Bài tập tình huống về kinh tế, giúp e với!!!!

Bạn là trưởng phòng bán hàng của 1 công ty chuyên cung cấp các sản phẩm quà tặng cao cấp. Khách hàng của bạn đặt một lô quà tặng cho sự kiện sắp tới của công ty họ. Mặc dù thiết kế đã được duyệt, khi sản xuất thử mẫu chữ đã dùng lại không phù hợp. Do yêu cầu khá gấp về thời gian, nhân viên của bạn đã báo cáo là đã gọi điện để trao đổi với khách hàng và họ đã đồng ý với sự thay đổi này. Tuy nhiên, khi giao hàng khách lại từ chối không nhận sản phẩm. Họ đã phủ nhận việc đã đồng ý thay đổi mẫu chữ, thậm chí còn đòi bồi thường. Bạn sẽ làm j??

Ngô Minh Thảo
Ngô Minh Thảo
Trả lời 13 năm trước

Hi !

Bài tập tình huống khá hay, thực tế khá phổ biến. Mình không có chuyên môn cao siêu nên chỉ góp ý thôi, dù sao nó là bài tập có đúng có sai, chủ yếu là thảo luận thôi.

- Theo tình huống thì bên bạn chỉ có nói là đã trao đổi (nói miệng,không ghi âm) không thể xem là bằng chứng xác thực.Vậy phần này mìnhđuối lý khiđối tác phủ nhận,và xem như lỗi của mình. Trước hết bạn cần coi kỹ lại hợp đồng về mục duyệt mẫu xem thế nào. Nếu ghi rỏ là duyệt mẫu bằng văn bản có chữ ký xác thực thì mình thua phần này. Nếu không nói rõ hoặc không đề cập thì mình có hy vọng (trường hợp này quen biết thôi chứ đa phần các hợp đồng lớn rất chặt)

- Kiểu gì thì người phụ trách hợp đồng bên bạn cũng phải gặp để thương lượng với đối tác. Cố gắng làm sao gặp được người có tiếng nói (tức người chịu trách nhiệm chính). Sử dụng tất các cả chiêu thuyết phục và thương lượng (cái này mình cũng không rành lắm) chẳng hạn như : nhận lỗi khéo léo về mình (khéo không đồng nghĩa là nhận hết) rồi tỷ tê năn nỉ nói chuyện tình cảm, phân tích thiệt hơn và các mối quan hệ lâu dài với đối tác. Kể cả các chiêu khổ nhục kế (như Cty đã cho thôi việc người nhân viên thiếu trách nhiệm gây hậu quả).

Riêng xứ mình thì ai khéo, mời đi nhậu, party, rồi đề cập chia lợi nhuận cho người có quyết định đến hợp đồng của đối tác (áp dụng cho người kiểuăn lương,ủy quyền) chứ trường hợp chính chủ thì khác (có thể là cam kết giảm giá, tạo thuận lợi, ưu thế gì đó về sau cho đối tác) miễn là cho qua hợp đồng này.

Nếu sản phẩm chỉ bị một chút sai khác so với nguyên mẫu ký duyệt thì thực ra cũng không đến nỗi nào hủy hết hợp đồng. Có khi là người ta cố ý thử mình hoặc muốn có lợi lộc gì đó. Còn chuyện đi kiện thì không bên nào muốn đâu, dù họ có thắng cũng mất rất nhiều thời gian công sức cho nên kiện tụng chỉ là lựa chọn cuối cùng mà thôi.

Gợi ý mang nặng tính lý thuyết, người giỏi giao tiếp , thương thuyết sẽ có cách làm hay lắm (tiếc là họ không để lộ ra).