Đặt tên cho con trai !

Mình muốn đặt tên cho con thật hay, ý nghĩa và dễ nhớ. Bạn nào mách cho mình nhé

Xin cảm ơn!!!!!!!

mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn! Dưới đây là 1 vài kinh nghiệm khi đặt tên cho con trẻ:

Trong quan niệm truyền thống của người phương Đông, con trai được xem là người nối dõi tông đường, kế tục những ước mơ chưa tròn của cha mẹ. Vì vậy, việc chọn một cái tên để gửi gắm niềm mong đợi, hy vọng cho con trai yêu của mình là điều rất được coi trọng.

Cách đặt tên cho con trai | Meyeucon.org

Khi đặt tên cho con trai, bạn cần chú ý đến những phẩm chất thiên phú về mặt giới tính để chọn tên cho phù hợp.

Nếu bạn mong ước con trai mình có thể phách cường tráng, khỏe mạnh thì nên dùng các từ như: Cường, Lực, Cao, Vỹ… để đặt tên.

Cách đặt tên cho con trai

Con cái là nơi cha mẹ gửi gắm khát vọng

Con trai bạn sẽ có những phẩm đức quý báuđặc thùcủa namgiới nếu có tên là Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, Đức, Thành, Hiếu, Trung, Khiêm, Văn, Phú…

Bạn có ước mơ chưa trọn hay khát vọng dở dang và mong ước con trai mình sẽ có đủ chí hướng, hoài bão nam nhi để kế tục thì những tên như: Đăng, Đại, Kiệt, Quốc, Quảng… sẽ giúp bạn gửi gắm ước nguyện đó.

Để sự may mắn, phú quý, an khang luôn đến với con trai của mình, những chữ như: Phúc, Lộc, Quý, Thọ, Khang, Tường, Bình… sẽ giúp bạn mang lại những niềm mong ước đó.

Ngoài ra, việc dùng các danh từ địa lý như: Trường Giang, Thành Nam, Thái Bình… để đặt tên cho con trai cũng là cách hữu hiệu, độc đáo.

Không những thế, bạn có thể dùng các biểu tượng tạo cảm giác vững chãi, mạnh mẽ: Sơn (núi), Hải (biển), Phong (ngọn, đỉnh)… để đặt cho con trai đáng yêu của mình với niềm mongước khi lớn lên con sẽ trở thành người mạnh mẽ, vững vàng trong cuộc đời.

Chọn tên cho con như thế nào?

Ngoài ý nghĩa tên theo vần, bạn có thể xem tuổi và bản mệnh của con để đặt tên cho phù hợp. Một cái tên hay và hợp tuổi, mệnh sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho con bạn trong suốt đường đời.

Đặt tên theo tuổi

Để đặt tên theo tuổi, bạn cần xem xét tuổi Tam Hợp với con bạn. Những con giáp hợp với nhau như sau:

  • Thân – Tí – Thìn
  • Tỵ – Dậu – Sửu
  • Hợi – Mão – Mùi
  • Dần – Ngọ – Tuất

Dựa trên những con giáp phù hợp bạn có thể chọn tên có ý nghĩa đẹp và gắn với con giáp Tam Hợp. Ngoài ra cần phải tránh Tứ Hành Xung:

  • Tí – Dậu – Mão – Ngọ
  • Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
  • Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Đặt tên theo bản mệnh

Bản mệnh được xem xét dựa theo lá số tử vi và theo năm sinh, tùy theo bản mệnh của con bạn có thể đặt tên phù hợp theo nguyên tắc Ngũ Hành tương sinh tương khắc:

Cách đặt tên cho con trai

Dựa theo Tử Vi, các tuổi tương ứng sẽ như sau:

  • Thìn, Tuất, Sửu, Mùi cung Thổ
  • Dần, Mão cung Mộc
  • Tỵ, Ngọ cung Hỏa
  • Thân, Dậu cung Kim
  • Tí, Hợi cung Thủy

Bạn có thể kết hợp theo từng năm sinh để lựa chọn tên theo bản mệnh phù hợp nhất, ví dụ:

  • Canh Dần (2010), Tân Mão (2011): Tòng Bá Mộc (cây tòng, cây bá)
  • Nhâm Thìn (2012), Quý Tỵ (2013): Trường Lưu Thủy (nước chảy dài)
  • Giáp Ngọ (2014), Ất Mùi (2015): Sa Trung Kim (vàng trong cát)
  • Bính Thân (2016), Đinh Dậu (2017): Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi)
  • Mậu Tuất (2018), Kỷ Hợi (2019): Bình Địa Mộc (cây mọc đất bằng)

Như vậy, nếu con bạn mệnh Mộc thì bạn có thể chọn tên liên quan tới Thủy (nước), Mộc (cây) hay Hỏa (lửa) để đặt tên cho con bởi Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa… Các tuổi khác cũng tương tự, dựa vào Ngũ Hành tương sinh, tránh tương khắc sẽ giúp mọi sự hạnh thông, vạn sự như ý.

mùa đông
mùa đông
Trả lời 13 năm trước

Có những cặp vợ chồng thường đặt tên con mang dấu ấn kỉ niệm sâu sắc nhất giữa họ, thường là tình yêu. Ví dụ, có cặp vợ chồng yêu nhau vào mùa thu, sau khi cưới và có con, họ đã đặt tên cho con gái mình là Hoài Thu, với ý nghĩa là sẽ nhớ mãi mùa thu kỉ niệm tình yêu của mình.

Dùng địa danh để đặt tên

Lấy địa danh để đặt tên là phương pháp mà chúng ta thường gặp. Phương pháp này vừa đơn giản lại vừa có ý nghĩa nhất định bởi bất kì ai sinh ra trên đời dù như thế nào cũng đều có quê hương. Ví dụ, mẹ quê ở Ninh Bình, bố quê ở Vĩnh Phú thì có thể đặt tên con là Phú Bình; hoặc mẹ quê ở Hà Nội, bố quê ở Sài Gòn, thì con có thể được đặt tên là (Nguyễn) Bắc Nam … Đây là cách đặt tên đặc sắc và khá phổ biến hiện nay.

Đặt tên con theo kỉ niệm

Có những cặp vợ chồng thường đặt tên con mang dấu ấn kỉ niệm sâu sắc nhất giữa họ, thường là ghi dấu tình yêu của mình. Ví dụ, có cặp vợ chồng yêu nhau vào mùa thu, sau khi cưới và có con, họ đã đặt tên cho con gái mình là Hoài Thu, với ý nghĩa là sẽ nhớ mãi mùa thu kỉ niệm tình yêu của họ; hoặc cũng có những người đặt tên con theo địa danh mà họ gặp gỡ nhau lần đầu, nơi họ tỏ tình, hoặc cầu hôn… Nói chung, tất cả những gì ghi dấu những kỉ niệm đẹp cũng thường trở thành những ứng cử viên sáng giá để đặt tên cho bé yêu của các bạn.

Đặt cho con một cái tên ngắn hoặc dài

Đây là cách đặt tên thường gặp hiện nay. Có những người thích đặt cho con mình những cái tên ngắn gọn, chỉ cần họ và tên, không cần đệm, ví dụ: Lê Đạt, Nguyễn Sơn, Trần Hà… để tạo sự khác lạ; và đặc biệt, ở miền Nam thường phổ biến cách đặt những cái tên dài và kêu, thường là bốn chữ, bao gồm cả họ bố, họ mẹ và tên con, ví dụ như Nguyễn Huỳnh Tóc Tiên, Trần Phan Gia Bảo, Mai Trần Ngọc Diễm… Có thể nói cách đặt tên dài và kêu kiểu này là mới xuất hiện và khá được ưa chuộng hiện nay.

Đặt cho con một cái tên mang ý nghĩa thời đại

Có những người thích tên mang dấu ấn đặc sắc của thời đại, nên đã đặt tên con mình mang nét đặc sắc của thời đại đó. Tên có ý nghãi thời đại là những tên mà ý nghĩa bên trong và khúc chủ đạo của thời đại có liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ, khúc chủ đạo hiện nay là mở cửa, là vấn đề khoa học kỹ thuật và môi trường, nếu trong tên họ của con bạn có những hàm ý như vậy thì có thể nói là tên đã có nét thời đại rồi. Ví dụ, nếu bạn muốn tên con mình có ý nghĩa là đổi mới mở cửa, bạn có thể đặt là Tân Hưng, Quốc Đạt, Duy Tân…; nếu muốn tên con có ý nghĩa về sự hưng thịnh của khoa học kĩ thuật, thì có thể đặt là Hưng Khoa… Phương pháp đặt tên này là một gợi ý rất giá trị, bởi nó cho ra rất nhiều tên có ý nghĩa mới.

Đặt tên con theo các bộ phận của thiên nhiên

Có thể nói cách đặt tên này rất phổ biến đối với chúng ta. Hằng ngày chúng ta vẫn bắt gặp những cái tên như Hải (biển), Đại Hải (biển lớn), Thủy (nước), Thiên (trời), Sơn (núi), Thạch (đá), Lâm (rừng), Giang (sông), Nguyệt (trăng), Nhật Dương (mặt trời)… và từ những cái tên này, các bạn có thể tìm những tính từ đệm rất hay để kết hợp vào nhằm tạo ra một cái tên thật sự ý nghĩa như mong muốn.

Nguyen The Hoang
Nguyen The Hoang
Trả lời 13 năm trước

1. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ TÊN NGƯỜI

1. Về âm thanh

Thường thường, tên của người Việt Nam gồm:

- Hai chữ: Họ và tên : Trần Thành.

- Ba chữ: Họ, tên đệm và tên: Lê Văn Hải.

- Bốn chữ: Họ gồm hai chữ và tên gồm tên đệm và tên: Nguyễn Đình Chung Song.

- Năm chữ hay nhiều hơn: Thường là họ tên cả cha mẹ hoặc họ tên thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn.

Ví dụ: Phạm Huỳnh Xuân Lan Chi

Công Tằng Tôn Nữ Thị Xuân

Như vậy, các tiếng trong tên của mỗi người đều thuộc thanh bằng hay thanh trắc.

Khi đặt tên, nên tuỳ theo sự hoà hợp của các thanh bằng trắc để âm hưởng hài hoà, đọc nghe êm tai.

- Nếu trường hợp họ tên gồm hai tiếng, không có tên đệm, dễ kết hợp bằng trắc và bổng trầm, ít có trường hợp khó nghe, trúc trắc.

Ví dụ: Trần Quỳnh – Hoàng Kiên (cùng trầm)

Nguyễn Trãi – Phạm Thụ (cùng bổng)

Trường hợp đọc lên nghe trúc trắc, có thể thêm vào một chữ nữa.

Ví dụ: Phạm Tấn Lộc – Trịnh Lệ Thuỷ.

- nếu tên gồm ba tiếng, bốn tiếng trở lên, sự phối âm cần tránh chữ cùng dấu giọng đi liền nhau, nhất là đối với chữ có dấu nặng. Cấu trúc như sau:

bbb – bbt – btb – btt
ttt – ttb – tbt – tbb

Ví dụ: bbb : Trần Văn Trà – Trần Cao Vân – Lê Cao Phan

Bbt : Huỳnh Văn Triệu – Lê Văn Ngọc
…………….

- Đối với tên gồm bốn tiếng trở lên, cách đặt tên cũng giống như thế, chỉ nên lưu ý tránh sự trùng nhiều dấu giọng trong tên, sẽ khó đọc.

2. Về ý nghĩa

Nói chung, cái tên thường mang nội dung cao đẹp về đạo đức, tài năng, phú quý, hạnh phúc. Do đó, nên tránh một số từ ngữ có ý nghĩa không phù hợp với các nội dung trên.

Một số từ Hán – Việt nên tránh khi đặt tên:

A: Ẩm

B: Bành, bội, báo, bất, bổ, bạng

C: Cạnh, cốt, cữu, cùng

Đ: Đao, đái, đồ, đổ, đố, đoản

Gi: gian

H: hoả, hổ, hoạ, hung, huỷ, hôn, hoạn, hạ, huyệt, huyết.

K: kinh, khô, không, khuynh, khốn

L: lậu, lung, lao

M: mệnh, mộ, mã, ma, mi, mô

N: noãn, nô, nê, nặc, ngưu

O: oán

Ô: Ô, Ốc

Ph: phá, phản, phật, phất

Qu: quỷ

S: sa, sà, sài, sất, sàng, súc

T: tán, tàng, tật, tì, tiêu, tranh, thánh, thằng, thai, thải, thôi, thần, thực, thác, tử

V: vô, vong, vật

X: xảo, xà


3. Về tính cách

Ngoài các nội dung ý nghĩa trên, cũng cần tránh một số điểm về tính cách.

(1) Tính hoả khí: Tên đọc lên thấy bừng bừng sức nóng, hoả khí mãnh liệt.

Ví dụ: Phạm Mãnh Liệt – Trần Hào Khí

Trịnh Quyết Tử - Lê Ái Tử - Dương Cảm Tử

(2) Tính đại ngôn: Tên nêu lên một sự việc quá mức bình thường.

Ví dụ: Tạ Đại Chí – Trần Bất Tử - Lâm Đại Tiên

Dương Thánh Nhân – Nguyễn Hiền Thần

Phạm Vô Uý…

(3) Tính quá thật, đến thô thiển:

Ví dụ: Lê Chân Thật – Nguyễn Mỹ Mãn

(4) Tính vô nghĩa: Tên chẳng mang một ý nghĩa đặc sắc nào, gần như ghép từ.

Ví dụ: Lê Khắc Sinh Nhật – Hoàng Kỷ Niệm – Lâm Hoàng Hôn