, người học sẽ bước thêm một bước dài trên con đường tri thức. Họ khám phá ra nhiều điều hay trong kho tàng kiến thức nhân loại. Chỉ biết đọc thôi cũng đã là một cách biệt lớn so với những người mù chữ rồi. Vì người đó đã có thể đọc được thông tin trên báo chí để biết tin tức, hay là thưởng thức một tác phẩm văn học nào đó. Nếu theo học tiếp, người đó sẽ biết tính toán các phép toán đơn giản, biết được những định luật lý hoá đơn giản để giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Còn với những chương trình chuyên sâu hơn, người học sẽ trở thành những chuyên gia, am hiểu khá sâu trong lĩnh vực đó, và trở thành người dạy cho người khác. Họ sẽ trở thành những người có hiểu biết hơn, hữu ích hơn và được người khác quý mến hơn. Như thế, học vấn mang lại cho người học bao nhiêu điều tốt đẹp, đó chính là những hoa quả ngọt ngào. Tuy vậy, cần lưu ý rằng: hoa quả của học vấn không phải là để có địa vị cao trong xã hội, để hơn người, để được người khác phục tùng, vị nể, vì người học với mục đích như vậy là kẻ kiêu ngạo. Hoa quả ở đây là sự hiểu biết cái chân, thiện, mĩ, có đức độ. Thầy Tử Lộ cũng nói: “quân tử học dĩ tri kì đạo” - người quân tử học để hiểu rõ cái đạo. Chính vì thế, người học không những trau dồi kiến thức, mà còn phải rèn luyện nhân cách, đạo đức. Thông thường, người hiểu biết kiến thức sâu rộng và đúng đắn, là người có đạo đức và nhân cách cao đẹp. Vì người hiểu biết nhiều là người khiêm nhường, bởi học càng nhiều càng thấy mình thiếu sót; là người khôn ngoan vì biết nhìn nhận đánh giá sự việc một cách đúng đắn, hợp lý, không ba hoa, tự phụ. Do vậy, sự hiểu biết của họ được dùng để sống một cuộc sống tốt đẹp, để trình bày cho người khác hiểu, để bênh vực bảo vệ chân lý, để phục vụ đắc lực hơn. Chính vì thế, học vấn ở đây cần được hiểu rộng ra là tự rèn luyện nhân cách cho bản thân. Mỗi người ai ai cũng có những cái chưa tốt cần thay đổi sửa chữa, cái thiếu sót cần bổ sung. Tuy nhiên, để nhận ra những khuyết điểm và chấp nhận thay đổi là một điều không dễ dàng chút nào, như tục ngữ Việt Nam vẫn nói: “cái nết đánh chết không chừa”. Do đó, để hoàn thiện mình đòi hỏi ở con người nhiều nổ lực cố gắng lẫn kiên trì bền chí. Việc đó khó nhưng không phải là không làm được. Dale Cagnergine là một triết gia và bậc thầy trong lĩnh vực hùng biện của thế kỉ XX. Nhưng khi còn đi học, ông mắc tật hay mắc cỡ, không thuyết trình trước lớp được. Thế nên, ông rèn luyện hằng ngày bằng cách vừa tắm cho heo, vừa nói thật mạnh về bài thuyết trình ở lớp hôm sau. Cuối cùng, ông đã bạo dạn mạnh mẽ hơn trong những bài thuyết trình sau này. Tương tự như ngạn ngữ Hy Lạp, sách Lễ Kí chương XVIII cũng có câu: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo”. Một viên ngọc mà không được mài dũa đẽo gọt thì trở thành vô dụng, cũng như con người không có học không biết lý lẽ phải trái. Con người sống mà không biết lý lẽ, phải trái như vậy thì sống cũng vô ích cho xã hội mà thôi. Do đó, như một điều tất yếu, để “tri đạo”, để sống có ý nghĩa, sống xứng đáng là một con người, được người khác quí trọng, con người phải miệt mài học tập. Chính nhờ trải qua học tập rèn luyện nghiêm túc, con người sẽ mang một giá trị cao đẹp hơn, đáng quí hơn. Việc học tập ở đây cũng sẽ vất vả khó nhọc như viên ngọc bị dũa gọt vậy, và kết quả của quá trình rèn dũa này sẽ tạo ra những viên ngọc tốt đẹp, quí giá biết bao! Tóm lại, trong quá trình học tập, người học phải biết chấp nhận những gian khổ, không được nản chí sờn lòng. Nhưng người học phải luôn tin tưởng vào một tương lai xán lạn phía trước và tiếp tục nổ lực không ngừng để vững bước. Nhìn gương của các danh nhân, có thể nhận thấy được các vị ấy đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức, trải qua những gian khổ không sao kể xiết, đã nếm trải vị đắng của những chùm rễ học vấn như thế nào? Kết cục, các vị ấy đã được hưởng những hoa quả ngọt ngào biết chừng nào! Do vậy, chấp nhận và nếm trải những vị đắng cay là một điều tất nhiên, để đạt được hoa quả ngọt ngào sau này vậy. Theo những tâm gương đó, chúng ta vững chí kiên tâm, cố gắng không ngừng học tập trau dồi để trở thành những hoa quả tốt đẹp cho xã hội.
Trần Nhật Hào
Trần Nhật Hào
Trả lời 9 năm trước

qua hay

Đỗ Xuân Trường
Đỗ Xuân Trường
Trả lời 9 năm trước

Từ ngàn đời xưa, học vấn luôn là một vấn đề thiết yếu mà ai ai cũng quan tâm. Dù cho hàng trăm năm trước đây việc học tập còn gặp rất nhiều khó khăn vì điều kiện về nơi học tập, về trang thiết bị học tập, kiến thức chưa được trang bị đầy đủ... nhưng họ vẫn cố gắng học tập để có được kết quả như ý muốn. Và ngày hôm nay, thế hệ trẻ Việt Nam và trên thế giới tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học như những tấm gương của cha anh đi trước
Mỗi người đều có một quan niệm riêng nhưng đối với tôi, học vấn là tiếp thu những tri thức của nhân loại và là con đường mở ra một thế giới tốt đẹp hơn. Trong thời đại ngày nay, một số bạn trẻ còn lơ là việc học, cho rằng việc học không quan trọng, chẳng mang lại lợi ích mà còn phải tốn công sức, thời gian để lên lớp ngồi nghe, ghi chép lại những gì thầy cô giảng. Hoặc có nhiều bãn chỉ đến lớp cho có mặt, để gặp gỡ bạn bè, trong giờ học thì ngồi nói huyên thuyền hết chuyện này sang chuyện khác cũng như lí do trên. Đó là một ý nghĩ sai lầm, đem lại nhiều hậu quả tiêu cực mà đến khi nhận ra điều đó thì hối hận cũng đã muộn. Vì ngay lúc đó đã mất căn bản từ đầu, dù có cố gắng đến mấy cũng chỉ đạt loại trung bình hoặc khá mà thôi.
Có một câu ngạn ngữ cho rằng "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Vậy "chùm rễ đắng cay" là gì? Và "hoa quả ngọt ngào" là gì?

"Chùm rễ đắng cay", theo nghĩa đen thì có nghĩa là "rễ là một bộ phận của thực vật, ở trong đất hoặc dưới nước... vì thế mà không có chùm rễ nào mà ngọt cả". Đó chỉ là cách nói khái quát, theo cách nghĩ thông thường, nhưng còn theo cách nghĩ sâu xa, nghĩa rộng hơn trong vấn đề học tập, "chùm rễ đắng cay" có nghĩa : trên con đường học phải trải qua những khó khăn, gian nan, vất vả và thời gian, mà cũng sẽ có thất bại. Cuộc sống quanh ta có rất nhiều tấm gương vượt khó học giỏi. Có nhiều người được báo chí khắp cả nước ca ngợi, có nhiều người lại sống trong âm thầm, lăn lộn với số phận nghèo khổ của mình. Chẳng hạn như chị Thuý Duyên, học sinh trường trung học phổ thông Chợ Lách A, tỉnh Bến Tre. Thương cha mẹ, chị sớm biết lo toan. Hằng ngày, vào bốn giờ sáng, chị mang gà ra chợ bán để kiếm tiền đi học. Hay cô bé bán khoai cực khổ, khó khăn nhưng vẫn học giỏi và đậu đại học như những bạn khác. Chúng ta cũng có thể bắt gặp những cảnh tượng ngay trên những con đường, các em nhỏ đi lượm ve chai, ăn xin, dường như các em rất muốn đến trường để học tập như bao bè bạn cùng trang lứa. Đó là những khó khăn mà trên con đường học tập mắc phải.
"Hoa quả ngọt ngào", có nghĩa: dù rễ có đắng cay bao nhiêu nhưng hoa quả vẫn ngọt ngào, thanh khiết. Còn với nghĩa rộng hơn, cũng trong việc học tập "hoa quả ngọt ngào" là những thành công, kết quả đạt được trong quá trình học tập vất vả, miệt mài, cố gắng. Cho dù trên con đường học tập đã có nhiều lần vấp ngã và sai lầm, chúng ta cố gượng dậy thì sau này sẽ đem lại cho ta nhiều lợi ích. Vậy tóm gọn cả câu "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào" mang ý nghĩa : Học vấn là con đường tiếp thu tri thức của nhân loại, nhưng nếu với sự nổ lực và cố gắng thì dù gặp khó khăn đến đâu chúng ta sẽ có được những kết quả thật tốt đẹp. Một ví dụ thật điển hình là thầy Nguyễn Ngọc Kí, dù bị mất cả hai tay nhưng thầy vẫn miệt mài tập viết bằng đôi chân của mình, không chỉ tập viết bằng hai tay mà thầy còn có thể làm những công việc khác bằng chân. Và bây giờ thầy đã trở thành một nhà giáo ưu tú, luôn được mọi người nhắc đến. Hay là chị Trần Thị Hoan, khi sinh ra với đôi chân và cánh tay trái cụt quá nửa. Thật may mắn hơn chị đã gặp được một nhà báo tốt bụng đã đưa chị đến làng Hoà Bình, cùng với sự tài trợ của mọi người, chị được đi ra nước ngoài làm chân giả. Nhưng thử thách lớn nhất là khi đến trường cùng học với những học trò bình thường khác. Chị cảm thấy mặc cả với số phận của mình, nhưng rồi chị cũng vượt qua, và hiện nay chị đang là sinh viên của một trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy chúng ta hãy cùng cố gắng học tập thật tốt ngay từ bây giờ trước khi quá muộn, và nổ lực hơn nữa để đạt được kết quà như mong đợi.

Như vậy, chúng ta đã hiểu thêm một nghĩa nữa của học vấn. Nó không chỉ là tiếp thu kiến thức của nhân loại mà còn có những kết quả tốt đẹp nếu có sự nổ lực và cố gắng. Chúng ta hãy cùng nhau học tập thật tốt để có những thành công cho riêng mình và không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, thầy cô.