Hỏi về thủ tục cho phép hoạt động của 1 website

1.Ví dụ em có 1 cái website, chỉ là chấm com, chưa là chấm com chấm vi en, em phải xin giấy phép gì thì gọi là hợp pháp, để tránh bị theo dõi, soi mói, hằm hè đóng cửa. 1a.Nếu website của em cung cấp thông tin cho các web khác thì có phải xin ICP kô, xin như thế nào....(ghi chú: hình như ICP chỉ có ở VN thì phải ) 2.Em nghe nói bên US (hoặc nước khác, trong ví dụ này, em giả sử là bọn đế quốc Mỹ) nó cho dân kô phải là công dân Mỹ đăng ký tài khoản trong ngân hàng. Em đăng ký 1 quả bên nó, xong em làm thêm 1 cái Master hoặc Visa tại ngân hàng của nó. Như thế, em có thể dùng thẻ này rút tiền ở VN được. Đúng không các bác, bác nào thạo, chỉ thêm cho em với... Em đa tạ và hậu tạ
Giấc mơ
Giấc mơ
Trả lời 16 năm trước
Cái mà chú cần được người ta gọi là cái Giấy phép thiết lập website. Còn cái giấy phép ICP được dùng để cho mấy cái thằng được gọi là Báo điện tử. Báo điện tử và WebSite được phân biệt bởi cái thằng chủ cái web đó co tự làm tin hay là đi ăn cắp tin. Thằng ICP là thằng tự làm tin về xã hội chính trị chính em hay cái con khỉ gì đấy về xã hội (ví dụ như mấy thằng báo điện tử vnn.vn, vnexpress, hay mấy cái báo in đưa bài lên net kiểu như tuoitre.com.vn... ), còn website là cái web của một cty hay 1 cơ quan nào đó đưa tin của chính nó hoặc đi ăn cắp tin của thằng khác... kiểu như thằng tintucvietnam.com hoặc tất cả những thằng đưa tin về chính trị, xã hội... nhưng ko có phóng viên viết bài, chuyên copy and past. Đấy, chú đã hiểu ICP và website no khác nhau thế nào chưa? Nếu vẫn chưa hiểu thì gọi đến Cục Báo chí, Bộ VHTT mà hỏi Anh cũng đang deal with cái việc như của chú. Còn giấy phép làm ICP thì anh cũng đã xin rồi nên có khá nhiều kinh nghiệm trong vụ này. Việc xin cấp mấy cái phép này chẳng khác gì việc xin cấp quota ở Bộ TM. Thủ tục xin giấy phép website bao gồm: - Đơn xin cấp giấy phép (theo mẫu) -Công văn xin cấp GP -Công văn đồng ý cho phép thiết lập website của cơ quan chủ quản (nếu có) -Lý lịch trích ngang của Ban biên tập (it nhất 3 người) -Đề án xây dựng website Tất cả mấy cái trên gửi tớ Cục Báo chí, Bộ VHTT. (Theo luật thì 30 ngày phải có hồi âm băng văn bản. Nhưng cái hồ sơ tớ gửi từ tháng 12 năm ngoái đến giờ vẫn chưa thấy hồi âm) Mấy cái trên chú tự làm được. Nhưng vấn đề nó sẽ nằm ở cái Đề án. Chú mà viết thì kiểu gì cũng làm lại dăm bẩy lần và cuối cùng thì....vẫn không đạt yêu cầu . Muốn đạt yêu cầu thì phải....thuê viết. Thuê ai thì chú đoán xem. Nếu ko biết thuê ai thì mật thư tớ chỉ cho . Đấy. Nếu có gì chưa rõ thì hỏi thêm, tớ sẽ chỉ bảo cho.
Trả lời 16 năm trước
[quote]1.Ví dụ em có 1 cái website, chỉ là chấm com, chưa là chấm com chấm vi en, em phải xin giấy phép gì thì gọi là hợp pháp, để tránh bị theo dõi, soi mói, hằm hè đóng cửa. 1a.Nếu website của em cung cấp thông tin cho các web khác thì có phải xin ICP kô, xin như thế nào....(ghi chú: hình như ICP chỉ có ở VN thì phải ) [/quote] Website bạn mở về lĩnh vực gì? Nếu là web cá nhân thì thoải mái, bạn ko cần dk gì cả. Nếu bạn đưa các thông tin hình ảnh văn hóa thì bạn cần phải có giấy phép hoạt động của nhà nước. [quote]2.Em nghe nói bên US (hoặc nước khác, trong ví dụ này, em giả sử là bọn đế quốc Mỹ) nó cho dân kô phải là công dân Mỹ đăng ký tài khoản trong ngân hàng. Em đăng ký 1 quả bên nó, xong em làm thêm 1 cái Master hoặc Visa tại ngân hàng của nó. Như thế, em có thể dùng thẻ này rút tiền ở VN được. Đúng không các bác, bác nào thạo, chỉ thêm cho em với... [/quote] Được, nhưng bạn sẽ phải mất thêm phí chuyển giao giữa các ngân hàng với nhau.
Trả lời 16 năm trước
QUYẾT ĐỊNH SỐ 27/2002/QĐ-BVHTT NGÀY 10/10/2002 CỦA BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN Ban hành Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet. Chương I Những quy định chung Điều 1: Bộ Văn hoá - Thông tin nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Bộ Văn hoá - Thông tin) là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và cấp giấy phép cung cấp thông tin trên Internet (ICP), thiết lập trang tin điện tử trên Internet. Điều 2: Trong quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Đơn vị cung cấp thông tin trên Internet (ICP) là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép thực hiện việc cung cấp thông tin trên Internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). 2. Trang tin điện tử (Website) là loại hình bản tin thực hiện trên mạng Internet. Điều 3: 1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, các pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet chịu sự điều chỉnh của Quy chế này. 2. Trong trường hợp các điều ước quốc tế liên quan đến Internet mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Quy chế này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế. Điều 4: Mọi thông tin của Đơn vị cung cấp thông tin trên Internet, trang tin điện tử nói trong Quy chế này phải được thực hiện theo quy định sau đây: 1. Nội dung thông tin không gây phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. 2. Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi truỵ, tội ác. 3. Không được tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định. 4. Không được cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet khi chưa có giấy phép của Bộ Văn hoá - Thông tin. 5. Không được cung cấp thông tin trái tôn chỉ, mục đích, phạm vi thông tin đã được Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép. Điều 5: Các nội dung phải ghi trên trang chủ, trang mặt của Đơn vị cung cấp thông tin trên Internet, trang tin điện tử trên Internet: 1. Tên gọi của Đơn vị cung cấp thông tin, trang tin điện tử. 2. Tên cơ quan chủ quản (nếu có). 3. Số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép. 4. Họ, tên người chịu trách nhiệm chính của Đơn vị cung cấp thông tin và trang tin điện tử. Chương II Điều kiện và thủ tục cấp phép Điều 6: Điều kiện cấp phép: 1. Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam - Có văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản. - Cơ quan xin cấp phép phải xác định rõ loại hình thông tin cung cấp, nội dung, các chuyên mục, tần số cập nhật thông tin. - Có người đủ thẩm quyền chịu trách nhiệm về nội dung thông tin, có nghiệp vụ quản lý thông tin. - Có đủ phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc cung cấp thông tin, có địa chỉ miền trên Internet hợp lệ. 2. Đối với các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam - Đối với các cơ quan Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, phi Chính phủ, các Hãng thông tấn báo chí nước ngoài, kể cả những người đứng đầu cơ quan đó muốn cung cấp thông tin lên mạng Internet tại Việt Nam đều phải được chấp thuận bằng văn bản của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Bộ Ngoại giao). - Đối với cơ quan đại diện tổ chức kinh tế, tổ chức văn hoá, khoa học, tổ chức tư vấn nước ngoài, các công ty, xí nghiệp của nước ngoài; các tổ chức kinh tế, công ty, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có đủ điều kiện hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có trụ sở chính thức tại Việt Nam. - Có đại diện hợp pháp chịu trách nhiệm về nội dung thông tin. - Phải xác định rõ loại hình thông tin cung cấp trên Internet, nội dung thông tin. - Có đủ phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc cung cấp thông tin, có địa chỉ miền trên Internet hợp lệ. Điều 7: Hồ sơ xin cấp phép: 1. Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam. - Đơn xin cấp phép theo mẫu qui định của Bộ Văn hoá - Thông tin. - Bản sao quyết định thành lập cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền. - Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản. - Đề án hoạt động, kế hoạch chi tiết về cung cấp thông tin trên Internet (các loại hình thông tin sẽ cung cấp, nội dung, các chuyên mục). - Sơ yếu lý lịch người chịu trách nhiệm chính về nội dung và các thành viên phụ trách việc cung cấp thông tin có chứng nhận của cơ quan chủ quản. 2. Đối với các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. a. Đối với các cơ quan Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, phi Chính phủ, các Hãng thông tấn báo chí nước ngoài. - Bản khai đăng ký cấp giấy phép thiết lập trang Web theo mẫu qui định của Bộ Văn hoá - Thông tin (có chữ ký của người đại diện hợp pháp hoặc người được uỷ quyền chịu trách nhiệm về nội dung). - Văn bản đề nghị của Bộ Ngoại giao. - Đề án hoạt động, kế hoạch chi tiết về việc đưa thông tin trên Internet (các loại hình thông tin sẽ cung cấp, nội dung, các chuyên mục). b. Đối với các cơ quan đại diện tổ chức kinh tế, tổ chức văn hoá, khoa học, tổ chức tư vấn nước ngoài, các công ty, xí nghiệp của nước ngoài; các tổ chức kinh tế, công ty, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Bản khai đăng ký cấp giấy phép thiết lập trang Web theo mẫu quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin (Có chữ ký của người đại diện hợp pháp hoặc người được uỷ quyền chịu trách nhiệm về nội dung). - Bản sao giấy phép Đầu tư, giấy phép mở văn phòng đại diện và các giấy tờ liên quan đến hoạt động của các tổ chức, các công ty, xí nghiệp đứng tên xin phép, có chứng nhận của Công chứng Nhà nước Việt Nam. - Đề án hoạt động, kế hoạch chi tiết về việc đưa thông tin lên mạng Internet (các loại hình thông tin sẽ cung cấp, nội dung, các chuyên mục). - Sơ yếu lý lịch người chịu trách nhiệm về nội dung, các thành viên phụ trách về việc cung cấp thông tin. Điều 8: Thủ tục cấp phép Mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu muốn cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet tại Việt Nam phải làm thủ tục xin phép gửi Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí). Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ lợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc cấp phép. Trường hợp không cấp phép, Bộ Văn hoá - Thông tin trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 9: Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí) trực tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, các pháp nhân có yếu tố nước ngoài và những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Trung ương. Sở Văn hoá - Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin cấp phép cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp địa phương và có văn bản đề nghị Bộ Văn hoá - Thông tin xem xét cấp phép. Chương III Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm Điều 10: Thanh tra, kiểm tra. Thanh tra chuyên ngành văn hoá - thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Vụ Báo chí Bộ Văn hóa-Thông tin có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất việc sử dụng giấy phép cung cấp thông tin trên Internet, hoạt động trang tin điện tử trên Internet. Điều 11: Khen thưởng. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có công trong việc phát hiện những vi phạm các quy định về cung cấp thông tin tại Nghị định 55/2001/NĐ-CP và các quy định tại bản Quy chế này sẽ được khen thưởng theo quy định của Nhà nước. Điều 12: Xử lý vi phạm. Việc xử lý vi phạm các quy định về cung cấp thông tin trên Internet, hoạt động trang tin điện tử trên Internet thực hiện theo quy định tại Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về Internet và Nghị định 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá-thông tin. Điều 13: Thẩm quyền xử lý vi phạm. 1. Bộ Văn hóa-Thông tin quyết định việc thu hồi giấy phép cung cấp thông tin trên Internet, hoạt động trang tin điện tử trên Internet. 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý các hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin trên Internet tại Nghị định 55/2001/NĐ-CP và các quy định tại bản Quy chế này trên địa bàn địa phương mình theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định 31/2001/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin. Trong trường hợp có những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền tạm thời đình chỉ việc cung cấp thông tin trên Internet và báo cáo ngay bằng văn bản cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin xem xét quyết định. 3. Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành các quyết định xử lý vi phạm của Bộ Văn hóa-Thông tin và uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thu hồi giấy phép trong trường hợp các cơ quan, tổ chức vi phạm các quy định về cung cấp thông tin trên Internet tại Nghị định 55/2001/NĐ-CP và các quy định tại bản Quy chế này. 4. Thanh tra chuyên ngành văn hoá-thông tin có quyền thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm các quy định về việc cung cấp thông tin trên Internet tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP và các quy định tại bản Quy chế này theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định 31/2001/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin.
Trả lời 16 năm trước
nếu là web cá nhân thì cứ có domain với host thì chạy thôi chả cần xin xỏ ai hết :D