Tại sao khi mua máy tính bảng android mình phải Root máy?

Tại sao khi mua máy tính bảng android mình phải Root máy? Và sau khi Root máy mình được lợi ích gì? Root máy rồi có mất các tính năng mặc định của máy không? Mình xài Sony Tablet S có thêm giao tiếp Hồng Ngoại và Play Station Certificate nên có bị mất ko? Nếu là HoneyComb3.0 thì có thể cài được các game khác trên Android Store không vì theo mình đọc thông tin chỉ biết là máy này chơi được các game Play Station trên Sony Store thôi còn về Android thì mình mới tìm hiểu nên không biết?

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

"Root máy" là từ chỉ việc bẻ khóa an toàn hệ thống trên hệ điều hành android (điện thoại, máy tính bảng) tương tự hack phone (symbial), jailbreak (iOS)...
Trên các hệ điều hành luôn cấm truy cập vào sâu các file trong system để tránh bị tấn công, cài phần mềm linh tinh thay đổi hệ thống, việc bẻ khóa giúp cho người dùng có thể can thiệp được như chỉnh sửa hệ thống...

Thông thường trên máy android người ta root máy để làm 2 việc:
- Cài phần mềm crack (những phần mềm đúng ra phải bỏ tiền mua trên google play mới cài được).
- Chỉnh sửa hệ thống (ví dụ thay đổi 1 cái gì đó như thay màn hình khởi động thành 1 hình khác, thay nhạc chuông...)

Lợi ích của bạn sau khi root máy thì như 2 gạch đầu dòng trên mình đã nói bạn có thể cài phần mềm và chỉnh sửa hệ thống tốt hơn, root máy không làm mất đi cái gì của máy cả trên máy có phần mềm gì, chức năng gì root xong nó vẫn y như vậy. Trên google play cũng có game dành cho máy tính bảng bạn chọn đúng hệ điều hành (android 3.x) và down về chơi thôi, còn các game Play Station cài sẵn cho máy của bạn là game được viết riêng dành cho máy Sony Tablet S nó cho hình ảnh, âm thanh vượt trội hơn các game bình thường bạn tải về thế thôi.

* Bạn lưu ý là nên root máy khi máy đã hết thời hạn bảo hành, nếu chưa hết thời hạn bảo hành mà root máy thì Sony sẽ không bảo hành máy cho bạn nữa.

hao
hao
Trả lời 11 năm trước

Root là gì?
Mặc định, bạn không có quyền (nghĩa là không thể) tạo thay đổi cho hệ thống của Android, nghĩa là sẽ không up lên được các custom FW, chỉnh sửa hệ thống, v.v... Khái niệm này khá giống với khái niệmJailbreaktrên Iphone.

Khi bạn đã "Root" máy, bạn sẽ có quyền admin để thực hiện tất cả những điều trên, nhưng cũng có nghĩa là máy bạn không được coi là máy dùng FW "chính hãng" nữa (Stock FW) và không thể để máy tự update các FW mới qua Wifi/Data plan - FW OTA (Over the Air) - được nữa.Nhưng đừng lo, với JF và các cook khác như Hayruko, The Dude,... thì chỉ ngay sau khi có bản OTA chính thức, họ sẽ lập tức cho ra các phiên bản đã cook. Hơn nữa, trên Market hiện nay đã cóJF Updater, phần mềm tự cập nhật JF FW mới cho bạn (tuy tốc độ không bằng bạn up với máy vi tính)


Tại sao cần root máy Android?
Sau khi máy android của bạn đã được Root bạn có thể làm những điều sau mà trước khi root bạn không thể thực hiện được:

- Truy cập và chỉnh sửa file hệ thống.
- Gỡ bỏ các ứng dụng mặc định đi theo máy mà không cần dùng đến.
- Thay đổi theme.
- Flash các bản ROM tự chế (Custom ROM) - Cài đặt các bản room chế của được cung cấp ở trên mạng có mức độ tùy biến cao hơn, giao diện đẹp hơn.
- Sao lưu các ứng dụng trong máy.
...

Sau khi root máy bị ảnh hưởng gì?
Sau khi root thì máy của bạn sẽ khôtng hể Update lên các phiên bản (Firmware) mới mà được hãng cung cấp, tuy nhiên bạn không cần phải lo lắng về điều này vì bạn có thể thực hiện thao tác ngược đó là "UnRoot" lại máy để có thể trở lại nguyên bản và cập nhật phiên bản mà hãng cung cấp.