Có phải bé nhà mình bị tự kỷ ko?

Con trai em nay được 2 tuổi rồi, nhưng rất biếng ăn nên chậm tăng cân. Hiện nay bé chỉ cân nặng 10,5 kg. Bé rất ít nói, khi em dạy bé nói và xem truyện tranh thì bé nói được 1 đến 2 từ và nói rất nhiều, còn bình thường có việc gì hay vòi vĩnh thì bé chỉ ư e ít nói thành tiếng. Gặp cô giáo hay người quen gần nhà hỏi chuyện thì bé làm lơ, liếc mắt ngó nơi khác không nói gì, mẹ bảo ạ cô thì không ạ, có khi ạ thì rất miễn cưỡng. Nhưng ở nhà bé rất hiếu động, đôi khi rất ngoan làm theo lời mẹ, nhưng cũng có khi mẹ bảo gì bé cũng không nghe.

Cho em hỏi, bé em như vậy có bệnh tự kỷ không?, làm sao giúp bé nói được nhiều? Nếu mắc bệnh thì đưa bé đi khám ở đâu? (Em đang ở TP. HCM, bé nhà em sinh non tháng, cân nặng có 2,1 kg, thường ở nhà bé hay chơi một mình, chỉ thích chơi với bạn lớn tháng hơn, ngoài giờ đi làm em luôn dành thời gian chơi với bé, đưa bé đi chơi)

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 12 năm trước

Chào bạn,

Tự kỷ là hiện tượng rối loạn về tương tác xã hội, rối loạn về giao tiếp và có hành vi lặp đi lặp lại. Việc chẩn đoán thường dựa vào quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Ví dụ:

Nếu cha mẹ chú ý có thể phát hiện bệnh khi trẻ mới ở tháng đầu sau khi sinh. Đối với những đứa trẻ bình thường, chúng có thể nghe và ngửi được mùi của mẹ, khi được mẹ ôm vào lòng sẽ có biểu hiện khoan khoái dễ chịu nhưng trẻ tự kỷ thì không tiếp nhận được bằng các giác quan.

Thường thì trẻ 3 tháng có thể tự ngóc đầu được nhưng trẻ tự kỷ không thể làm như vậy, khi được bồng bế cơ thể như đờ ra.

Lúc 6 tháng tuổi, trẻ tự kỷ sẽ có biểu hiện quá ngoan hoặc quá hung hăng, không cười, nhìn xa xôi, không bám lấy mẹ (ai bế cũng được), không biết cách ôm ấp lại mẹ, không biết phát âm những tiếng đơn giản như a, à, ba... Trẻ bình thường ở độ tuổi này rất thích đồ chơi nhưng trẻ mắc bệnh tự kỷ lại không chú ý đến.

Khi được 1 tuổi, trẻ tự kỷ vẫn không tiếp xúc bằng mắt, không biết bắt chước, thờ ơ với tiếng động.

Lên 2 tuổi, trẻ có những vận động bất thường như đi bằng đầu ngón chân, ngồi hay lắc người, vặn xoắn tay chân... Ngôn ngữ lặp lại, tiếp xúc kém, tình cảm nghèo nàn, vệ sinh chưa tự chủ…

Trước đây, các nước trên thế giới điều trị bệnh tự kỷ như bệnh tâm thần. Ngày nay hướng điều trị mới cho các trẻ mắc bệnh này là chữa bệnh bằng tâm lý. Cụ thể:

- Xây dựng lại cấu trúc tâm lý và nhân cách cá nhân tùy từng trường hợp cụ thể, giúp trẻ trở lại đúng khung tâm lý của trẻ.

- Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa trẻ với gia đình (đặc biệt là với mẹ), quan hệ giữa trẻ với giáo viên, với bạn bè và môi trường xung quanh để thiết lập mối quan hệ tương tác xã hội.

- Tập cho trẻ có ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân.

- Tập phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ.

Trường hợp bé của anh/chị tôi cũng không thể kết luận được nếu chỉ dựa vào việc bé chậm nói. Do đó, anh/chị có thể dựa vào những thông tin tôi cung cấp để tìm hiểu thật sự bé có mắc bệnh tự kỷ hay không hoặc có thể mang bé đến Khoa tâm lý của Bệnh viện nhi Đồng 2 để được chẩn đoán chính xác hơn.

Chúc cả nhà vui.

Thân mến.