Làm sao để có tính xu nịnh và làm sao để không có tính ưa nịnh ?

 

Làm sao để có tính xu nịnh và làm sao để không có tính ưa nịnh ?

 

Tôi hiện là hiệu trưởng của một trường trung cấp chuyên nghiệp, tôi lên được chức này là nhờ có ông chú ruột làm to ở trên Sở. Ông chú ruột tôi sắp về hưu nên cái chức hiệu trưởng ở nhiệm kỳ 2 chưa chắc tôi có giữ được không.

 

Tôi có bản chất là không thích nói nịnh người khác, và cũng không thích  đem quà và phong bì đi biếu người khác nên tôi e rằng nếu cứ như thế thì không được làm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2 mất. Các bạn hãy cho tôi lời khuyên để tôi có tính xu nịnh chạy vạy để giữ lấy chức hiệu trưởng của mình!

 

Mặt khác khi mới lên làm hiệu trưởng tôi rất nghiệm túc, nhưng một thời gian sau thì vào những ngày lễ tết cán bộ giáo viên trong trường thường hay đem quà cáp phong bì đến biếu tôi và nói những lời xu nịnh tôi, tôi không nhận thì họ nghĩ là tôi trù úm họ nên tôi bắt buộc phải nhận. Lâu dần tôi đâm thích nhận quà cáp phong bì (thích nhất là phong bì), thích nghe những lời xu nịnh, nó giống như là chất dopping giúp tôi lấy lại phong độ và nhiệt tình làm việc.  Bây giờ tôi ghét những ai không quà cáp, không nịnh nọt tôi! Tại sao tôi lại phải đối xử công bằng với họ khi họ chẳng mất gì so với những người đã quà cáp cho tôi ? Tôi biết đây là tính xấu nhưng không bỏ được vì nó quá hấp dẫn. Ai có kinh nghiệm bỏ được tính ưu nịnh này hãy cho tôi một lời khuyên đi !

 

À tôi nghe nói chủ tịch Nguyễn Thế Thảo vài năm trước chạy chức chủ tịch UBND TP HN hết 32 tỷ, còn tôi sau vài năm làm hiệu trưởng cũng tích cóp được 10 tỷ, ai có cửa nào chạy chức phó chủ tịch UBND TP HN hết 10 tỷ thì liên hệ với tôi nhé !

 

Tôi xin chân thành cảm ơn !

pq
pq
Trả lời 12 năm trước

Đã nhiều năm nay, chúng ta phải đau lòng thừa nhận với nhau rằng, hối lộ để chạy chức chạy quyền đã trở thành quốc nạn ở Việt Nam. Mới đây, ông Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Võ Thanh Bình đã cho tài xế mang vào phòng họp 100 triệu đồng và cho biết đây là khoản "chạy chức" của cấp dưới, tuy nhiên, không tiết lộ danh tính người đưa tiền. Và ông Võ Thanh Bình cũng cho biết nếu trong thời gian đó mà ông nhận tiền của cấp dưới thì ông đã nhận ít nhất là một tỷ đồng.

Có bao nhiêu phần trăm người được đề bạt không chạy hối lộ cho cấp trên của mình? Tôi không dám công bố con số mà tôi ước đoán. Nhưng nếu sự thật được công bố thì chắc chắn là một con số kinh hoàng. Tất cả những người được đề bạt ở Việt Nam hãy tự hỏi mình có phải là người hoàn toàn trong sạch không? Tất nhiên, có người sẽ trả lời tôi hoàn toàn trong sạch. Tôi không hối lộ. Tôi chỉ cám ơn cấp trên đã giúp đỡ tôi mà thôi hoặc tôi đối với sếp là tình nghĩa con người thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Phải biết ơn người đã giúp mình chứ.

Có rất nhiều cách hối lộ tạo lý do cho người hối lộ và người nhận hối lộ không phải “thẹn thùng” và không vi phạm luật pháp. Nếu bạn muốn chạy quyền, chạy chức, tôi xin mách bạn một số mẹo. Thực ra không phải sách lược do tôi nghĩ ra mà tôi chỉ là người tổng hợp những cách mà người Việt Nam chúng ta đã, đang và tiếp tục dùng mà thôi. Dưới đây là9 "mẹo" (hay còn gọi là "cách") hối lộ cơ bản để chạy quyền chạy chức ở Việt Nam. Bạn cứ học thuộc lòng9 cách dưới đây và cứ thế… cứ thế… mà làm, không phải dày vò làm gì. Hiệu quả của những cách này sẽ làm bạn rất ngạc nhiên cho dù bạn không hề là người có tài.

Cách 1: Hãy tạo ra lý do hợp lý để cấp trên có thể nhận một khoản tiền từ một công trình hay một đề án nào đó mà cấp trên thừa biết đó là tiền hối lộ của cấp dưới.

Ví dụ một trong hàng trăm cách đơn giản là hóa giá nhà cho cấp trên. Sau đó cấp trên có thể bán ngôi nhà đó đi để mua một ngôi nhà khác cho tiện lợi việc đi làm hoặc sửa sang một chút rồi cho người nước ngoài thuê. Bạn biết lương cấp trên quá khiêm tốn, làm sao đủ chi tiêu điện nước, chợ búa hàng ngày và con cái học hành. Tiền chênh lệch giữa nhà hóa giá và thị trường cũng không nhiều lắm đâu. Nó chỉ khoảng dăm, bảy tỷ đồng thôi.

Cách này gọi là Lọt sàng xuống nia.

Cách 2: Hãy lợi dụng cơ hội tự nhiên như cha mẹ cấp trên đau ốm hay từ trần. Bạn cầm phong bì đến thăm là vừa tạo ra sự xúc động cho cấp trên và vừa đưa được khoản tiền hối lộ một cách rất tình cảm. Việc thăm nom người đau ốm hay phúng viếng người mất là một phong tục đẹp. Cứ thế mà làm. Ngượng ngùng gì đâu.

Bạn có tin là có người thăm bố cấp trên nằm viện với phong bì là 10.000 USD không ?

Cách này gọi là Kính lão đắc quyền chức.

Cách 3: Hãy lợi dụng cơ hội phu nhân của cấp trên đau ốm hoặc đi du lịch trong và ngoài nước để tặng phong bì.

Ví dụ bạn mua vé hai chiều cho phu nhân cấp trên (có thể cả con gái hay con trai cấp trên đi cùng) rồi đưa thêm một phong bì nhỏ từ 5000 đến 7000 USD để phu nhân cấp trên mua quà và dặn thêm: Chị nhớ mua quà cho em đấy nhé. Bạn sẽ có quà như chai rượu, cây thuốc không dán tem, thuốc bổ dương hoặc một áo sơ mi hàng hiệu.

Cách này gọi là Mua quà cho em.

Cách 4
: Hãy lợi dụng những cơ hội liên quan đến con của cấp trên như đỗ đại học, đi du học nước ngoài hay lập gia đình riêng.

Việc này quá dễ với bạn. Bạn chỉ cần tặng cho cháu một học bổng trong 3 năm học ở Mỹ, London, Thụy Sĩ, Hà Lan… Vì đó là những nước cấp trên muốn con mình đến học.

Con cấp trên đỗ đại học bạn có thể tặng một xe máy Vespa khoảng 100 triệu đồng hay có điều kiện thì tặng một xe hơi cho cháu đi học đỡ mưa nắng, bụi bặm. Việc động viên con cháu học hành là việc đáng làm của toàn dân. Bạn thấy có hợp lý không? Quá hợp lý.

Cách này gọi là Sữa để em thơ…

Cách 5: Hãy lợi dụng cơ hội khi cấp trên đi công tác nước ngoài. Nếu bạn có quyền ở cơ quan mình thì bạn quyết định chi tiền làm việc và tiếp khách ở nước ngoài cho cấp trên.

Lưu ý là tiền chi như thế cho cấp trên phải dựa vào hoàn cảnh của cơ quan. Cơ quan nghèo thì khoảng dăm ngàn đô, giàu thì mươi mười lăm ngàn đô. Đồng thời bạn đưa phong bì của riêng của bạn cho sếp. Cũng không cần nhiều. Chỉ nên từ 5.000 đến 10.000 USD và phải dặn dò sếp kỹ lưỡng một chút: Giá cả nước ngoài đắt đỏ lắm, anh cầm thêm vài đồng để uống cốc bia hơi cho đỡ khát và phòng bị khó khăn lúc xa nhà.


Cách này gọi là Lương khô đường dài.

Cách 6: Hãy lợi dụng tục mừng tuổi năm mới, một phong tục đẹp của dân tộc. Một phong bì có thiếp chúc mừng năm mới kèm theo năm, mười, mười lăm hay hai mươi ngàn đô… ( nghĩa là tùy vào sự quan tâm của bạn đối với sếp và tùy vào hoàn cảnh của bạn). Bạn yên tâm là sếp không từ chối đâu. Vì chưa ai từ chối tiền mừng tuổi bao giờ. Nghã là không ai từ chối một phong tục đẹp của người Việt Nam ta.

Cách này gọi là Phong tục nước Nam.

Cách 7: Cách này có vẻ “trắng trợn” hơn. Đó là cách mà bạn đến chơi nhờ sếp một việc gì đó rồi cứ nhét vào túi sếp một phong bì đô la và nói: anh cầm uống chai bia. Nhưng bạn cẩn thận kẻo vợ sếp mắng cho ấy chứ. Bà ấy sẽ lừ mắt nhìn bạn và bảo: Chú chỉ làm hư anh chú thôi. Nhưng cách này chưa ai áp dụng mà bị từ chối thẳng thừng cả đâu. Cứ yên tâm mà thực hiện nhé.

Cách này gọi là Làm hư sếp.

Cách 8: Hãy lợi dụng tính thương người của phụ nữ. Mà cụ thể đây là vợ sếp. Bạn trình bày nguyện vọng của mình với vợ sếp. Chị ấy sẽ rất thương bạn và hết lòng ủng hộ bạn. Hơn nữa, sếp của bạn là người rất tôn trọng phụ nữ mà cụ thể là vợ mình.

Bạn cứ đưa phong bì và nói: Chị cầm mà thêm rau muối. Vợ sếp sẽ vô cùng xúc động và có thể ứa nước mắt. Rất nhiều người áp dụng cách này và thành công mỹ mãn.

Hãy chú ý đến tính thương người của phụ nữ.

Cách này gọi là Lòng dạ đàn bà.

Cách 9: Cách này không dùng tiền mặt mà chỉ dùng hiện vật. Nhỏ thì xe máy, xe hơi/ Lớn thì đất cát, cơ ngơi cửa nhà.

Cách này trong tiếng Anh gọi là No cash but money (tạm dịch Không tiền mặt nhưng vẫn là tiền).

Tôi không dám trao túi gấm chứa ba mẹo cao cho bạn lúc gặp “nan nguy” như Khổng Minh trao cho các tướng lĩnh của mình. Tôi chỉ trao cho bạn9 "mẹo vặt" mà hầu như ai cũng biết và ghé tai dặn: Cứ thế…cứ thế…mà làm!

Nếu bạn biết dùng những mẹo trên thì việc cá nhân của bạn ắt xong còn việc công ắt bại.