Ngành giày dép Việt Nam cần làm gì trong thời kì hiện nay?

Cách mạng công nghiệp 4.0 được các chuyên gia kinh tế ví von là cuộc cách mạng công nghiệp chắp cánh cho 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, giúp năng suất tăng lên đáng kể nhờ khoa học kĩ thuật nhưng chu kì sản phẩm lại ngắn đi nhiều so với hiện nay.

>>Xem thêm: https://giaynam360.com/details/phoi-do-hop-thoi-trang-voi-giay-luoi-nam.html

Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ như một cơn bão, hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho ngành giày dép Việt Nam. Theo đó, công nghiệp 4.0 giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới, tiếp tục tái cơ cấu, từ bỏ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún với các cơ sở sản xuất giày dép chỉ chạy theo sản xuất số lượng. Sức ép từ cuộc cách mạng lần này sẽ thúc đẩy Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam thay đổi thể chế, chính sách để bắt kịp với các nền kinh tế khác trên thế giới. Tuy nhiên lợi thế lao động giá rẻ sẽ dần mất đi khi máy móc sẽ thay thế rất nhiều công việc của con người trong quá trình sản xuất giày dép.

Tại Việt Nam, trong lĩnh vực sản xuất các loại giày dép giản đơn, công nhân sẽ bị thay thế bằng hệ thống dây chuyền tự động có năng suất lao động cao hơn 500% so với người bình thường. Chứng thực điều này, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 thừa nhận, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, riêng ngành dệt may, dự báo sẽ có 86% lao động trong ngành dệt may và da giày sẽ thất nghiệp do khả năng cạnh tranh của máy móc.

>>Tham khảo: https://giaynam360.com/details/giay-da-nam-cong-so-gia-re-hang-hieu-tai-tphcm.html

Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã đến giới hạn tự nhiên, nên nếu không cải cách, thay đổi thì nền kinh tế vốn nhỏ lẻ, chính sách kiểu hành chính, động lực doanh nghiệp chạy theo chênh lệch giá, dựa vào các điều kiện sẵn có tự nhiên… chắc chắn ngành giày da Việt Nam sẽ gặp thách thức rất lớn và sẽ sớm phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thực sự. Muốn bắt kịp công nghiệp 4.0 phải có sự đột biến. Công cụ để tạo ra sự đột biến không phải là người dân mà là bàn tay vô hình của chính quyền của Nhà nước và chỉ có Nhà nước mới tạo ra những đột biến.

Để bắt kịp được cách mạng công nghiệp 4.0 cần 4 yếu tố: Thứ nhất là thể chế và lãnh đạo, trong đó vai trò người đứng đầu rất quan trọng; thứ hai là hệ thống giáo dục, đào tạo, kỹ năng mới và nhân lực số; thứ ba là thể chế thúc đẩy sáng tạo và trong sáng tạo thì các doanh nghiệp sản xuất giày dép phải là trung tâm, tức tính thực dụng phải rất cao; thứ tư là an ninh mạng, an ninh kết nối.

Nhìn từ việc đa số lao động ngành dệt may, da giày sẽ thất nghiệp, máy móc không thể sản xuất các mẫu giày tinh xảo, không thể quyết định xem có nên thay thế thị trường hay không… Điều đó cho thấy, nếu hiểu biết về công việc thì con người vẫn còn chỗ đứng. Cách mạng công nghiệp 4.0 không phải thứ gì cao siêu trên trời, mà từ nông nghiệp, người bán hàng cho đến ngân hàng hoàn toàn có thể thực hiện ngay cách mạng 4.0. Dù vậy, để “đón sóng” được cách mạng 4.0 cần sự thay đổi chính sách, cơ chế, cần sự tái cơ cấu đổi mới mạnh mẽ từ Chính phủ.

Chưa có câu trả lời nào