Cách chụp ảnh đón Giáng Sinh ?

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 12 năm trước

Muốn có những tấm ảnh đẹp cũng như lưu lại nhiều khoảnh khắc đáng yêu của cuộc sống, bạn cần làm quen với các khái niệm và kỹ thuật cơ bản của bộ môn nhiếp ảnh.

Bên cạnh đó, để sở hữu những tấm ảnh ấn tượng là một điều không dễ. Bạn cần có lòng đam mê và sự thuần thục khi sử dụng máy ảnh. Đầu tiên, hãy tham khảo những kiến thức cơ bản sau:

Bản chất của chụp ảnh là sự phơi sáng. Máy ảnh là một hộp tối. Khi bấm nút chụp ảnh, một cánh cửa mở ra để ánh sáng bên ngoài đi vào qua ống kính. Ánh sáng tác động vào film (hay sensor đối với máy kỹ thuật số) để tạo ra hình ảnh.

Bạn cứ hình dung film là một vật thu sáng và lượng ánh sáng film thu được, còn gọi EV (Exposure value), quyết định độ sáng của tấm ảnh. Độ sáng của ảnh chịu ảnh hưởng từ các yếu tố:

Khẩu độ (Độ mở ống kính)

Khẩu độ là độ mở của ống kính, là phần điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính. Khẩu độ ảnh hưởng tới độ nét, độ sâu trường ảnh. Cấu tạo bộ phận này gồm các tấm lá mỏng ghép lại tạo ra khe hở dạng hình tròn có thể điều chỉnh được.

Đơn vị đo khẩu độ là f-stop, được tính bằng tỉ lệ giữa tiêu cự ống kính và đường kính của lỗ hổng lọt sáng tương ứng với tiêu cự đó. Tiêu cự là khoảng cách từ tấm film hay sensor đến tâm điểm của thấu kính. Ví dụ, một ống kính có tiêu cự 50mm, đường kính lỗ mở là 17,9mm, f-stop = 50/17,9 = 2,8, gọi tắt là f2,8.

Như vậy, f-stop càng bé thì độ khẩu càng mở lớn, ảnh càng sáng. Ngược lại, khẩu độ càng đóng nhỏ, ảnh sẽ tối. Tuy nhiên, nếu muốn xóa phông, hậu cảnh, khẩu độ phải lớn. Nếu ảnh cần sự sắc nét, bạn phải điều chỉnh P-stop càng cao.

Tập tành chụp ảnh đón Giáng Sinh, Eva Sành điệu, tap chup anh, chup anh, meo chup anh, eva sanh dieu, kinh nghiem hay, bao phu nu,
Khi không rành về chụp ảnh, bạn nên dùng chế độ chụp tự động
(trên máy kí hiệu P).

Tốc độ chụp

Tốc độ cửa trập là một thuật ngữ trong nhiếp ảnh, nó chỉ tốc độ chụp một bức ảnh nhanh hay chậm. Nếu chụp những vật thể chuyển động nhanh như xe đua hay vận động viên, tốc độ nhanh cho phép “đóng băng” khoảnh khắc chuyển động. Nếu dùng tốc độ chậm để chụp vật thể chuyển động nhanh sẽ làm mờ ảnh.

Khi không rành về chụp ảnh, bạn dùng chế độ chụp tự động (trên máy kí hiệu P). Tuy nhiên, nếu muốn ảnh sắc nét, nét sâu khi chụp phong cảnh, kiến trúc hay chụp chân dung, xóa phông…, bạn dùng chế độ AV.

Nếu chụp chế độ TV, bạn có thể chụp với tốc độ nhanh để “đóng băng” một chuyển động của vật thể di chuyển nhanh hoặc chụp với tốc độ chậm để tạo động cho ảnh. Ví dụ, bạn chụp một cụ già đang ngồi quạt cho cháu ngủ, nếu tốc độ chụp chậm, bàn tay quạt sẽ bị nhòe. Bức ảnh sẽ sinh động như thấy được cụ già đang quạt cho cháu.

Khi trời tối, để ảnh rõ nét, bạn chụp tốc độ chậm. Vì vậy, nếu cầm máy ảnh, tay sẽ rung khiến ảnh dễ bị nhòe. Bạn nên chụp trên chân ba càng. Chụp ảnh ban đêm thường phải chụp với flash, bạn cần lưu ý với tốc độ chụp. Nếu tốc độ quá nhanh, hậu cảnh càng tối, với tốc độ chậm, hậu cảnh càng sáng.

Khi muốn chụp những tòa nhà trang trí trong đêm Giáng sinh, nếu bạn sử dụng flash, hậu cảnh sẽ tối không có màu như mắt thường nhìn thấy. Trong trường hợp này, bạn cần hạ tốc độ chụp, không dùng flash, cảnh trang trí sẽ hiện rõ trên ảnh.

Các chế độ chụp căn bản


Trên máy ảnh chụp bán chuyên nghiệp hay chuyên nghiệp đều có bốn chế độ chụp: Program, Shutter speed – Priority, Apeture – Priority, Manual.

Ngoài ra, trên máy còn các chế độ chụp tự động khác như chụp thể thao, chụp phong cảnh,… bạn có thể xem hướng dẫn đi kèm theo máy. Dưới đây là 4 chế độ chụp sẽ giúp bạn tìm hiểu được các chế độ chụp ảnh một cách cơ bản nhất:

- Program: Ký hiệu là P. Với chế độ này, máy sẽ tự điều chỉnh các thông số tốc độ và khẩu độ. Bạn chỉ cần lấy nét và chụp.

- Shutter speed – Priority: Ký hiệu là S hay TV. Với chế độ này, bạn sẽ chọn tốc độ chụp, máy sẽ tự động chọn khẩu độ tương ứng.

- Apeture – Priority: Ký hiệu là A hay AV. Bạn sẽ chọn khẩu độ, còn tốc độ chụp sẽ do máy tự điều chỉnh. Tuy nhiên, ánh sáng thiếu có thể khiến ảnh bị nhòe.

- Manual: Ký hiệu là M. Bạn phải tự chỉnh bằng tay các thông số chụp khẩu độ và tốc độ. Nên chọn chế độ này khi bạn có ý muốn chụp ảnh trong điều kiện dư sáng hay thiếu sáng.

trần anh đức
trần anh đức
Trả lời 12 năm trước

Với những mẹo nho nhỏ này, chỉ cần một chiếc máy ảnh bình dân bỏ túi hoặc điện thoại có camera bạn cũng có thể có được những tấm ảnh đáng yêu nhân mùa Giáng Sinh.

Nên chụp khi còn ánh mặt trời

Lúc trời chập choạng tối là thời khắc dễ dàng thể hiện được sự lung linh trong những tấm ảnh. Bạn nên tới nơi chụp ảnh sớm hơn một chút để vừa có thể chuẩn bị trước khi “bắt” được thời khắc ánh sáng hoàn hảo nhất, vừa có thể có được những khoảng khắc “ít người” vì lúc đó mọi người vẫn chưa tụ tập đông đúc.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là ở khu vực chụp ảnh, người phụ trách ánh sáng thường chờ đến lúc tối hẳn mới bật đèn vì lý do tiết kiệm. Nếu phải bật đèn flash, bạn nên hạn chế ánh sáng của nó để không quá dư sáng.

Hãy đưa bầu trời vào trong bức ảnh

Hãy “thu xếp” để đưa thật nhiều khoảng trời vào trong khung hình. Để làm được điều này, bạn nên chụp ảnh từ một vị trí thấp. Và một lần nữa, nếu đến sớm, bạn sẽ dễ dàng chọn được góc chụp có ánh hào quang khi hoàng hôn vừa buông xuống.

Chuyển chế độ chụp

Bạn nên chụp ảnh với chế độ cân bằng trắng Tungsten. Lúc này, ánh sáng dư sẽ chuyển sang màu xanh dương, tạo cảm giác trời sâu hơn, đẹp hơn. Kèm theo đó, ánh đèn cũng chuyển sang màu xanh ngọc nên bức ảnh của bạn sẽ rất lung linh.

Cố định máy ảnh

Bạn nên giữ chắc tay khi chụp vì chụp trong tối rất dễ nhòe hình. Bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của chân máy (tripod) để có bức hình đẹp hơn, hoặc gờ tường, bờ tường, cột hoặc vật cố định nào gần đó.

Chụp thật nhiều

Thông thường, ánh sáng lúc hoàng hôn chập choạng sẽ có một thời khắc giao hòa, khiến mọi thứ xung quanh rất lung linh và đẹp. Bạn chỉ có thể có khoảng mươi phút để nắm bắt khoảnh khắc này nên hãy tranh thủ chụp thật nhiều. Nên nhớ, cơ hội không phải lúc nào cũng có, hãy biết nắm bắt.