Nhật Bản dừng ODA cho Việt Nam

Tình hình rất là tình hình này các bác. Chúng ta cùng thảo luận xem liệu tưong lai VN sẽ đi về đâu sau vụ này Nhật Bản tạm dừng các dự án ODA cho Việt Nam 13:42'''' 04/12/2008 (GMT+7) - Tại Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho VN (CG) khai mạc sáng nay (4/12), Đại sứ Nhật Bản tại VN Mitsuo Sakaba cho biết các dự án ODA của Nhật Bản dành cho VN đã bị tạm dừng lại kể từ sau khi xảy ra vụ PCI và nước này chưa thể công bố viện trợ mới cho tới khi Uỷ ban hỗn hợp phòng chống tham nhũng giữa hai nước xem xét lại việc thực hiện vốn ODA của Nhật tại VN. . Đại sứ Nhật Bản trả lời báo chí VN và nước ngoài bên lề CG. Ảnh: XL Đại sứ Mitsuo Sakaba cho biết đầu năm nay, Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố ý định mở rộng khoản vay ODA cho VN lên 65,3 tỉ yên (trên 700 triệu USD) cho nửa đầu năm tài khóa 2008 cho các dự án cơ sở hạ tầng nhằm cải thiện giao thông và hệ thống thoát nước. "Tuy nhiên, tất cả các thủ tục liên quan tới các dự án này đã bị tạm dừng lại kể từ sau khi vụ tham nhũng PCI được lôi ra ánh sáng", Đại sứ nói. [red][b]Sẽ rất khó lấy lại sự ủng hộ từ công chúng Nhật Bản[/b][/red] Đại sứ Nhật Bản nói rằng phát triển cơ sở hạ tầng vẫn là một trong những ưu tiên chính của VN. Nhật Bản đã làm việc với VN trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có 3 dự án trọng điểm được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt hàng Chính phủ Nhật Bản. Đó là dự án phát triển khu công nghệ cao Hoà Lạc, dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam và dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam. Đại sứ Mitsuo Sakaba nói: "Thật đáng tiếc đã xảy ra vụ một doanh nghiệp Nhật Bản hối lộ liên quan đến dự án hỗ trợ vay của Nhật Bản ở Việt Nam. Ngay sau vụ việc nghiêm trọng này, Chính phủ hai nước đã thành lập một ủy ban hỗn hợp để thảo luận các giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa tham nhũng liên quan đến ODA của Nhật Bản ở VN. Sẽ rất khó để lấy lại sự ủng hộ từ công chúng Nhật Bản thúc đẩy viện trợ thêm cho VN và chúng tôi không thể hứa những khoản viện trợ mới cho đến khi ủy hỗn hợp giữa hai nước thực hiện các giải pháp chống tham nhũng ý nghĩa và hiệu quả. Thật khích lệ khi chứng kiến lãnh đạo chính phủ VN tái thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc chống lại tham nhũng và Nhật Bản mong muốn thúc giục chính phủ VN tiếp tục thực hiện các nỗ lực để ngăn ngừa sự tham nhũng tái diễn". Kể từ khi nối lại viện trợ cho Việt Nam vào năm 1981, Nhật Bản đã liên tục dẫn đầu danh sách các quốc gia viện trợ ODA cho Việt Nam, chiếm 30% tổng khối lượng ODA mà các nước cam kết dành cho Việt Nam.. Trong các công trình xây dựng trọng điểm trên cả nước đã và đang thực hiện, khá nhiều công trình có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Nhật Bản. Trong đó có cả những công trình được xem là niềm tự hào của Việt Nam như cầu Bãi Cháy, nhà ga hành khách quốc tế mới sân bay Tân Sơn Nhất, đường cao tốc Đông Tây Sài Gòn, đường hầm Hải Vân, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, dự án cải thiện môi trường nước ở Hà Nội và TP.HCM... Sáng 19/11, lãnh đạo TP.HCM đã quyết định tạm đình chỉ công tác ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, kiêm Giám đốc Dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP.HCM để tạo điều kiện cho cơ quan điều tra kết luận vụ việc liên quan đến ông trong vụ hối lộ quan chức của Công ty tư vấn xây dựng quốc tế Thái Bình Dương (PCI), Nhật Bản. Tuần trước, bên lề cuộc đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ về phòng, chống tham nhũng, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng Vũ Tiến Chiến nói vụ PCI "đã gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước". Cho rằng đây chỉ là vụ việc "cá biệt", ông Chiến khẳng định, đây là "dịp xem lại cơ chế chính sách với ODA". Cũng theo Ban Chỉ đạo TƯ Phòng, chống tham nhũng, thông tin từ phía Nhật cho biết, khi thực hiện dự án ở TP.HCM, các quan chức của công ty PCI đã 2 lần đưa hối lộ cho một quan chức VN là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Giám đốc Ban lý dự án Đại lộ Đông Tây và dự án môi trường nước của TP.HCM trong thời gian từ năm 2003 đến 2006. Tổng số tiền hối lộ lên đến 820.000 USD. Mục đích hối lộ là để nhận được các hợp đồng tư vấn cho dự án từ nguồn vốn ODA này. Nhật Bản đã bắt 4 cựu quan chức của PCI về tội danh đưa hối lộ và vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Xuân L
vietnam
vietnam
Trả lời 15 năm trước
Cái này các bác ở HN là thiệt nhiều nhất vì các dự án ở HN phụ thuộc ODA nhiều hơn. Tp HCM dự án tàu điện ngầm sử dụng vốn không chỉ của Nhật mà còn của Malai, Pháp, Đức. Kệ nó mấy thằng kia nó không cắt là được rồi có nó cũng đỡ tắt đường. Thôi thì chia buồn cùng các bác không có đường bộ & đường sắt cao tốc để đi (đối với riêng cá nhân tôi không ảnh hưởng gì ). Nhưng tôi mừng vì con tôi sẽ không phải mang gãnh nặng trả nợ cho các bố tham ô. Nói chung đây là hậu quả của vụ xử 2 nhà báo chống tham nhũng ở vụ PMU18. Cùng với tuyên bố mang tính khuyên răn "báo chí Việt Nam và Nhật Bản không nên đưa tin về vụ việc này khi sự việc chưa rõ ràn" của ông thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Cùng với câu nói bất hủ của ngài Bộ trưởng Thông tin và truyền thông: "Báo chí phải đi lề bên phải". Hậu quả là vụ PCI gần như không báo chí nào dám đưa tin, ngay cả trong Box Thảo luận này việc động đến 3 chữ PCI là phạm huý. Do đó, hầu như không có sức ép từ dư luận về vụ án này, và các cơ quan bảo vệ pháp luật thì cứ rình rang đợi "chỉ" đến tận 4-5 tháng. Trong khi đó Nhật Bản đã xử xong vụ án đưa hối lộ, còn Việt Nam vẫn chưa đình chỉ ông Huỳnh Ngọc Sỹ để điều tra vụ án này. Với thái độ chống tham nhũng chậm chạp và nửa vời như thế của các cơ quan công quyền Việt Nam, thì việc Nhật Bản tuyên bố chấm dứt viện trợ ODA mới cũng là điều dễ hiểu.