Tư vấn: Lựa chọn màn hình LCD máy tính ?

Giúp em với nhé!
BT
BT
Trả lời 14 năm trước
Theo số liệu từ các nhà phân phối và những cửa hàng bán lẻ thì màn hình tinh thể lỏng (LCD) đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn so với màn hình CRT. Hơn nữa việc lựa chọn cho mình một chiếc màn hình LCD chất lượng, ưng ý giữa một rừng thương hiệu được quảng cáo là “đẹp này – tốt nọ” không phải là việc làm đơn giản với nhiều người. Bài viết sau đây xin giới thiệu với bạn [b]3 bước[/b] để tự mình kiểm tra và lựa chọn trước khi quyết định mua một màn hình LCD vừa ý, chất lượng. [b]Bước 1: Cân nhắc những tiêu chuẩn đầu tiên[/b] Bạn phải xác định là mình muốn mua một LCD như thế nào? Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bạn như [b]kiểu dáng, giá cả, kích thước, độ phân giải, độ sáng, độ tương phản. [/b] [i]- Kích thước và độ phân giải màn hình:[/i] Ở các cửa hàng hiện có bán các loại LCD dành cho máy để bàn với kích thước từ 15” đến 24” hay lớn hơn (trên 30”). Tuy nhiên, kích thước màn hình tỉ lệ thuận với giá cả và việc bảo hành sẽ gặp nhiều khó khăn khi kích thước màn hình quá lớn. Bạn cũng nên biết rằng mỗi màn hình LCD đều có một độ phân giải mặc định (native resolution), tức là phải thiết lập độ phân giải ở mức này thì hình ảnh mới đẹp và sắc nét. Ngoài ra, tỷ lệ màn hình cũng là một vấn đề cần quan tâm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều model màn hình sử dụng tỷ lệ 16:9 hoặc 16:10 hay còn được gọi là màn hình rộng Widescreen. Các loại màn hình dạng này rất tiện lợi để giải trí, xem phim tại nhà. Độ phân giải chuẩn của từng kích thước màn hình LCD: 15” có độ phân giải 1024x768 17” đến 19” là 1280x1024 (1440x900 với màn hình Widescreen) 20” đến 22” là 1600x1200 (1680x1050 với màn hình Widescreen). [center][gallery]/19/fdj1249462156.gif[/gallery] So sánh giữa các chuẩn tỷ lệ màn hình[/center] Nếu bạn chỉ dùng máy với mục đích văn phòng hoặc nghe nhạc, xem phim thì yếu tố độ phân giải không phải là vấn đề quan trọng nhưng nếu là một game thủ thì bạn sẽ cực kì quan tâm đến yếu tố này. Độ phân giải của màn hình càng lớn thì card đồ họa của bạn càng phải đủ mạnh để có thể chơi game với đúng độ phân giải chuẩn của màn hình mà không bị khựng hay giật hình. Do vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi lựa chọn kích cỡ màn hình LCD. Lời khuyên là hãy chọn một LCD 17” hoặc 19”, kích thước này đủ lớn để bạn cảm thấy thoải mái nhưng độ phân giải không quá cao và điều quan trọng nhất là giá cả hợp lý hơn so với LCD có cỡ màn hình 20” hoặc lớn hơn. [i]- Độ sáng màn hình:[/i] Phần lớn LCD trên thị trường có độ sáng trong khoảng 250 – 500 cd/m2. Mức này đủ đáp ứng nhu cầu của hầu hết người dùng. Một màn hình với độ sáng 300 cd/m2 là hợp lý vì chúng ta cũng ít khi sử dụng độ sáng đến mức này. Về độ sáng, bạn cần tham khảo thêm tại website của nhà sản xuất vì trên báo giá của các cửa hàng thường không nêu thông số này. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng vì các màn hình LCD trên thị trường đều có độ sáng đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng thông thường. [i] - Độ tương phản:[/i] Thông số này gây bối rối đối với hầu hết người dùng LCD vì nó dao động khá nhiều từ 450:1 – 2000:1. Độ tương phản trong khoảng 500:1 – 700:1 là quá đủ vì bạn khó phân biệt được sự khác biệt giữa một màn hình có độ tương phản 500:1 với một màn hình có độ tương phản 2000:1. Thực chất độ tương phản 2000:1 là do các nhà sản xuất sử dụng những công nghệ riêng để đạt được. Các công nghệ này đều có điểm chung là có khả năng xử lý hình ảnh trước khi xuất ra màn hình, dùng các thuật toán đặc biệt và các mạch xử lý tín hiệu để cân chỉnh sao cho các vùng tối hình ảnh vẫn không bị mất chi tiết. Khi bạn trang bị màn hình LCD để chơi game hoặc xem phim thì hãy chọn những model có công nghệ độ tương phản động này để có chất lượng hình ảnh tốt nhất, rõ nét ngay cả ở những vùng quá tối hay quá sáng. Tất nhiên chất lượng hình ảnh mới là quan trọng nhất chứ không phải là những con số. Do đó, bạn hãy dùng một đĩa phim với các cảnh quay buổi tối để kiểm tra xem màn hình mình định mua cho hình ảnh có rõ nét hay không. [b]Bước 2: Kiểm tra cảm quan[/b] Khi cửa hàng đem màn hình ra cho bạn thử, việc đầu tiên bạn cần làm chính là quan sát kỹ những biểu hiện bên ngoài của màn hình. Thùng hộp đựng màn hình phải còn mới, không có những dấu hiện trầy xước, rách hoặc móp méo. Nếu có những dấu hiệu đó, có thể thùng màn hình này đã từng bị rơi và ai có thể biết được cái màn hình bên trong có bị gì hay không? Bạn có quyền yêu cầu được đổi một cái khác nếu nghi ngờ rằng nó đã từng bị rơi hoặc chấn động mạnh. Tiếp đến là quan sát xem các bao xốp bọc bên ngoài màn hình cũng như các phụ kiện khác có bị rách hoặc nhàu nát hay không. Hãy nhớ rằng không có một màn hình nào đến tay người dùng cuối mà không qua quá trình kiểm tra chất lượng từ phía nhà phân phối và dán tem bảo hành. Do đó chắc chắn màn hình bạn mua về không thể nào còn mới nguyên 100% như phần lớn vẫn nghĩ. Ngoài màn hình ra, các phụ kiện đi kèm phải đầy đủ (bạn có thể xem trong User Manual đi kèm sản phẩm để biết chi tiết về các phụ kiện). Sau phần bao bì, cần kiểm tra đến chính chiếc màn hình sắp mua. Bạn xem kỹ số serial của màn hình (thường được in phía sau lưng) có trùng với số serial trên thùng hay không để đảm bảo hàng đồng nhất. Khi lấy màn hình ra, kiểm tra phần vỏ màn hình xem nước sơn có đều không (nếu không có thể đã bị sơn lại), có bị trầy xước phần nhựa và có nhiều dấu tay ở các phần kim loại hoặc ở những phần nhựa bóng hay không; màn hình phải có một tấm nhựa trong dán phía ngoài để tránh trầy xước và tấm này phải còn mới, không bị gấp hoặc nhàu nát; mặt màn hình phải mịn đều và không có các biểu hiện bất thường như trầy xước hoặc có những chỗ màu sắc khác với các chỗ còn lại; các chân cắm phải đầy đủ và không bị lỏng hoặc hở. (Còn tiếp)
BT
BT
Trả lời 14 năm trước
Tiếp theo Phần này sẽ giúp bạn tìm lỗi kĩ thuật mà LCD mắc phải để có thể mua được một chiếc màn hình LCD ưng ý nhất. [b]Bước 3: Tìm lỗi kỹ thuật[/b] Cần lưu ý phần lớn các lỗi kỹ thuật của LCD là “không thể sửa được”. Do đó, bạn cần phải kiểm tra kỹ xem chiếc màn hình mình sắp mua có bị một trong những lỗi này hay không? Các lỗi này bao gồm: [b]dead pixel, color banding, text blur và backlight bleeding[/b]. Để kiểm tra màn hình ở bước này, có thể sử dụng phần mềm miễn phí [url=http://www.dps.uk.com/freeware_DTP.htm]Dead Pixel Tester[/url] hoặc đơn giản hơn là dùng 2 file Word có chứa sẵn một đoạn văn bản (1 file nền trắng chữ đen và 1 file nền đen chữ trắng). [b]Text blur:[/b] Đây không hẳn là lỗi nhưng lại rất quan trọng vì nó nói lên khả năng thể hiện độ tương phản của màn hình. Một màn hình tốt phải thể hiện tốt độ tương phản giữa hai sắc độ trắng và đen, nhất là với văn bản. Ngoài ra, chữ trên văn bản phải sắc nét và đọc được rõ chữ với kích cỡ 8. Bạn dùng 2 file văn bản như đã nói ở trên và chuyển đổi qua lại giữa 2 file này, thay đổi kích cỡ chữ và thay cả màu nền và màu chữ sang các màu khác nhau. [b]Dead pixel (điểm chết):[/b] Điểm chết là một pixel bị mất khả năng thay đổi màu, điểm chết có thể màu trắng hoặc đen hoặc một màu khác bất kỳ. Trong khi điểm chết nằm ở góc hoặc cạnh màn hình chưa phải là vấn đề thì những điểm nằm ngay chính giữa màn hình lại gây khó chịu hơn rất nhiều lần. Đây là dạng lỗi kỹ thuật mà hầu như nhãn hiệu màn hình nào cũng bị và nhà phân phối chỉ bảo hành nếu số điểm chết trên 5 với màn hình 15” đến 19”, trên 10 điểm chết đối với màn hình có kích thước lớn hơn 20”. Do đó bạn cần phải kiểm tra thật kỹ trước khi mua và hãy hỏi kỹ chế độ bảo hành của sản phẩm chọn mua. Để kiểm tra, bạn hãy khởi động chương trình Dead Pixel Tester và chọn Solid ở phần[b] [Screen Visual Display],[/b] sau đó click phải vào màn hình để ẩn phần Panel của chương trình rồi click chuột trái vào màn hình để đổi sang các màu khác nhau. Điểm chết có thể không nhìn thấy ở một số màu nhất định và chỉ có thể nhận ra với các màu tương phản với nó. Do đó, bạn phải phải quan sát thật kỹ màn hình với tất cả các màu khác nhau xem có điểm chết nào không. [center][gallery]/19/ahg1249462375.jpg[/gallery] Giao diện phần mềm Dead Pixel Tester[/center] [b]Color banding:[/b] Đây là bước test xem màn hình LCD thể hiện dải màu có chuẩn và đồng đều hay không. Nếu một màn hình LCD bị lỗi color banding thì màu sắc sẽ thay đổi một cách khác thường và cùng sự trợ giúp của phần mềm Dead Pixel Tester, chỉ với mắt thường cũng có thể nhận biết. Đầu tiên là kiểm tra với dải màu dọc bằng cách khởi động phần mềm này lên > bấm chuột vào khung[b] [Screen Visual Display] [/b]rồi kéo xuống phía dưới sẽ thấy 3 dòng Vertical (Light to Dark, Dark to Light và Solid) > quan sát thật kỹ sự chuyển đổi của các dải màu. Sau đó, bạn hãy lặp lại bước này nhưng với các dải màu nằm ngang với 3 phép thử Horizontal (Light to Dark, Dark to Light và Solid). [center][gallery]/19/ewt1249462397.jpg[/gallery] Color Banding[/center] [center] [gallery]/19/awn1249462383.jpg[/gallery] Test lỗi Color Banding với các dải màu dọc[/center] [center] [gallery]/19/mlr1249462389.jpg[/gallery] ...và dải màu nằm ngang [/center] [b]Backlight bleeding (lọt sáng):[/b] Gần như 100% các màn hình LCD trên thị trường đều bị lỗi này. Đây là hiện tượng ánh sáng của đèn nền không được che hoàn toàn mà có một phần lọt ra ngoài, thường là ở các cạnh của màn hình. Điều này làm ảnh hưởng đến độ sáng của màn hình. Đây là một vấn đề kỹ thuật mà các nhà sản xuất luôn “đau đầu” vì không thể nào ngăn được toàn bộ ánh sáng từ đèn nền lọt ra ngoài. Sự khác biệt của hiện tượng này trên từng sản phẩm cụ thể là bị lọt sáng ít hay nhiều và vì thế cũng chỉ có 1 giải pháp duy nhất là chọn sản phẩm "ít bệnh" nhất. Để có thể kiểm tra xem màn hình lọt sáng ít hay nhiều, bạn hãy tăng độ sáng và độ tương phản của màn hình lên tối đa rồi chuyển màn hình sang màu đen hoặc một màu tối bất kỳ (có thể dùng phần mềm Dead Pixel Tester). Sau đó, bạn hãy yêu cầu kỹ thuật viên tắt đèn trong khoảng 30 giây đến 1 phút để kiểm tra. Nếu màn hình có màu đen đồng đều nhau và khó nhận thấy sự lọt sáng ở các cạnh thì đó là màn hình tốt. [center][gallery]/19/lgb1249462402.jpg[/gallery] Một màn hình LCD bị lọt sáng nhiều[/center] Nếu chưa hài lòng, bạn nên yêu cầu thử một sản phẩm khác đến khi thật ưng ý. [right]DIGILIFE [/right]