Phân biệt giầy Converse thật, giả?

Các bạn cho mình hỏi giầy converse ở parkson hà nội có chất lượng không, mình định mua một đôi 1,2 tr, hàng lởm thì toy. Mình cảm ơn nhiều

pq
pq
Trả lời 12 năm trước

Cách phân biệt giày Converse thật - giả

Giày bata Converse từ lâu đã đi vào lòng giới trẻ như một thương hiệu sành điệu, trẻ trung và năng động. Tuy nhiên do giá hàng hiệu khá cao từ 500.000 – 1.400.000 đồng/đôi,nên giày nhái được dịp nở rộ . Sau đây là vài cách giúp bạn phân biệt hàng thật và nhái.

Thông thường, hàng nhái trên thị trường có nhiều loại, từ 100.000 – 150.000 đồng là hàng nhái kiểu thông thường, nhìn vào có thể biết ngay. Loại từ 200.000 – 300.000 đồng là hàng nhái rất giống thật, mô phỏng từ kiểu dáng, bao bì đến cả sản phẩm tặng kèm như vớ, móc điện thoại.

Loại này được bán gần với giá hàng thật, hoặc thấp hơn 20 – 30%, với đủ lý do như người nhà làm trong xưởng Converse, hàng giảm giá qua mùa… để bán được hàng.

Tuy nhiên, hàng nhái dù cao cấp đến đâu vẫn bộc lộ rất nhiều “điểm yếu”. Bạn hãy xem qua những lưu ý này để yên tâm mua đúng hàng thật, khi không thể đến trực tiếp showroom của Converse nhé.

1.Logo thân giày

Hàng thật: Logo hàng thật in rõ nét với chữ ký Chuck Taylor
Hàng nhái: Logo in mờ và thay đổi vài chữ trên logo giày.

2.Mũi giày

Hàng thật: Mũi giày mịn, các đường hoa văn rõ nét.
Hàng nhái: Các đường vân không rõ nét, mũi giày dễ bị biến dạng do làm bằng cao su không đạt chất lượng.

3.Logo lưỡi giày

Hàng thật: Chuẩn, sắc nét
Hàng nhái: Mờ, vải dệt xấu không đạt chuẩn

4.Tem lưỡi giày

Hàng thật: Chữ rõ ràng, màu in sắc nét
Hàng nhái: Mực in kém, dễ nhòa, dễ phai.

5.Lót đế trong


Hàng thật: Được dán dính với đế giày, mực in rõ ràng, sắc nét.
Hàng nhái: Dùng tay cào nhẹ mực sẽ bị lem màu.

6.Gót giày


Hàng thật: Gót giày chữ nổi 3D (chỉ có ở Việt Nam).
Hàng nhái: Gót giày của nước ngoài hoặc hàng giả in chìm.

7.Chỉ viền ngoài

Hàng thật: Lớp giữa hai lớp cao su sẽ là một lớp vải tăng cường, hàng giả không thể nhái theo được.
Hàng nhái: Chất lượng rất tệ, do hạn chế giá thành nên gia công kém, không có lớp tăng cường.

8.Nhận biết đế thật:


Hàng thật: Góc phải của đế có dấu chấm nhỏ.
Hàng nhái: Hàng nhái sẽ bỏ qua dấu hiệu này.

9.Hộp giày


Hàng thật: Có dấu QC của xưởng sản xuất.
Hàng nhái: Hàng nhái thường thiếu dấu này.

10.Giấy gói


Hàng thật: Giấy gói có in logo mờ
Hàng nhái: Giấy gói xấu hoặc trắng trơn.

11.Thẻ treo giày


Hàng thật: Hàng thật luôn có 2 thẻ treo (1 của Chuck Taylor và 1 của xưởng sản xuất)
Hàng nhái: Thường không có hoặc không đủ hai loại này.

Để chắc chắn hàng thật, bạn nên tìm mua giàyConverse tại các showroom chính hãng, ở Vincom là yên tâm rùi bạn nhé.

Truong Thanh
Truong Thanh
Trả lời 12 năm trước

Cách phân biệt giày giả và giày thật:

Các Phân Biệt Giày Nike Thật Và Nike Giả

Tại đây, ông gặp gỡ một sinh viên khoa thiết kế đồ họa có tên Carolyn Davidson, người đang được giao nhiệm vụ trang trí lại hành lang của trường. Sau khi xem Carolyn làm việc, Knight đề nghị trả cho cô mức lương 2 USD/giờ để cô làm một số mẫu thiết kế cho công ty nhỏ của ông. Ban đầu chỉ là một số bảng biểu, sau đó Knight yêu cầu cô thử trang trí cho sản phẩm giày thể thao. Ông muốn có một hình ảnh thật mới lạ và gợi đến một chuyển động trên mẫu sản phẩm mới của công ty. Trong vô số những biểu tượng mà Carolyn chuẩn bị, Knight đã chọn Swoosh. Ông nói: “Tôi vẫn cảm thấy chưa ưng ý nhưng có thể dần dần tôi sẽ thích”. Tất cả những gì Carolyn được trả cho việc sáng tạo ra Swoosh là khoản tiền 35 USD.


Cũng trong năm này, cái tên Nike cũng lần đầu tiên xuất hiện. Người phát hiện ra nó là nhân viên duy nhất của công ty, Jeff Johnson. Trong giấc mơ, anh thấy Nike – nữ thần chiến thắng của người Hy Lạp – gọi tên mình. Ngay khi nghe Johnson kể lại câu chuyện này, Hội đồng quản trị 3 người đã quyết định đổi tên công ty thành Nike thay vì dùng cái tên “Chiều thứ 6” do Knight nghĩ ra.

Đã có tên mới, sản phẩm mới, biểu tượng mới nhưng khó khăn về vốn vẫn tiếp tục là vật cản trên con đường thăng tiến của công ty. Đúng lúc đó Knight nghĩ ra một biện pháp huy động vốn mới rất hiệu quả. Ông không vay tiền từ các ngân hàng Mỹ mà mượn danh một công ty thương mại Nhật Bản để vay vốn của các ngân hàng nước này rồi dùng số tiền đó nhập các lô hàng từ Onitsuka Tiger.


Năm 1972, Nike có một bước tiến nhảy vọt khi hãng giành được quyền cung cấp trang thiết bị thể thao cho các vận động viên trong đội dự tuyển Olympic Mỹ. Một năm sau, thương hiệu Nike được cả nước Mỹ biết đến khi nhà vận động viên điền kinh Steve Prefontaine về đích đầu tiên trong đôi giày mang nhãn Nike. Theo dòng thời gian, Nike đã trở thành biểu tượng quen thuộc không chỉ trong làng thể thao Mỹ mà còn trong hàng tỷ người tiêu dùng cũng như vận động viên trên toàn thế giới với đại diện là những tên tuổi sáng giá như Michael Jordan, Tiger Woods, Gabrielle Reese hay Andre Agassi.


Nếu nói về đội ngũ chuyên gia nghiên cứu công nghệ để ứng dụng vào sản phẩm thì có lẽ không hãng nào có thể so sánh với Nike. Hiện số lượng chuyên gia này của Nike đã lên đến gần 2500 nhân viên, gấp 4 lần so với các chuyên gia của Reebook và gấp 2 so với Adidas. Mặc dù tổng số tiền đầu tư cho nghiên cứu công nghệ của Nike vẫn luôn được giữ bí mật nhưng theo 1 số nguồn tin thì khoảng 10% lơi nhuận. Trong năm 2009, Nike tung ra thị trường gần 150 sản phẩm mới, trung bình mỗi tuần có hơn 2 sản phẩm mới ra đời. Hầu như thanh niên nào từ độ tuổi 15 đến 18 tuổi tại Châu Âu và Châu Mỹ đầu có ít nhất 1 đôi giầy của Nike. Mỗi khi sản phẩm mới ra đời, những chiếc giầy Nike cũ lại bị vứt xó để dành cho việc “thưởng thức” những đôi giầy hiện đại hơn. Chưa bằng lòng với Air, Nike đã cho ra mắt sản phẩm giầy thể thao thế hệ mới có cả hệ thống khi hoạt động liên tục ở đế giầy. Công nghệ mới này được áp dụng từ thập niên 80 với sản phẩm giầy thể thao Air Max có một cửa sổ mở ở đế giầy để đặt vào đó 1 lớp đệm không khí linh hoạt. Chiếc giầy thể thao kiểu mới đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của rất nhiều khách hàng vì sự thoải mái và tiện lợi của nó. Để quảng bá Air Max, Nike đã sử dụng bài hát Revolution của nhóm Beatles. Từ đó đến nay, nhiều thế hệ Air Max vẫn tiếp nối nhau ra đời và được rất nhiều người tiêu dùng trên Thế Giới ưa chuộng.
Chính vì sự ưa chuộng đó mà hàng giả hàng nhái được dịp nở rộ và phát triển ngày càng tinh vi gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng không biết đâu là thật và giả.

1. Tên nhà máy trên tem chính hãng chỉ 2 chữ cái. Chữ cái đầu là ký hiệu tên nước gia công, chữ cái thứ 2 là tên nhà máy gia công. Còn tem hàng giả và Fake nhiều hơn 2 chữ cái.

2. Tem chính hãng được ép hơi nhiệt trên máy nên sẽ có vân của chất liệu vải nơi ép tem. Còn tem hàng giả và Fake thì không có vân, thường là trơn phẳng lì.
Các Phân Biệt Giày Nike Thật Và Nike Giả

3. Tem giầy chính hãng = hợp chất nhựa PU bóng phản chiếu với ánh đèn điện, thông tin trên tem và mã vạch rõ ràng và sắc nét. Còn tem hàng giả và Fake = hợp chất không bóng, không phản chiếu ánh đèn và thông tin và mã vạch không rõ ràng.

Các Phân Biệt Giày Nike Thật Và Nike Giả
Các Phân Biệt Giày Nike Thật Và Nike Giả

4. Tem chính hãng dưới lưỡi giầy được ép hơi 4 cạnh và trong thân giầy ép nguyên tem hoặc 4 cạnh. Ép nguyên tem dưới lưỡi giầy là hàng giả và Fake.

5. Dù hàng giả và hàng Fake ngày càng cố làm giống hàng thật nhưng dù tinh vi đến đâu thì vẫn có sự khác biệt. Người tiêu dùng sành điệu nhìn vào nguyên phụ liệu làm giầy sẽ phát hiện ra ngay. Những đôi giầy này được tư nhân Trung Quốc nhái giống 95% và tạo luôn trang web cho nó gây nhầm lẫn, giá cực rẻ chỉ 29USD/đôi full box dù cố gắng ép tem có vân của chất liệu nơi ép nhưng vân không rõ ràng và sai ký hiệu tên nhà máy gia công
2. Tem chính hãng được ép hơi nhiệt trên máy nên sẽ có vân của chất liệu vải nơi ép tem. Còn tem hàng giả và Fake thì không có vân, thường là trơn phẳng lì.

Các Phân Biệt Giày Nike Thật Và Nike Giả

3. Tem giầy chính hãng = hợp chất nhựa PU bóng phản chiếu với ánh đèn điện, thông tin trên tem và mã vạch rõ ràng và sắc nét. Còn tem hàng giả và Fake = hợp chất không bóng, không phản chiếu ánh đèn và thông tin và mã vạch không rõ ràng.

Các Phân Biệt Giày Nike Thật Và Nike Giả

Các Phân Biệt Giày Nike Thật Và Nike Giả

4. Tem chính hãng dưới lưỡi giầy được ép hơi 4 cạnh và trong thân giầy ép nguyên tem hoặc 4 cạnh. Ép nguyên tem dưới lưỡi giầy là hàng giả và Fake.

5. Dù hàng giả và hàng Fake ngày càng cố làm giống hàng thật nhưng dù tinh vi đến đâu thì vẫn có sự khác biệt. Người tiêu dùng sành điệu nhìn vào nguyên phụ liệu làm giầy sẽ phát hiện ra ngay. Những đôi giầy này được tư nhân Trung Quốc nhái giống 95% và tạo luôn trang web cho nó gây nhầm lẫn, giá cực rẻ chỉ 29USD/đôi full box dù cố gắng ép tem có vân của chất liệu nơi ép nhưng vân không rõ ràng và sai ký hiệu tên nhà máy gia công