Câu hỏi sau khi li hôn???

Minh 30 tuổi và đã cưới vợ được gần 2 năm, vợ chồng mình có 1 cô con gái hiện giờ đã hơn 13 tháng.  Vợ mình lại mắc vào bênh Tiểu đường và men gan cao. Tiểu đương của cô ấy là 8,9 còn men gan thì cao gấp 4 lần bình thường, vợ mình ở hà nội. Còn mình thì phải đi công trình xa tháng mới về hà nội được một lần. Thu nhập của mình hơn chục triệu một tháng, gần đây vợ chồng mình hay xẩy ra cãi cọ và có thể đẫn đến li hôn. Vậy cho mình được hỏi, nếu li hôn mình có thể giành được quyền nuối con không? và nêu cô ấy nuôi con thì liệu với bệnh tật như vậy có đảm bảo không?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Bạn ko nói là vơ bạn lương bao nhiêu. Con bạn mới 13 tháng thì li hôn vẫn phải ở với mẹ, trẻ dưới 2 tuổi thì mẹ đc nuôi mà bạn.