Máy Khoan Gia Đình: Vấn đề thường gặp và cách khắc phục?

Máy khoan có mặt ở gần như mọi gia đình, vô cùng cần thiết với những việc từ bé như trang trí lại nhà cửa bằng việc treo tranh, đặt giá sách... đến những việc to lớn như xây, sửa nhà, đóng các thiết bị... Sau một thời gian sử dụng, thiết bị có thể gặp phải một số trục trặc nhỏ, dễ dàng tự khắc phục thay vì phải đi mua mới hoặc mang ra hàng sửa chữa.

  • Mũi khoan yếu: đây chính là phần tiếp xúc trực tiếp với mặt phẳng cần khoan, là yếu tố quyết định khả năng hoạt động của máy, và đồng thời cũng là nơi nhanh bị "cũ" nhất do áp lực mài mòn. Để khắc phục các bạn chỉ cần thay mũi khoan định kì sau mỗi đợt sử dụng một thời gian dài.
  • Chổi than bị mài mòn: chổi than phải chịu nhiệu và bị mài mòn bởi tác động tiếp xúc và trượt với động cơ, nên nếu máy khoan không chạy các bạn cần kiểm tra ngay phần này.

  • Lõi đồng bị gãy: lõi đồng là vị trí giao máy với phích cắp chịu lực uốn nhiều lần trong quá trình hoạt động dẫ đến gãy và khiến máy không hoạt động. Phần này khó phát hiện nếu chỉ nhìn qua vì vỏ nhựa dẻo chịu đàn hồi tốt có thể vẫn lành lặn nhưng lõi đồng bên trong có thể gãy rời mà người dùng không hay biết.

  • Đầu khoan bị kẹt: việc đầu khoan kẹt có thể dẫn đến không giữ chặt mũi khoan, khó thao tác ảnh hưởng hoạt động và an toàn sử dụng. Sau một thời gian dùng dàu các bạn nên bôi trơn phần này bằng dầu hoặc thay đầu khoan mới, tránh việc chi tiết bị rít.

  • Động cơ chạy chập chờn: Nếu các bạn thấy máy nóng, có mùi khét bốc lên, khả năng cao lõi động cơ đã bị cháy, cần nhanh chóng tắt thiết bị và mang ra tiệm để thợ lành nghề sửa. Còn nếu không có các hiện tượng trên, các bạn có thể kiểm tra phần tiếp xúc giữa phích và ổ cấp nguồn có đảm bảo dẫn điện hay không.

Cuối cùng, khi sửa chữa máy khoan gia đình nói riêng và các vật dụng điện nói chung, các bạn chú ý đảm bảo an toàn cho chính mình bằng cách đi giày, găng cách điện, cắt điện với thiết bị và lựa chọn nơi thông thoáng, ánh sáng đầy đủ.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Chưa có câu trả lời nào