Bạn đã biết những điều cần thiết về cảm biến quang?

Dù là một trong những thiết bị được sử dụng rộng rãi hiện nay nhưng không phải ai cũng biết những điều cơ bản về cảm biến quang mà đôi khi sẽ hỗ trợ khá nhiều trong quá trình sử dụng. Vậy hãy cùng vatgia.com khám phá ngay nhé.

Cấu tạo

Dù có nhiều loại khác nhau nhưng cấu tạo cơ bản của các loại cảm biến quang đều gồm 3 bộ phận là:

- Bộ phát sáng: với nhiệm vụ phân biệt ánh sáng của cảm biến với các nguồn ánh sáng khác.

- Bộ thu sáng: có chức năng cảm nhận và chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện – nhiệm vụ chính của cảm biến quang.

- Bộ xử lý tín hiệu ra: với chức năng chính là chuyển đổi tín hiệu tỉ lệ tranzito thành các chế độ on/off được khuếch đại.

Chính từ 3 bộ phận chính này mà cảm biến quang có thể hoạt động và thực hiện chức năng của mình.

Công dụng

Tùy theo từng loại cảm biến quang mà các thiết bị này sẽ có công dụng khác nhau nhưng nhìn chung tất cả chúng đều hoạt động nhằm mục đích phát hiện và kiểm tra từ đó giúp các hệ thống dây chuyền tự động được diễn ra trơn tru và hiệu quả. Có thể kể đến một số loại cảm biến như cảm biến thu phát, phản xạ gương, khuếch tán,…

Ưu điểm nổi bật

So với các loại cảm biến khác thì cảm biến quang có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn để luôn được người dùng ưa chuộng khi có nhu cầu sử dụng các thiết bị cảm biến. Tiêu biểu có thể kể đến các ưu điểm như khả năng phát hiện vật từ khoảng cách xa, không tiếp xúc trực tiếp với vật thể cần phát hiện, có thể phát hiện mọi vật thể, vật chất mà không gặp trở ngại hoặc bỏ sót, ít bị hao mòn từ đó cho tuổi thọ sử dụng cao và khả năng đáp ứng trong thời gian nhanh chóng.

Từ những thông tin trên chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về thiết bị cảm biến quang hàng ngày vẫn sử dụng hoặc đó cũng là thông tin hữu ích nếu bạn đang phân vân giữa các loại cảm biến. Tham khảo thêm thông tin về sản phẩm hiện có bán trên vatgia.com để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé, chúc bạn mua sắm vui vẻ!

Chưa có câu trả lời nào