So sánh giá trị thặng dư với lợi nhuận, tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận?

So sánh giá trị thặng dư với lợi nhuận, tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận. Tốc độ chu chuyển của tư bản có ảnh hưởng như thế nào tới nhu cầu về tư bản, tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hằng năm?
Nguyen Thi Huyen Trang
Nguyen Thi Huyen Trang
Trả lời 15 năm trước
1. Ta biết rằng, nhà tư bản bỏ ra tư bản bao gồm tư bản bất biến c và tư bản khả biến v để sản xuất ra giá trị thặng dư m. Nhưng các nhà tư bản đã đưa ra một khái niệm mới là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa K– đó là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất © và giá cả sức lao động (v) đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hoá cho nhà tư bản, nghĩa là K = c + v. Khi c + v chuyển thành K như vậy thì số tiền nhà tư bản thu được trội hơn so với chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa được gọi là lợi nhuận P. Như vậy, lợi luận thực chất là giá trị thặng dư được quan niệm là kết quả của toàn bộ tư bản ứng trước. Khi đó, giá trị hàng hoá G = c + v + m biến thành G = K + P. Về bản chất thì P chính là m nhưng cái khác nhau ở chỗ, m hàm ý so sánh với v còn P lại hàm ý so sánh nó với K = c + v. P và m thường không bằng nhau. P có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, phụ thuộc vào giá cả hàng hoá do quan hệ cung - cầu quy định. Nhưng nếu xét trên phạm vi toàn XH, tổng lợi nhuận luôn bằng tổng giá trị thặng dư. 2. Khi giá trị thặng dư chuyển thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư cũng chuyển thành tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất giá trị thặng dư m’ là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng dư m với tư bản khả biến v: m’ = m/v . 100(%) Tỷ suất lợi nhuận P’ là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước: P’ = m/(c + v) . 100(%). Trong thực tế người ta thường tính P’ bằng tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuân thu được P với tổng tư bản ứng trước K: P’ = P/K . 100(%). Xét về lượng thì tỷ suất lợi nhuận P’ luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư m’. Về chất, tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện đúng mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động còn tỷ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản. P’ chỉ cho nhà đầu tư tư bản biết đầu tư vào đâu là có lợi. Tỷ suất lợi nhuận phụ thuộc vào tỷ suất thặng dư: tỷ suất thặng dư tăng thì tỷ suất lợi nhuận tăng; tốc độ chu chuyển tư bản, cấu tạo hữu cơ của tư bản và tiết kiệm tư bản bất biến. 3. Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản được lặp đi lặp lại định kỳ, đổi mới không ngừng. Tốc độ chu chuyển tư bản là số vòng chu chuyển của tư bản trong một năm. Tốc độ chu chuyển của tư bản có ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu về tư bản, tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định làm tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, lượng tư bản sử dụng tăng lên và tránh được những thiệt hai do hao mòn hữu hình và vô hình gây ra. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong một năm, nhờ đó, sẽ tiết kiệm được tư bản ứng trước. Mặt khác, do tăng tỷ suất của tư bản khả biến mà tỷ suất giá trị thặng dư trong năm sẽ tăng lên. Tóm lại, tăng tốc đọ chu chuyển tư bản khả biến giúp cho các nhà tư bản tiết kiệm được tư bản ứng trước, nâng cao tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư trong năm.
vantuan
vantuan
Trả lời 15 năm trước
mua quyển Kinh tế chính trị (dành cho chuyên ngành Kinh tế bìa màu xanh nhạt ấy) có hết trong đấy đó bạn. Lợi nhuận (P) bản chất của nó cũng là giá trị thặng dư (m) thôi (khi cung = cầu thì P = m). Còn nếu cung > cầu thì P < m và ngược lại. VD cụ thể: 1 con AirBlade Giá bán niêm yết trên Website là 28tr, nhưng do số lượng xe tung ra thị trường rất ít ( tức Cung<Cầu), nên bạn phải bỏ ra đến ~35tr nếu muốn sở hữu nó. như vậy lợi nhuận P > m. P = Doanhthu(R) - Chi phí(C) m =[ tỉ suất giá trị thặng dư (m') x tư bản khả biến (v)]/100%
hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Trong xã hội có nhiều ngành sản xuất khác nhau, với những điều kiện sản xuất không giống nhau, lợi nhuận thu được và tỷ suất lợi nhuận cũng sẽ không giống nhau. Điều này dẫn đến việc cạnh tranh giữa các ngành. Đó là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Chính vì điều này mà dẫn đến việc các nhà tư bản di chuyển từ các ngành lợi nhuận ít sang những ngành có lợi nhuận cao hơn. Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận ngành và dẫn đến hình thành tỷ suất lợi nhuận ngành ngang nhau. Đó là tỷ suất lợi nhuận chung hay tỷ suất lợi nhuận bình quân. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là “con số trung bình” của tất cả các tỷ suất lợi nhuận khác nhau hay là tỷ số phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản XH. Khi hình thành tỷ xuất lợi nhuận bình quân, ta có thể tính được lợi nhuận bình quân của từng ngành. Đây là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào những ngành khác nhau. Nó chính là lợi nhuận mà nhà tư bản thu được căn cứ vào tổng tư bản đầu tư, nhân với tỷ suất lợi nhuận bình quân, không quan tâm đến cấu thành hữu cơ của nó. Sự xuất hiện của lợi nhuận bình quân đã biến quy luật giá trị thặng dư trở thành quy luật lợi nhuận bình quân (Tổng lợi nhuận bình quân bằng tổng giá trị thặng dư).
2. Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân đã làm giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là giá cả bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân. Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là phàm trù kinh tế tương đương với giá cả, là cơ sở của giá cả trên thị trường, nó điều tiết giá cả thị trường, giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất. Lúc này, quy luật giá trị đã biểu hiện ra thành quy luật giá cả sản xuất (Tổng giá cả sản xuất bằng tổng giá trị).
3. Việc nghiên cứu sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng. Về mặt lý luận, nó giúp ta thấy được sự phát triển lý luận giá trị và giá trị thặng dư của Mác theo tiến trình đi từ trừu tượng đến cụ thể. Mặt khác, nó còn phản ánh quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong việc giành giật lợi nhuận với nhau. Về mặt thực tiến, nó vạch rõ toàn bộ giai cấp tư sản đã bóc lột toàn bộ giai cấp công nhân. Vì vậy, muốn giành thắng lợi, giai cấp công nhân phải đoàn kết, đấu tranh với tư cách là một giai cấp, kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị.