Tìm thông tin về sản lượng xuất nhập khẩu và triển vọng XNK của một số doanh nghiệp để làm đồ án tốt nghiệp?

Em đang làm đồ án tốt nghiệp, nội dung là khảo sát thị trường dây và cáp điện tại việt nam. Giờ em đang rất cần một số thông tin như: sản lượng sản xuât, tình hình xuất nhập khẩu và triển vọng của một số doanh nghiệp(dạng như bản cáo bạch - nhưng về sản lượng không phải về tài chinh). ai có thông tin làm ơn cho em xin một it.
c_con_zip
c_con_zip
Trả lời 15 năm trước
Tớ chả biết thông tin này có giúp được gì bạn không như cứ post cho bạn tham khảo nhé! Cùng với tốc phát triển của ngành điện lực (bình quân 15%-20%/năm), ngành sản xuất dây và cáp điện Việt Nam những năm gần đây cũng có bước phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu truyền tải, thông tin liên lạc, điện khí hóa nông thôn cũng như phục vụ cho các ngành khác trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện trong nước có thể đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu trong nước, còn lại là 30% nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy vậy, dây và cáp điện Việt Nam cũng đang được xuất khẩu với mức tăng trưởng bình quân từ 30%-45%/năm (tức từ 300 đến 385 triệu USD/năm). Sản lượng xuất khẩu nhiều nhất là dây điện dùng cho ô tô (xuất khẩu sang thị trường Nhật do một số doanh nghiệp Nhật đầu tư và sản xuất tại Việt Nam). Hiện cả nước có khoảng 60 doanh nghiệp lớn nhỏ chuyên sản xuất, kinh doanh mặt hàng dây và cáp điện, trong đó có những công ty lớn với 100% vốn trong nước như Công ty Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi), Công ty Cơ điện Trần Phú, Công ty Tân Cường Thành… và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như LG-Vina, Sumi – Hanel. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp dây cáp điện đã đầu tư công nghệ hiện đại của châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan nên đa số sản phẩm dây và cáp điện của các doanh nghiệp nêu trên có chất lượng tốt, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, được thị trường trong nước chấp nhận và từng bước vươn tới thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, sản phẩm dây dẫn điện gia dụng gồm các loại dây lõi đơn cứng, dây lõi đôi mềm phần lớn do các tổ hợp sản xuất bằng phương pháp thủ công và bán cơ giới nên chất lượng kém và dẫn điện chưa thực sự an toàn, ổn định. * Hàng kém chất lượng tuồn về các tỉnh Kết quả khảo sát thị trường dây cáp điện do Văn phòng Người tiêu dùng phía Nam tổ chức mới đây cho thấy: Tại các khu vực chợ chuyên bán dây cáp điện ở như Tạ Uyên, Dân Sinh, Kim Biên và trên một số tuyến đường như Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Biểu, Lý Thường Kiệt, Lê Văn Sĩ… ngoài những nhãn hiệu dây cáp điện được nhiều người ưa chuộng như Cadivi, Thăng Long, Điện Thắng, Daphaco… còn có nhiều sản phẩm dán nhãn của các tổ hợp sản xuất. Đối với các loại dây này, hầu như việc dán nhãn ghi không đầy đủ, thiếu chỉ tiêu về đường kính sợi hoặc về số sợi, thậm chí một số cuộn dây dán nhãn có tên một cơ sở sản xuất nhưng trên sợi dây lại ghi tên của một nhãn hiệu khác, hoặc những cuộn dây hoàn toàn không có nhãn hiệu, nguồn gốc. Các cửa hàng bán dây điện ở một số chợ đầu mối trên địa bàn thành phố đều có chung nhận định: đa số người tiêu dùng chỉ mua những sản phẩm có uy tín thương hiệu như Cadivi, Daphaco, Điện Thắng, còn các loại dây do các tổ hợp sản xuất chủ yếu được tiêu thụ ở các tỉnh thành khác. Trong đợt khảo sát, đoàn khảo sát đã mua một số mẫu dây lõi đơn cứng và lõi đôi mềm tại một số tỉnh thành mà phần đông người dân vẫn quen sử dụng của các nhà sản xuất tổ hợp. Kết quả, về giá cả, nhìn chung các loại dây có sự chênh lệch từ 500 đồng đến 1.000 đồng/mét. Ví dụ như dây đôi mềm Cadivi có giá 1.800 đồng/mét, Điện Thắng 1.700 đồng/mét, thì các loại dây do các tổ hợp sản xuất có loại lên đến 2.000 đồng/mét dù chất lượng kém hơn. Đặc biệt, các loại dây lõi đơn cứng có giá cao hơn từ 2.500 đến 2.800 đồng/mét. Điều đó chứng tỏ người tiêu dùng ở những vùng sâu, vùng xa luôn chịu nhiều thiệt thòi và phải sử dụng những loại dây kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn, thiếu an toàn… Nghiêm trọng hơn, kết quả kiểm tra cũng cho thấy, đối với dây đơn cứng một lõi, nếu bỏ qua chỉ tiêu ghi nhãn, thì 3 nhóm chỉ tiêu còn lại, bao gồm: chỉ tiêu kết cấu ruột, chỉ tiêu chất lượng lõi đồng, chất lượng vỏ cách nhiệt chỉ có 3/8 mẫu đạt chỉ tiêu, chiếm 37,5% tổng số mẫu được thử, còn lại 62,5% không đạt tiêu chuẩn. Tương tự, đối với loại dây đôi lõi mềm có 4/20 được thử đạt chất lượng, chiếm 25%, còn lại là 75% không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Việc sử dụng các loại sản phẩm này sẽ không đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cũng như cho các công trình nhà ở. Vì vậy, đề nghị các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp kiểm tra chặt chẽ việc quản lý và kiểm định chất lượng đối với mặt hàng này. Cần phải dùng những hình thức xử lý nghiêm minh đối với những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, để không chỉ đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, hạn chế tối đa tình trạng cháy nổ mà còn tiết kiệm được điện năng tiêu thụ.
khongviet
khongviet
Trả lời 15 năm trước
cảm ơn bạn c_con_zi nhiều! Có ai còn nữa không làm ơn cho mình xin thêm chút, bài của ai có nhiều thông tin hay mình sẽ có hậu tạ.