Máy ảnh (Digital Single Lens Reflex) nên mua của hãng nào ai tư vấn giúp mình??

Nguyen Ha My
Nguyen Ha My
Trả lời 15 năm trước
Hiện nay giá các máy DSLR (Digital Single Lens Reflex) của các hãng đã giảm khá nhiều so với cách đây 2-3 năm. Một số máy DSLR dành cho người mới chơi có giá không hơn một máy ảnh kỹ thuật số DC (Digital Camera) là bao nhiêu. Với ưu thế hơn hẳn vể chất lượng ảnh và hệ thống quan học phong phú, DSLR ngày càng thu hút sự quan tâm không chỉ của giới chuyên nghiệp mà cả dân nhiệp dư... Bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng thể về hệ thống SLR của 5 hãng lớn và phổ biến nhất hiện nay.5 hãng lớn và phổ biến nhất tôi muốn đề cập đến ở đây là Canon , Nikon/Fuji , Olympus/Panasonic/Leica , Konica Minota/Sony và Pentax/Samsung . 1. Canon Canon là hãng máy ảnh và ống kính lớn nhất thế giới, cả máy DSLR lẫn máy Digicam . Ngoài máy ảnh và ống kính, Canon còn nổi tiếng trong lãnh vực máy văn phòng, linh kiện bán dẫn ... Về thân máy DSLR, Canon có đủ chủng loại từ dòng chuyên nghiệp ( 1D/1Ds series ) , dòng bán chuyên nghiệp ( 5D ), dòng nghiệp dư nhiều tính năng ( xxD series ) , đến dòng nghiệp dư cho người mới chơi ( XXXD series ). Ưu điểm vượt trội của máy ảnh Canon so với các hãng khác là hình ảnh có độ mịn tốt ở ISO cao, tốc độ canh nét rất nhanh ( khi dùng với ống kính có USM ) , menu thân thiện, dễ sử dụng, giá cả tương đối dễ chịu. Về ống kính, Canon có đầy đủ các loại ống kính phục vụ cho các nhu cầu nhiếp ảnh khác nhau, có giá cả trải rộng từ mức rất cao ở các ống kính chuyên nghiệp ( ống kính L ) đến dễ chấp nhận ( các ống kính kit zoom , các ống kính fixed non L ). Chất lượng quang học của ống kính Canon rất tốt ( nhất là các ống kính L ) . Các công nghệ như động cơ lấy nét siêu nhanh ( Ultra Sonic Motor , USM ) , ổn định hình ảnh ( Image Stabilizer , IS ) đã đưa Canon lên hàng đỉnh cao thế giới. Tuy nhiên, với Canon, bạn khó lòng mong đợi nhiều ở các ống kính giá rẻ. 2. Nikon/Fuji Nikon là hãng máy ảnh và ống kính lớn thứ 2 thế giới, sau Canon . Không giống Canon, Nikon là hãng chuyên sản xuất các thiết bị quang học. Về thân máy DSLR, Nikon cũng có đủ chủng loại từ dòng chuyên nghiệp ( D1,D2 series ) , dòng bán chuyên nghiệp ( Dx00 series ), dòng nghiệp dư nhiều tính năng ( D70/D80 series ) , đến dòng nghiệp dư cho người mới chơi ( D40/D50 series ). Thân máy Nikon nổi tiếng ở thiết kế nhìn hầm hố, menu được bố trí rất chuyên nghiệp, các chức năng hay sử dụng đều có nút bấm riêng. Hình ảnh từ máy Nikon có màu sắc rực rỡ, khá mịn ( tuy không bằng Canon ) . Ống kính Nikon nổi tiếng thế giới xưa nay về chất lượng quang học. Tuy áp dụng chậm hơn Canon , nhưng các công nghệ lấy nét êm ( Silent Wave , SW , tương tự USM của Canon ) , giảm rung ( Vibration Reduction , VR , tương tự IS của Canon) cũng đã đưa Nikon lên hàng đỉnh cao thế giới. Giá cả ống kính Nikon nhìn chung đắt hơn Canon một chút. Tuy nhiên, Nikon có những ống kính giá mềm nhưng chất lượng rất tốt . Fuji là hãng sản xuất film chụp ảnh lớn nhất thế giới. Từ năm 2001, Fuji bắt đầu sản xuất thân máy DSLR sử dụng ống kính Nikon. Khởi đầu từ S1 Pro đến model mới nhất là S5 Pro, Fuji cũng đã dành được sự ủng hộ rất lớn từ các nhiếp ảnh gia chuyên chụp studio, đám cưới. Ưu điểm của thân máy Fuji là hình ảnh có dynamic range lớn ( nhờ công nghệ Super CCD ), màu sắc đẹp ( nhất là màu da ) rất phù hợp chụp đám cưới. Nhược điểm của thân máy Fuji là có giá thành cao ( hơn 1,5 lần so với Nikon cùng loại ) , tốc độ xử lý chậm ( do kích thước file ảnh lớn ) , độ bền của thân máy kém ( ngoại trừ S5 Pro sử dụng thân máy Nikon D200 ) . Olympus được xem là hãng đứng thứ 3 trong "The Big Fives". Khởi đầu , Olympus là hãng chuyên sản xuất các thiết bị quang học như Nikon. Olympus nổi tiếng thế giới về các thiết bị y khoa, kính hiển vi điện tử... 3. Olympus/Panasonic/Leica Ở Việt Nam, máy ảnh hiệu Olympus rât được người dùng lớn tuổi ưa chuộng, do họ vốn biết tiếng Olympus trong các lãnh vực khác. Trong lãnh vực thiết bị nhiếp ảnh, hệ thống Olympus được đánh giá cao nhất ở khả năng chụp macro : các ống kính Olympus có chất lượng quang học rất tốt, các phụ kiện để chụp macro của Olympus gần như không có hãng nào qua mặt được. Ngay khi bước sang lãnh vực kỹ thuật số, các máy DSLR của Olympus được tích hợp hệ thống Live View rất sớm. Với Live View , việc chụp Macro trở nên hết sức dễ dàng và chính xác. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, hệ thống DSLR của Olympus cũng có khá nhiều hạn chế: hệ số nhân tiêu cự lớn ( 2x) , bộ cảm biến ảnh khá nhỏ dẫn đến ảnh bị noise nhiều , hạn chế trong việc sử dụng ống kính góc rộng, khung ngắm nhỏ và tối... Ngoài ra, Olympus cũng chưa có nhiều lựa chọn cho người dùng chuyên nghiệp ( dòng máy E-1 đã quá lỗi thời) và giá thành của ống kính cũng như các phụ kiện là khá cao. Panasonic là một trong những hãng điện tử hàng đâu thế giới. Bắt đầu tham gia hệ thống 4/3 cùng Olympus từ năm 2004, đến nay, Panasonic mới chỉ có 1 thân máy DSLR duy nhất là DMC L1. L1 , do sử dụng chung mount 4/3 nên dùng được các ống kính Zuiko digital của Olympus, và đặc biệt, ống kính kit của L1 là ống Leica 14-50 mm F2.8-F3.5 O.I.S được đánh giá rất cao. Ngoài ra, thân máy L1 tuy được sản xuất dựa trên thân máy E-330 của Olympus, nhưng được thiết kế lại để việc sử dụng được dễ dàng và thuận tiện hơn. Nhược đểm của Panasonic L1 là ngoài các nhược điểm của Olympus , thân máy L1 còn có giá khá cao. Leica, hãng máy ảnh và ống kính lừng danh thế giới, nhưng trong mặt trận kỹ thuật số , Leica chưa bao giờ thể hiện được đúng vị trí của mình. Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số hiệu Leica đều là các đời của Panasonic ( ngoại trừ M8, module digital R...) . Leica lấy máy của Panasonic về, tinh chỉnh lại theo tiêu chuẩn riêng của mình rồi thay đổi hiệu từ Panasonic sang Leica. Tiêu biểu là Leica Digilux 3 chính là Panasonic L1. Hiện nay, Leica đang tiến hành nghiên cứu sản xuất thêm ống kính cho hệ thống 4/3. Đây là tin vui chung cho tất cả người dùng hệ thống 4/3, dù giá cả chắc chắn sẽ không mềm tí nào. 4. Konica Minolta/Sony Minolta, trong giai đoạn thập niên 70,80 , được coi là hãng sản xuất máy ảnh có nhiều sáng tạo nhất. Các tính năng của máy ảnh Minolta thời đó đến nay vẫn còn được ứng dụng rộng rãi trong máy ảnh của nhiều hãng khác nhau. Những năm 80 là giai đoạn cực thịnh của Minolta. Lúc đấy, Minolta chỉ đứng sau Nikon trong lãnh vực máy ảnh. Tuy nhiên, Minolta đã không thể giữ được vị trí của mình lâu. Việc theo đuổi quá nhiều cải tiến mới, xa rời nhu cầu thực tế của người tiêu dùng đã dẫn đến kết cục không có hậu cho Minota. Năm 2003, Minolta sát nhập với Konica, một hãng sản xuất film chụp ảnh lâu đời cũng của Nhật Bản , bắt đầu tiến hành sản xuất máy ảnh DSLR. Sản phẩm đầu tiên, Konica Minolta Dynax/Maxxum 7D , đã gây được tiếng vang khá lớn , khi lần đầu tiên , một máy ảnh DSLR được trang bị cơ cấu giảm rung trong thân máy bằng cách dịch chuyển bộ cảm biến ( CCD shift ). Như thế, tất cả các ống kính gắn được vào DSLR 7D đều có chế độ giảm rung, không như Canon hay Nikon, chỉ có một số ống kính đắt tiền mới được trang bị giảm rung. Tuy nhiên, với giá thành cao, Konica Minolta 7D đã không thu hút được nhiều người dùng mới. Sản phẩm tiếp theo, thân máy DSLR 5D của Konica Minolta , thực chất là 7D giản lượt bớt vài tính năng , có giá thành dễ chấp nhận đã thu hút được một lượng người dùng mới tương đối. Giữa năm 2005, Konica Minolta thông báo sẽ cùng Sony tham gia phát triển máy DSLR. Thực chất, đây là mở đầu cho quá trình rút lui của Konica Minolta khỏi lãnh vực máy ảnh kỹ thuật số. Đến tháng 1 năm 2006, Konica Minolta thông báo đã bán toàn bộ bộ phận kỹ thuật thiết bị nhiếp ảnh của mình cho Sony và cho đến tháng /2006 thì Sony thông báo phát triển hệ thống DSLR Alpha với thân máy đầu tiên là Sony Alpha 100. Alpha 100 chính là thân máy kế tiếp sau 5D của Konica Minolta, với thiết kế , cách sử dụng giống y như 7D và 5D, ngoại trừ bộ cảm biến CCD 10 Mpx và chip xử lý mới Bionz của Sony. Alpha 100 vẫn sử dụng mount Alpha của Minolta, tức là sẽ sử dụng được toàn bộ hệ thống các ống kính canh nét tự đông của Minolta. Một điều rất hấp dẫn và thú vị là Carl Zeiss, hãng sản xuất ống kính lừng danh thế giới , sẽ tiếp tục phát triển ống kính cho hệ thống Sony Alpha. Đây cũng là tin vui cho những người sử dụng Konica Minolta . Những đời máy Alpha kế tiếp của Sony cũng đang trên đường ra mắt công chúng. Pentax là một trong những hãng sản xuất thiết bị chụp ảnh lâu đời của Nhật Bản. Tuy nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử của hãng, sản phẩm của Pentax (trước là Asahi Pentax) luôn nhắm vào người tiêu dùng bình dân. 5. Pentax/Samsung Bước sang trận chiến kỹ thuật số cũng thế, Pentax chưa bao giờ có được một thân máy DSLR thực sự chuyên nghiệp để có thể so sánh được với Canon hay Nikon. Tuy nhiên, giá cả luôn là mặt mạnh của Pentax. Pentax có nhiều ống kính chất lượng khá tốt với giá cả phải chăng. Ngoài ra, Pentax còn có 1 kho ống kính lấy nét tay chất lượng rất tốt mà giá cả thì lại rất mềm. Thân máy mới nhất của Pentax là K10D, với nhiều tính năng chuyên nghiệp nhưng lại có giá ngang với những dòng máy thấp hơn của các hãng khác, đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Ngoài ra, Pentax có nhiều thân máy DSLR và ống kính nhỏ gọn một cách đặc biệt. Đây là điều lý tưởng cho những ai hay đi du lịch quan tâm đến sự gọn nhẹ. Samsung , cũng như Panasonic, là một trong những hãng điện tử lớn nhất thế giới. Samsung tham gia vào thị trường máy ảnh số từ năm 2002, nhưng mãi đến năm 2006, Samsung mới cho ra thân máy DSLR đầu tiên. Đến thời điểm hiện tại thì Samsung đã có 3 máy DSLR là GX-1S, GX-1L và GX-10 , tất cả đều là thân máy DSLR của Pentax được đóng mác Samsung. Một điều thú vị là, ống kit của Samsung được sản xuất bởi Schneider Kreuznach , hãng ống kính nổi tiếng thế giới của Đức chuyên sản xuất ống kính cho máy ảnh khổ lớn. Không biết mối lương duyên của Samsung và Schneider sẽ đi đến đâu, khi mà hiện nay ống kính Schneider cho Samsung vẫn rất hiếm, mặc dù đã có thông báo sẽ có thêm ống kính được ra đời. 6. Chọn lựa hãng máy ảnh DSLR nào? Ý kiến của chuyên gia Bên trên là các thương hiệu máy ảnh DSLR phổ biến trên thế giới. Sau đây là góp ý của người viết về việc chọn lựa máy của hãng nào: Chọn Canon: nếu bạn có ý định gắn bó lâu dài với nhiếp ảnh. Canon có đầy đủ sản phẩm từ chuyên nghiệp nhất đến bình dân nhất. Tuy nhiên, với Canon, tiền nào của nấy. hãy trông chừng cẩn thận hầu bao của bạn. Ưu thế vượt trội của Canon là trong lãnh vực ảnh thể thao, ảnh phóng sự , nơi mà tốc độ canh nét và độ mịn ảnh ở ISO cao đóng vai trò quyết định. Chọn Nikon: giống Canon, nếu bạn có ý định gắn bó lâu dài với nhiếp ảnh. Nikon cũng có đầy đủ sản phẩm từ chuyên nghiệp nhất đến bình dân nhất. Các máy Nikon nhìn chung thiết kế nhìn "hầm hố" hơn Canon. Nikon có một số ống kính chất lượng khá với giá thành rẻ, công với 1 kho ống kính canh nét tay, trong đó, nhiều ống thuộc hàng huyền thoại của thế giới. Hệ thống đo sáng và đo sáng đèn flash của Nikon là không có đối thủ. Tuy nhiên, ống kính để tận dụng được ưu thế trên lại khá tốn tiền. Chọn Olympus: nếu bạn đam mê chụp ảnh Macro, hoặc bạn hâm mộ thương hiệu Olympus. Còn không, với khung ngắm nhỏ, ống kính chưa phong phú và giá cả chưa hợp lý, ảnh noise nhiều ở ISO cao, xem ra Olympus không phải lựa chọn hợp lý cho người mới tham gia. Panasonic và Leica, nếu bạn hâm mộ 2 thương hiệu này, và bạn có tiền. Chọn Konica Minolta/Sony : nếu bạn đam mê chụp ảnh và không có nhiều kinh phí. Có rất nhiều ống kính Minolta chất lượng rất tốt mà giá cả lại rất phải chăng. Sony Alpha 100 là một thân máy DSLR tốt. Là người mới tham gia, nếu bạn không bị quá ảnh hưởng bởi thương hiệu ( Canon, Nikon ) thì Konica Minolta/Sony là một lựa chọn tuyệt vời. Chọn Pentax/Samsung : nếu bạn thích sự gọn nhẹ và bạn hâm mộ 2 thương hiệu này. Máy mới nhất của Pentax là K10D thu hút được khá nhiều sự chú ý, ống kính Pentax chất lượng cũng rất tốt nhưng giá cả ở Việt Nam chưa phải là rẻ. Nếu bạn mua được một máy ảnh DSLR Samsung, bạn có nhiều cơ hội trở thành người được chú ý nhất khi tham gia các chuyến giao lưu nhiếp ảnh. Bài viết của tác giả 7bua trên trang www.tintucvienthong.com