Đánh giá laptop 'biến hình' Lenovo Yoga 13?

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 11 năm trước

Yoga 13 cho hiệu suất hoạt động cao và thời lượng pin rất tốt nhờ vi xử lý ULV thế hệ mới của Intel cũng như kiểu dáng xoay ngược độc đáo.

Lenovo Yoga 13 là một trong những laptop tiêu biểu nhất cho xu hướng laptop "biến hình" ra mắt vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, thay vì kiểu dáng trượt cũng như bàn phím rời đã xuất hiện tại Việt Nam trước đó, sản phẩm đi theo hướng riêng với lớp bản lề có thể xoay ngược góc gần 360 độ để sử dụng như một chiếc máy tính bảng khi cần thiết.

IMG-0569-jpg[1354083860].jpg
Lenovo Yoga 13.

IdeaPad Yoga 13 sử dụng màn hình cảm ứng kích thước 13 inch độ phân giải 1.600 x 900 pixel, tùy chọn vi xử lý Intel Core i3, i5 hoặc i7 điện áp thấp nền tảng Core i thế hệ 3 mới nhất của Intel, bộ nhớ RAM 8 GB hoặc 4 GB, ổ cứng thể rắn SSD dung lượng 128 GB. Phiên bản Số Hóa thử nghiệm có chip Intel Core i5-3317U tốc độ 1,7 GHz, RAM 4 GB, ổ cứng 128 GB và chip đồ họa Intel HD Graphics 4000.

Giá bán tham khảo cho phiên bản này khoảng 27 triệu đồng.

IMG-0601-jpg[1354083860].jpg
Bản lề linh hoạt cho phép gập góc gần 360 độ.

Yoga 13 mang nhiều hơi hướng thiết kế từ dòng U-series với dáng dấp của một cuốn sổ gọn gàng. Máy có bộ khung hợp kim chắc chắn nhưng bọc thêm một lớp cao su ở bên ngoài để cầm trên tay dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thiết kế dạng này có nhược điểm dính bẩn khó vệ sinh và cũng không tạo được nét sang trọng cần thiết cho sản phẩm. Dẫu vậy, xét về tính di động thì đây là một sự lựa chọn khá tốt nhờ cân nặng khá nhẹ chỉ 1,54 kg chưa kể các kết quả thử nghiệm cho thấy máy có hiệu suất hoạt động tốt và pin lâu.

IMG-0591-jpg[1354083860].jpg
Lớp vỏ phủ cao su chưa thể hiện được nét sang cần thiết cho sản phẩm.

Điểm đặc biệt nhất ở Yoga 13 là bản lề có thể xoay ngược góc gần 360 độ. Với sự kết hợp màn hình cảm ứng, khi gập hết cỡ ra phía sau, sản phẩm có thể sử dụng như một chiếc máy tính bảng. Tuy nhiên, do kích thước máy khá lớn nên việc sử dụng sẽ gặp khó khăn. Người dùng chỉ có thể đặt máy trên bàn hoặc nâng chéo máy để sử dụng thay vì cẩm hẳn lên như tablet thông thường. Khi gấp ngược về phía sau, máy tự động vô hiệu hóa bàn phím để không tạo các thao tác gõ ngoài ý muốn. Ngoài tư thế này, Yoga 13 cũng hỗ trợ gập góc thường và có thể tự đứng trên bàn khi thao tác (như hình mô tả). Các thao tác gập tỏ ra khá chắc chắn, không gây lo ngại về cáp như dòng trượt của Vaio Duo 11 hay Toshiba U920t.

IMG-0577-jpg-1359694986_500x0.jpg

IMG-0604-jpg[1354083860].jpg
Cơ chế bản lề linh hoạt cho phép biến thành máy tính bảng.

Yoga 13 sử dụng màn hình kích thước 13,3 inch nhưng kích thước bề mặt lại lớn hơn một chút so với các laptop cùng màn hình trên thị trường. Đây là do lớp viền dưới màn hình hơi dày và có thêm một khoảng diện tích để tích hợp phím Windows, nét đặc trưng của các tablet chạy Windows 8.

Mẫu laptop độc đáo của Lenovo không phong phú về cổng kết nối. Máy trang bị cổng USB 2.0, 3.0, HDMI và đầu đọc thẻ SD. Không có ổ quang và cũng lược bớt cả cổng VGA cũng như cổng LAN. Nếu hai loại kết nối này thực sự cần thiết cho nhu cầu bản thân thì người dùng phải mua ngoài thay vì một số model khác tặng kèm adapter trong bộ máy.

IMG-0584-jpg[1354083860].jpg

IMG-0586-jpg[1354083860].jpg
Máy hơi hạn chế về kết nối dù diện tích hai bên cạnh còn khá nhiều.

Ngoài kiểu dáng lật màn hình, Yoga 13 không có nhiều khác biệt về cách bố trí chi tiết thiết kế bên trong máy so với dòng U. Bên trong là kiểu bàn phím chiclet hơi cách điệu của Lenovo trong nhiều năm gần đây. Hành trình phím khá ngắn nhưng độ nảy và nhạy khá tốt nên có thể làm quen khá nhanh. Các phím điều hướng có kích thước lớn và dãy phím phụ PGDN và PGUp ngay sát cạnh dễ thao tác khi xem trang web. Một điểm đáng tiếc là nằm ở mức giá khá cao gần 30 triệu đồng nhưng Yoga 13 không có đèn nền bàn phím tích hợp để sử dụng trong điều kiện thiếu sáng.

IMG-0571-jpg[1354083860].jpg
Thiết kế bên trong cũng không khác nhiều dòng U.
IMG-0573-jpg[1354083860].jpg
Hành trình phím ngắn nhưng không khó để làm quen.

Trong khi bàn phím ít có điểm nổi bật thì Yoga 13 tỏ ra có thế mạnh lớn về bàn di chuột. Touchpad của máy có độ nhạy rất tốt và việc di chuyển trong các khoảng cách nhỏ trên màn hình rất dễ dàng. Các thao tác hỗ trợ đa điểm khá tốt trong đó đáng chú ý là nhấn hai ngón để thay cho chuột phải, một thao tác đơn giản nhưng nhiều model khác không tinh chỉnh sẵn cho người sử dụng. Bề mặt ít có độ nhám nhưng không dễ bị trơn trượt khi sử dụng. Lenovo sử dụng toàn bộ bề mặt cảm ứng và hai phím chuột chìm để tăng tối đa diện tích. Hai phím bấm này khá nhẹ và êm nhưng thực chất sẽ ít sử dụng đến bởi cảm ứng của touchpad đã khá nhạy.

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 11 năm trước

Màn hình

IMG-0607-jpg[1354083860].jpg
Màn hình tấm nền IPS cho phép hiển thị đẹp. Cảm ứng của máy cũng rất nhạy.

Yoga 13 sử dụng màn hình gương kích thước 13,3 inch độ phân giải 1.600 x 900 pixel. Máy thực sự gây ấn tượng về khả năng hiển thị khi cho hình ảnh sắc nét, chi tiết và màu sắc đẹp nhưng không bị quá rực rỡ so với thực tế nhờ tấm nền HD+ IPS LED. Tuy nhiên, do sử dụng màn hình gương nên vẫn gặp phải nhược điểm dễ bị bóng khi sử dụng trong điều kiện ngược sáng. Nếu tăng độ sáng lên gần mức tối đa, máy sẽ khắc phục tốt hiện tượng này, hơn nhiều so với các dòng máy phổ thông cũng màn hình gương.

IMG-0581-jpg[1354083860].jpg
Viền màn hình phía dưới hơi lớn.

Màn hình của máy có thể nhận diện cảm ứng lên tới 10 ngón và thực tế sử dụng cho thấy máy hoạt động khá mượt mà. Các thao tác nhận tay tốt và chính xác ngay cả khi sử dụng trong môi trường desktop với các icon nhỏ. Ngoài ra, dù lớp bản lề có thể xoay ngược nhưng khi để ở kiểu dáng truyền thống, màn hình tỏ ra chắc chắn khi dùng ngon tay cảm ứng, không bị rung lắc nhiều gây khó chịu.

Hiệu suất hoạt động

Cấu hình phiên bản được thử nghiệm bao gồm chip Intel Core i5-3317U tốc độ 1,7 GHz, RAM 4 GB, ổ cứng 128 GB và chip đồ họa Intel HD Graphics 4000. Dù chỉ sử dụng vi xử lý dòng điện áp thấp cho phép tiêu thụ ít điện năng nhưng thường bị chê về hiệu suất hoạt động nhưng thử nghiệm thực tế lại cho thấy những kết quả rất tốt.

9-jpg_1359694322[1354083860].jpg

Với cấu hình thử nghiệm như được nêu trên,Yoga 13 đạt được 4,7 điểm khi chấm bằng chương trình Windows Experience Index trên hệ điều hành Windows 8 được cài đăt sẵn. Cụ thể, vi xử lý đạt tới 6,9 điểm, bộ nhớ RAM là 5,9 điểm, điểm đồ họa là 6,1 điểm, đồ họa cho game đạt mức 6,1 điểm và điểm cho ổ cứng là 7,7 điểm.

6-jpg_1359694554[1354083860].jpg

Loại chip mà Yoga 13 sử dụng là Intel Core i5-3317U tốc độ 1,7 GHz nền tảng Ivy Bridge (Intel Core i thế hệ 3) chế tạo trên công nghệ 22 nm lại thuộc dòng ULV cho phép tiêu tốn ít điện năng hơn nhiều so với công nghệ 32 nm trước đó. Đây cũng là mấu chốt cho việc tiêu thụ ít năng lượng nhưng hiệu suất cao của Yoga 13.

2-jpg_1359694394[1354083860].jpg
Khi đánh giá với màn hình độ phân giải 1.600 x 900 pixel như của máy.
3-jpg_1359694394[1354083860].jpg
Chấm 3D Mark 06 với độ phân giải phổ thông 1.366 x 768 pixel để nhận được so sánh trực quan về sức mạnh chip tích hợp.

Đi kèm với vi xử lý Intel Core i5 ULV là chip đồ họa Intel HD Graphics 4.000 nhưng hiệu năng đồ họa mang lại là rất ấn tượng với dòng chip tích hợp. Khi thử đánh giá với tinh chỉnh độ phân giải 1.600 x 900 pixel như mặc định của màn hình, kết quả đạt 3.805 điểm, khá ấn tượng với chip tích hợp lại đi kèm dòng vi xử lý điện áp thấp ULV. Trong khi đó, khi để với độ phân giải phổ thông là 1.366 x 768 pixel, kết quả này tăng lên 4.276 điểm.

1-jpg_1359694511[1354083860].jpg

Với chương trình đánh giá tổng hợp PC Mark Vantage, máy đạt được 6.055 điểm bộ nhớ, điểm cho game là 7.612 điểm và điểm cho ổ lưu trữ lên tới 26.779 điểm.

7-jpg_1359694670[1354083860].jpg

Trong kết quả thử nghiệm với chương trinh CineBench 11.5, điểm OpenGL đạt 10,98 khung hình mỗi giây và điểm cho vi xử lý là 1,69 điểm.

11-jpg_1359694720[1354083860].jpg

Ổ SSD dung lượng 128 GB của Yoga 13 do Samsung sản xuất cho tốc độ đọc dữ liệu trung bình là 133,4 MB/giây. Đây là kết quả trung bình so với nhiều mẫu máy cũng trang bị ổ SSD trên hị trường và vượt trội so với mức khoảng 70 MB/giây trung bình ở các laptop phổ thông mang ổ cứng HDD.

5-jpg_1359694781[1354083860].jpg

Thử nghiệm theo tiêu chuẩn pin của Số Hóa:

Trong khi đó,thử nghiệm cho máy chạy một bộ phim chuẩn HD 720p và cho phát lại liên tục cho đến khi máy tắt, tắt kết nối Wi-Fi, sử dụng tai nghe thay loa ngoài và để ở mức âm lượng 70% (âm thanh của chương trình Windows Media Player để mức 100%), độ sáng 50% cho máy chạy đến khi tự tắt (còn mức 5% pin) thì thời gian này đạt 5 tiếng 48 phút.

Thử nghiệm mở trình duyệt Chrome tải 10 trang web và cho tự động nạp lại sau mỗi 15 phút, mở thêm một trang nghe nhạc trực tuyến và cho phát lại liên tục, sử dụng tai nghe thay loa ngoài và để ở mức âm lượng 70% độ sáng 50% cho máy chạy đến khi còn khoảng 5% (tự tắt) pin là 6 tiếng 07 phút.

Đây là một mức sử dụng pin hết sức ấn tượng của máy, lên tới gần 6 tiếng trong thử nghiệm. Kết quả này giúp người dùng có thể hoạt động máy với các tác vụ làm việc đơn giản trong hơn 8 giờ làm việc một ngày mà không cần phải mang theo sạc.