Các tinh thể lỏng điều khiển các điểm ảnh màu như thế nào?

Tư vấn cho em?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
1.Màn hình được phủ một lớp ánh sáng trắng từ ánh sáng nền 2.Hệ thống lọc sẽ chỉ cho phép các tia sáng trắng có chiều thẳng đứng đi qua 3.Lớp tinh thể lỏng 4.Dòng điện sẽ làm cho các tinh thể này liên kết và xoắn lại với nhau hoặc phân tách ra 5.Các tinh thể liên kết với nhau sẽ làm các tia sáng đi qua lớp lọc bị biến đổi 6.Lớp lọc màu sẽ biến ánh sáng trắng thành ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh dương 7.Lớp lọc thứ ba sẽ cho phép các tia sáng theo chiều nằm ngang và đã được biến đổi đi qua 8.Ánh sáng chiếu qua màn hình gương sẽ trình diễn những điểm ảnh phụ nhỏ. Và cứ 3 điểm ảnh phụ sẽ hình thành nên 1 điểm ảnh hoàn chỉnh 9.Các điểm ảnh phụ sẽ bị tối nếu như ánh sáng không tới được gương 10.Mắt người sẽ nhìn thấy được sự kết hợp phức tạp của các tia sáng và tạo thành các màu khác nhau Một màn hình LCD được cấu thành bởi hàng triệu các ô vuông cực nhỏ mà chúng ta gọi là các điểm ảnh. Mỗi điểm ảnh đó bao gồm 3 điểm ảnh phụ mang 3 màu: đỏ, xanh dương và xanh lục. Mỗi điểm ảnh phụ được điều khiển bởi một nhóm tinh thể lỏng cực nhỏ nằm đằng sau nó. Các mạch điện bên trong TV làm nhiệm vụ bật hay tắt cho các điểm ảnh để tạo nên hình ảnh cuối cùng. Sự hoạt động của các tinh thể lỏng xảy ra cả trong điều kiện lỏng và rắn. Trong điều kiện rắn, các phân tử giữ nguyên tại vị trí của chúng. Nhưng trong điều kiện lỏng, chúng có thể di chuyển tự do. Khi dòng điện đi qua các tinh thể, các phân tử sẽ xoắn lại với nhau hoặc tách rời nhưng vẫn giữ nguyên vị trí của chúng. Sự xoắn lại của chúng được điều khiển một cách chính xác bằng cách tăng giảm lượng điện đi qua. Và đây chính là phương thức hoàn hảo để làm chủ và điều khiển các điểm ảnh của một TV LCD. Nhà thực vật học người Áo Friedrich Reinitzer đã phát hiện ra các tinh thể lỏng vào năm 1888. Còn màn hình LCD đầu tiên được sử dụng vào đầu những năm 70, ứng dụng trong máy tính điện tử và quan sát phân tử. Hiển thị tinh thể lỏng trong tương lai có thể được lắp đặt trong cửa sổ để thay thế cho rèm cửa. Trong trường hợp cần thiết, chúng sẽ giúp "khoá" ánh sáng từ bên ngoài một cách hiệu quả, để căn phòng hoàn toàn tối. Phối hợp ánh sáng Bằng cách trộn ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh dương với nhau, chúng ta có thể tạo nên bất cứ loại màu sắc nào. Đỏ và xanh dương trộn với nhau sẽ tạo nên một màu tía sáng hơn gọi là magenta. Xanh dương và xanh lục có thể tạo nên một màu xanh dương sáng hơn có tên cyan. Màu vàng là sự kết hợp giữa đỏ và xanh lục. Khi cả ba màu kết hợp với nhau, người ta có ánh sáng trắng hoặc màu xám (tuỳ thuộc vào độ sáng của chúng). Màu đen sẽ được tạo nên nếu không có ánh sáng đi qua. Trộn ba màu xanh lục, xanh dương và đỏ Độ phân giải (Resolution) Độ phân giải tối đa tùy thuộc vào kích thước màn hình. Đối với màn hình 15 inch là 1024 x 768, đối với LCD 17inch là 1280 x 1024. Và bạn nên biết rằng đây cũng là độ phân giải tối ưu nhất. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh độ phân giải này theo hướng thấp hơn (không thể điều chỉnh độ phân giải vượt qua độ phân giải tối đa của LCD). Và đương nhiên, chất lượng hình ảnh sẽ giảm sút đáng kể, hình ảnh không mịn và tạo cho người sử dụng có cảm giác như màn hình bị chia thành các điểm nhỏ rời rạc (tình trạng này càng thể hiện rõ khi màn hình LCD được đặt độ phân giải càng thấp). Góc nhìn (Viewing angle) Góc nhìn chính là một yếu điểm của LCD so với màn hình CRT truyền thống. Nếu như màn hình CRT có thể nhìn ở mọi góc độ với màu sắc không đổi, thì đối với LCD hình ảnh mà bạn thấy được sẽ có thay đổi đáng kể khi nhìn với góc nhìn lệch. Sự thay đổi về hình ảnh bắt đầu bằng sự thay đổi màu sắc. Đối với góc nhìn khác nhau thì màn hình sẽ bị biến đổi theo những màu khác nhau. Một số màn hình có góc nhìn thật hẹp thì có thể bạn sẽ chỉ thấy một màn sáng không hơn không kém. Màn hình chỉ thể hiện màu sắc rõ nhất khi người sử dụng ngồi trực diện với LCD. Góc nhìn của LCD được xác định theo chiều dọc và chiều ngang. Góc nhìn tối thiểu cho màn hình LCD thông dụng hiện nay là 120 độ ngang và 100 độ dọc