Em đang có dự định mở một quán cafe diện tích khoảng 350m2 ?

Em đang có dự định mở một quán cafe o thi tran em dang o  dien tích khoảng 350m2 voi phong cach mọt nua dien tich la càe vuon va nua con lai la mot phong tra co hat kara mien phi ...anh chi cho em hoi so von can khoang bao nhieu ? em hien tai co khoang 300tr co du ko a ?

Restart Viet Nam
Restart Viet Nam
Trả lời 10 năm trước

Những điều cần ghi nhớ khi kinh doanh quán cafe
https://www.facebook.com/KinhDoanhBarCafeNhaHang
https://www.facebook.com/tuvansetup

________________________________________

Khởi nghiệp
Cảm thấy nhu cầu thiếu sân chơi trầm trọng, các bạn trẻ có chút vốn đua nhau kinh doanh quán cà phê. Nhưng nhiều quán khai trương hoành tráng, bán lại hắt hiu. Vì sao họ thất bại? Dưới đây là một vài ghi nhớ nếu bạn đang có ý định kinh doanh loại hình này.
Giới hạn khách - sai lầm!

"Cà phê Báo" - một quán cà phê rất nhiều báo, dành riêng cho dân báo chí gặp gỡ, đọc, tìm tư liệu và bình luận. Nghe mọi thứ đều rất hấp dẫn, mới, nhưng quán vắng đến... quặn lòng. Vì ông chủ không hiểu một điều đơn giản.
Thời đại Internet, muốn tìm thông tin chỉ lên mạng search vài giây là xong. Không ai mò tư liệu như thời các cụ. Phóng viên ngồi quán là để chuyện phiếm, hóng hớt được gì là sục đi làm ngay chứ đâu phải để... đọc báo cũ. Thế là quán mở ra, đối tượng tiềm năng của quán thấy không có gì "nóng" ở đó, còn đối tượng khác cũng chẳng tìm được gì hay ho trong cái quán không dành cho mình. Vậy là... đi!
Có bao nhiêu loại quán?

Nếu phân loại tạm thời có thể chia quán làm 4 loại:
Cà phê cá tính: mang những nét tính cách độc đáo, để khi bước vào là thoát khỏi không gian bên ngoài, khách phải ngạc nhiên và nhớ về một không gian lạ.
Cà phê vườn: khung cảnh tự nhiên thoáng mát, riêng tư cho các đôi tâm sự.
Cà phê bình dân: cho người lao động, bạn bè thân thiết và là chỗ mà mọi người đến rồi đi rất nhanh.
Cà phê thưởng thức: là nơi chỉ dành để thưởng thức cà phê, dành cho những người "sành miệng".

Những phong cách quán cafe khác nhau
Ngoài ra có thể kể đến cà phê ca nhạc, cà phê thời trang... nhưng không căn bản lắm.
Cà phê "đại chúng" lên ngôi

Nếu chuẩn bị đi tìm địa điểm để mở quán, bạn đừng nhọc công nghĩ đến 2 loại quán: cà phê vườn và cà phê thưởng thức. Chúng vượt ngoài khả năng của bạn. Cà phê vườn tuy vốn ban đầu không lớn: chỉ khoảng 10-20 triệu dành cho bàn ghế (thường là băng ghế gỗ, mây), vài chậu cây cành lá loè xoè để... nguỵ trang, vài tấm mành ngăn cách các ô, còn lại tiền đầu tư cho nguyên liệu giải khát, âm thanh không nhiều. Đối tượng vào quán không phải là đối tượng thẩm định chất lượng nước uống và âm thanh. Họ cần không gian riêng tư, thoáng mát, thế là đủ! Nhưng không gian ấy, nếu không phải là tài sản sẵn có thì bạn hãy nghĩ đến số tiền khổng lồ đi thuê mặt bằng.
Cà phê thưởng thức chỉ dành cho người kinh doanh cà phê chuyên biệt. Thứ nhất, vốn ban đầu lên tới cả trăm triệu để học được kỹ xảo pha chế cà phê rang xay, mua máy xay, rang, dụng cụ pha chế, ly tách chuyên dụng, pha riêng cho những khách am hiểu về cà phê và chỉ uống cà phê ngon đến hoàn hảo. Như những hàng cà phê rang xay trên phố Triệu Việt Vương hiện nay, thế mạnh của họ là gia truyền, sử dụng hạt cà phê mới. Nhưng điểm yếu của họ lại là không gian cũ, chật và phục vụ uể oải. Loại quán này cần thời gian dài để kiếm một thương hiệu, tốt nhất nên bỏ qua.
Vốn ít, địa điểm không có, mở quán loại gì?

Chỉ bán cà phê không thì thu rất khó bù chi. Vì thế người ta thường kết hợp cà phê mua sắm (ví dụ như quán cà phê trên tầng 3 siêu thị Fivimart), cà phê kết hợp thẩm mỹ viện, thời trang, cà phê kết hợp ăn nhẹ, ăn fastfood, cà phê trong rạp phim cho người chờ đến giờ chiếu, cà phê trong cửa hàng sách báo để khách mua sách và đọc luôn... Mặc dù những quầy cà phê trong cửa hàng, siêu thị không lớn nhưng doanh thu rất cao, vì chính nhân viên bán hàng cũng cần một chỗ để thư giãn sau khi đứng chào hàng cả ngày.
Điều tra cho thấy những người dân lao động bình thường trong thành phố lớn đến quán cà phê mỗi tuần trung bình 3-4 lần. Chỉ với khoảng 10 triệu đồng đầu tư cho quầy cà phê nhỏ, kèm thêm khả năng thương thuyết với nơi bạn muốn đặt quán thì đã có thể có được một quán cà phê đại chúng với lượng khách hàng tiềm năng rất lớn.
Hình ảnh: Những điều cần ghi nhớ khi kinh doanh quán cafe ________________________________________  Khởi nghiệp Cảm thấy nhu cầu thiếu sân chơi trầm trọng, các bạn trẻ có chút vốn đua nhau kinh doanh quán cà phê. Nhưng nhiều quán khai trương hoành tráng, bán lại hắt hiu. Vì sao họ thất bại? Dưới đây là một vài ghi nhớ nếu bạn đang có ý định kinh doanh loại hình này. Giới hạn khách - sai lầm!  "Cà phê Báo" - một quán cà phê rất nhiều báo, dành riêng cho dân báo chí gặp gỡ, đọc, tìm tư liệu và bình luận. Nghe mọi thứ đều rất hấp dẫn, mới, nhưng quán vắng đến... quặn lòng. Vì ông chủ không hiểu một điều đơn giản. Thời đại Internet, muốn tìm thông tin chỉ lên mạng search vài giây là xong. Không ai mò tư liệu như thời các cụ. Phóng viên ngồi quán là để chuyện phiếm, hóng hớt được gì là sục đi làm ngay chứ đâu phải để... đọc báo cũ. Thế là quán mở ra, đối tượng tiềm năng của quán thấy không có gì "nóng" ở đó, còn đối tượng khác cũng chẳng tìm được gì hay ho trong cái quán không dành cho mình. Vậy là... đi! Có bao nhiêu loại quán?  Nếu phân loại tạm thời có thể chia quán làm 4 loại: Cà phê cá tính: mang những nét tính cách độc đáo, để khi bước vào là thoát khỏi không gian bên ngoài, khách phải ngạc nhiên và nhớ về một không gian lạ. Cà phê vườn: khung cảnh tự nhiên thoáng mát, riêng tư cho các đôi tâm sự. Cà phê bình dân: cho người lao động, bạn bè thân thiết và là chỗ mà mọi người đến rồi đi rất nhanh. Cà phê thưởng thức: là nơi chỉ dành để thưởng thức cà phê, dành cho những người "sành miệng".  Những phong cách quán cafe khác nhau Ngoài ra có thể kể đến cà phê ca nhạc, cà phê thời trang... nhưng không căn bản lắm. Cà phê "đại chúng" lên ngôi  Nếu chuẩn bị đi tìm địa điểm để mở quán, bạn đừng nhọc công nghĩ đến 2 loại quán: cà phê vườn và cà phê thưởng thức. Chúng vượt ngoài khả năng của bạn. Cà phê vườn tuy vốn ban đầu không lớn: chỉ khoảng 10-20 triệu dành cho bàn ghế (thường là băng ghế gỗ, mây), vài chậu cây cành lá loè xoè để... nguỵ trang, vài tấm mành ngăn cách các ô, còn lại tiền đầu tư cho nguyên liệu giải khát, âm thanh không nhiều. Đối tượng vào quán không phải là đối tượng thẩm định chất lượng nước uống và âm thanh. Họ cần không gian riêng tư, thoáng mát, thế là đủ! Nhưng không gian ấy, nếu không phải là tài sản sẵn có thì bạn hãy nghĩ đến số tiền khổng lồ đi thuê mặt bằng. Cà phê thưởng thức chỉ dành cho người kinh doanh cà phê chuyên biệt. Thứ nhất, vốn ban đầu lên tới cả trăm triệu để học được kỹ xảo pha chế cà phê rang xay, mua máy xay, rang, dụng cụ pha chế, ly tách chuyên dụng, pha riêng cho những khách am hiểu về cà phê và chỉ uống cà phê ngon đến hoàn hảo. Như những hàng cà phê rang xay trên phố Triệu Việt Vương hiện nay, thế mạnh của họ là gia truyền, sử dụng hạt cà phê mới. Nhưng điểm yếu của họ lại là không gian cũ, chật và phục vụ uể oải. Loại quán này cần thời gian dài để kiếm một thương hiệu, tốt nhất nên bỏ qua. Vốn ít, địa điểm không có, mở quán loại gì?  Chỉ bán cà phê không thì thu rất khó bù chi. Vì thế người ta thường kết hợp cà phê mua sắm (ví dụ như quán cà phê trên tầng 3 siêu thị Fivimart), cà phê kết hợp thẩm mỹ viện, thời trang, cà phê kết hợp ăn nhẹ, ăn fastfood, cà phê trong rạp phim cho người chờ đến giờ chiếu, cà phê trong cửa hàng sách báo để khách mua sách và đọc luôn... Mặc dù những quầy cà phê trong cửa hàng, siêu thị không lớn nhưng doanh thu rất cao, vì chính nhân viên bán hàng cũng cần một chỗ để thư giãn sau khi đứng chào hàng cả ngày. Điều tra cho thấy những người dân lao động bình thường trong thành phố lớn đến quán cà phê mỗi tuần trung bình 3-4 lần. Chỉ với khoảng 10 triệu đồng đầu tư cho quầy cà phê nhỏ, kèm thêm khả năng thương thuyết với nơi bạn muốn đặt quán thì đã có thể có được một quán cà phê đại chúng với lượng khách hàng tiềm năng rất lớn.
thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Chia sẻ với anh em hướng đi và những thứ cần phải chuẩn bị khi mở một quán cafe nhỏ. Hy vọng những kinh nghiệm này giúp ACE khi bắt đầu khi kinh doanh cafe sân vườn hoặc bình dân hay sách sẽ có được kết quả như ý (mình không đề cập đến mấy quán cóc). Chúc anh em khởi nghiệp thành công!

Đối với một quán café thì tiêu chí Đẹp không phải là quan trọng nhất như nhiều người vẫn nghĩ. Quan trọng nhất phải là cảm giác của thực khách sẽ như thế nào khi ngồi trong quán của bạn. Họ có cảm thấy thoải mái, dễ chịu hay không? Họ có cảm thấy đó là nơi dành cho họ hay không mới là những điều quan trọng nhất. Điều đó giải thích vì sao có những quán café rất sang trọng nhưng vẫn vắng khách trong khi có rất nhiều quán khác rất đơn giản, bình thường nhưng lại luôn có lượng khách rất đông.

1. Chọn vị trí: Việc chọn vị trí để mở quán là điều quan trọng đầu tiên mà bạn phải quyết định, có khi sự thành bại của bạn lại nằm hoàn toàn trong vấn đề này. Bạn cần phải đánh giá kỹ càng về tình hình dân cư, giao thông, khách vãng lai ở khu vực mà bạn chọn để mở quán, từ đó có thể quyết định có mở quán hay không và mở quán theo phong cách gì cho phù hợp. Cần tham khảo ý kiến của nhiều người, nhất là những người có kinh nghiệm. Những người có kinh nghiệm về lĩnh vực này ngoài những hiểu biết cần thiết, họ còn ít nhiều có trực giác (hay cảm tính) đáng tin cậy hơn khi chọn lựa địa điểm kinh doanh.

2. Chọn phong cách: Khi bạn đã quyết định mở quán café, nhà hàng ở một vị trí nào đó, nghĩa là bạn đã đánh giá được khả năng thành công. Hãy dựa vào các dữ liệu có được về tình hình dân cư, giao thông, địa thế…mà bạn thu thập được trước đó. Cộng thêm một vài yếu tố về vốn, sở thích của bạn để xác định rõ phong cách của quán mà bạn sẽ mở. Xác định được phong cách là điều rất quan trọng, nó giúp bạn tránh đi sự lan man trong việc thiết kế hoặc lựa chọn thiết kế, định hướng cụ thể hơn những gì mà bạn sẽ làm, cũng như cần phải đầu tư bao nhiêu, như thế nào.

Hiệu quả kinh doanh là quan trọng nhất. Trừ khi bạn muốn tạo ra một không gian độc đáo theo ý thích để chia sẻ niềm đam mê nào đó với một lượng nhỏ thực khách có ý thích như bạn mà không cần quan tâm đến vấn đề tài chính, thì bạn nên đặt vấn đề hiệu quả lên hàng đầu. Bạn không nên cứ bị cuốn vào suy nghĩ phải làm một cái gì đó thật sự mới lạ, độc đáo nếu như bạn không chắc rằng nó phù hợp và hiệu quả. Tất cả những gì bạn cần là tìm một phương án phù hợp nhất với lượng khách tiềm năng mà bạn nhắm đến cũng như số vốn à bạn có thể bỏ ra. Điều đó sẽ tránh cho bạn những lãng phí không cần thiết mà vẫn đạt được lượng khách như mong muốn.

3. Chú trọng hơn đến thiết kế: Khâu thiết kế là cực kỳ quan trọng vì nó quyết định hình dáng, tính thẩm mỹ và cả phần “hồn” của quán và từ đó quyết định tính hiệu quả trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy gạt bỏ suy nghĩ rằng chỉ có những quán café lớn, sang trọng với vốn đầu tư nhiều mới cần đến thiết kế. Ngay cả khi quán của bạn chỉ có chi phí đầu tư vài chục triệu thì bạn cũng nên suy nghĩ nghiêm túc đến vấn đề này.

Chi phí tư vấn - thiết kế thật ra không nhiều so với vốn đầu tư cho cả quán nhưng nó lại quyết định đến thành công của bạn, vì thế bạn nên mạnh dạn nhờ đến những chuyên gia thiết kế, những công ty thiết kế - trang trí nội ngoại thất, không chỉ để quán café của bạn đẹp hơn, hài hòa hơn mà quan trọng nhất là hiệu quả hơn về phương diện kinh doanh.
Sắp đặt vài bộ bàn ghế, chưng một chậu cây, chọn màu sơn là những việc tưởng chừng như đơn giản nhưng qua con mắt và kinh nghiệm của những chuyên gia, Kiến trúc sư, họ sẽ biết cách làm thế nào đạt hiệu quả cao nhất và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng thực khách đến quán, sự hài lòng và quay trở lại của họ.