Cách chọn mua cá cảnh chuẩn nhất?

Mình vừa xin được cái bể cá, nhưng chưa có cá các bác ạ, các bác có thể chỉ cho mình cách chọn mua cá cảnh chuẩn nhất được không nhỉ, cám ơn các bác?

Trả lời 8 năm trước
Bạn có thể nuôi cá với số lượng nhiều hoặc ít, nhưng thông thường là chín con cá vàng, trong đó tám con màu vàng hoặc đỏ, con kia màu đen. Đừng lo nếu như cá vàng chết. Hãy mua con khác cho đủ số. Cá vàng trong phong thủy Theo phong thủy, nuôi cá vàng mang lại nhiều may mắn. Đặt hồ cá trong phòng khách ở hướng tốt nhất và tổng số cá nuôi là số lẻ Người ta cho rằng khi một con cá chết, nó hấp thụ vận rủi của một thành viên nào đó trong nhà. Tuy nhiên, đừng nuôi cá vàng trong phòng ngủ, toilet hoặc nhà bếp. Cá vàng đặc biệt có hại trong phòng ngủ bởi vì chúng sẽ gây ra những mất mát về mặt vật chất cho bạn, có thể bạn sẽ bị trộm hoặc mất của. Hãy đặt hồ cá trong phòng khách hoặc ở ngoài cửa. Chọn vị trí tốt nhất cho hồ cá Vị trí tốt nhất để đặt hồ cá vàng là hướng Đông, Đông Nam, Bắc hoặc Tây Bắc.Tuy nhiên, vị trí tốt nhất còn tùy thuộc vào hướng của cửa chính hoặc bốn hướng tốt tính theo Quái số của bạn Trong phong thủy, các thuộc tính của hành Thủy rất phức tạp. Đặt hành Thủy ở vị trí đúng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn. Đặt sai vị trí sẽ rất nguy hiểm.. Điểm kế tiếp cần phải chú ý là đừng bao giờ đặt hành Thủy, đặc biệt là bể cá chép ở bên phải cửa chính (nhìn từ trong nhà ) bởi vì điều này có thể đem lại những bất lợi trong cuộc sống hôn nhân của bạn. Cá Kim Long Người Hồng Kông ở Malaysia, Singapore, Thailand và Indonesia đã quen với những đặc tính kỳ bí của cá kim long. Họ xem loài cá này là cá phong thủy. Vẩy cá màu bạc và lấp lánh ánh hồng tượng trưng cho tài lộc. Cá có thể phát triển dài đến 90 cm. Cá kim long phong thủy và cách bày trí Cá Kim Long được xem là cá phát tài. Cho cá kim long ăn cá nhỏ để chúng phát triển và ra nhiều vảy hồng mang lại tài lộc Doanh nhân nuôi cá kim long trong văn phòng thường chỉ thả một con trong bể nước thật lớn. Không cần phải trang trí bể nước với cây cỏ và cát. Cá kim long sẽ ăn bất cứ thứ gì nó thấy. Cho cá kim long ăn sâu nước hoặc cá nhỏ để nó sớm có vẩy hồng quí giá. Nếu nuôi cá bằng thức ăn chế biến sẵn thì hãy chọn loại tốt nhất. Nếu cá không khỏe mạnh thì nó sẽ không mang lại vận may cho bạn. Trong văn phòng, bạn nên đặt hồ cá ở hướng Bắc, Đông hoặc Đông Nam.
Trả lời 8 năm trước
Đối với người mới nuôi cá cảnh, dù được hướng dẫn rất nhiều về cách nuôi cá cảnh và đã dành nhiều thời gian tìm hiểu nhưng cá nuôi trong bể cá cứ chết dần dần, đôi khi chết hàng loạt mà không có cách nào giải thích được. Sau đây là những kinh nghiệm “nuôi cá cảnh không chết” cho người mới nuôi cá cảnh. Nguyên nhân: Bể mini nuôi cá to: Nuôi cá cảnh có kích thước lớn trong môi trường sống quá bé khiến cá bị hạn chế bơi lội, thiếu không khi và không gian sống. Khi chọn mua cá cần chọn loại cá có kích thước phù hợp với bể cá. Cho cá ăn nhiều. Khi mới nuôi, thấy cá đớp lia lịa tưởng đói nên đổ thêm thức ăn mà không biết rằng cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị đầy bụng mà chết. Quên cho cá ăn. Sau một thời gian nuôi cá, hứng thú không còn như thời gian đầu, nhiều người bận công việc, đi công tác xa nhà nhiều ngày dẫn đến quên cho cá ăn. Nguồn nước máy. Đối với nguồn nước sinh hoạt hàng ngày phải trả phí là loại nước đã qua khử trùng bằng Clo, nên dùng nước máy nuôi cá sẽ khiến cá chết. Thay nước quá thường xuyên, thay cạn nước. Do chăm sóc cá chu đáo, việc thay nước quá thường xuyên và thay hết nước trong bể sẽ khiến cá bị sock do không thích nghi kịp. Không thay nước. Việc bỏ bê bể cá, để lâu (Đối với bể cá mini hay các loại bể cá để trên bàn là hơn 5-7 ngày) không thay nước sẽ khiến nước bẩn, chất thải đọng trong bể không thoát ra ngoài khiến cá chết. Để bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp. Đối với các loại bể cá cảnh thông thường (Đặc biệt bể cá mini, bể cá để bàn) được thiết kế là vật trang trí nội thất. Vì thế đặt bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp sẽ khiến cá cảnh chết. Thiếu ánh sáng, phòng bí hơi, ẩm mốc. Nếu để bể cá trong bóng tối lâu ngày, phòng kín hơi, ẩm mốc lâu ngày sẽ khiến cá yếu, dễ bị bệnh. Cá trong bể cắn, rỉa lẵn nhau. Nếu nuôi nhiều loại cá hung dữ, hay rỉa lẫn nhau sẽ khiến những con cá cảnh hiền lành còn lại trở thành nạn nhân. Sock nhiệt: Khi nuôi trong các loại bể bé, lượng nước ít nên khó giữ nhiệt. Đặc biệt nuôi trong phòng điều hòa (nhiệt độ 18-23) mà lại di chuyển bể cá thường xuyên, thay nước chênh lệch nhiệt độ cũng khiến cá bị thay đổi nhiệt độ đột ngột mà chết. … Cách xử lí: Cho cá ăn: Phụ thuộc vào số lượng và kích thước cá cảnh nuôi trong bể để cho 1 lượng thức ăn phù hợp (1 con cá nhỏ nuôi trong bể cá mini chỉ nên ăn 3-5 viên thức ăn/lần ). Chỉ nên cho cá ăn 1 lần/ ngày vào giờ cố định. Nếu bận việc nên nhờ người cho ăn, không nên bỏ đói cá quá lâu (1 con cá nhỏ nuôi trong bể cá mini hay các loại bể cá để trên bàn có thể chịu đói 4-5 ngày). Nguồn nước: Nếu nguồn nước trong nhà là nước máy (Trả phí sử dụng hàng tháng) là nước có Clo, cần để trong xô 2 ngày mới được dùng cho bể cá. Thay nước: Không nên thay nước quá thường xuyên. Với bể to có máy lọc nước nên thay 2 tuần/lần. Chỉ được thay 3/4 nước trong bể để tránh cá bị sock. Đối với bể cá có kích thước nhỏ nên 2-3 ngày/lần. Không được để quá lâu mới thay nước sẽ khiến nước bẩn, không nên để quá 7-8 ngày. Vị trí đặt bể: Đặt trong nhà, trên bàn làm việc, bàn phòng khách hoặc giá sách. Để nơi kín gió, thông thoáng không bị nắng, mưa trực tiếp. Thỉnh thoảng nên đem cá phơi năng 2 tuần/lần (chỉ để 1/2 bể có ánh nắng chiếu trực tiếp). Chọn cá: Ngoài việc chọn cá theo sở thích, nên chọn những loại cá có thể sống chung với nhau. Những loại cá dữ như cá chọi ko nên nuôi chung với cá khác. Nhiệt độ ổn định: Đối với các loại bể bé (bể cá để bàn) cần phải hạn chế di chuyển vị trí đặt bể cá. Đặc biệt đối với phòng có máy điều hòa không khí với nhiệt độ lạnh (18-23*C), phòng mái tôn có nhiệt độ cao khi thay nước cần kiểm tra độ chênh lệch nhiệt đô giữa nước sạch và nước trong bể. Nếu chênh lệch cần đặt nước sạch cùng vị trí đặt bể cá 1 buổi để cân bằng nhiệt độ, sau đó mới tiến hành thay nước. …
Trả lời 8 năm trước
Nuôi cá cảnh không chỉ là trang trí, phong thủy mà đa số người chơi là vì đam mê. Nhu cầu giải trí với thú vui tao nhả không lỗi thời này lại càng tăng, trong đó có nhiều bạn mới tập chơi cá cảnh hỏi Lân rất nhiều các câu hỏi từ đơn giản cho đến phức tạp, nhưng theo Lân thống kế thì đa số là toàn các bạn mới chơi cá cảnh đặt rất nhiều câu hỏi như: Vì sao tôi nuôi cá cảnh hay bị chết?, Hôm nay mình viết bài này để hướng dẫn những kỹ thuật cơ bản nuôi cá cảnh dành cho những bạn mới tập chơi cá cảnh để có thể hạn chế được việc con cá yêu của bạn bị chết. 1. Nước nuôi cá cảnh: chơi cá cảnh là chơi nước vì thế điều quang trọng nhất là phải hiểu rõ chất lượng nguồn nước trước khi nuôi cá cảnh. a/ Nước máy nuôi cá được không ? Hiện nay hầu hết người dân ở các thành phố lớn đều sử dụng nước máy. Tuy nhiên khi sử dụng nước máy nuôi cá cảnh thì cần đặc biệt lưu ý phải xử lý lượng clo trong nước máy, sau đó có thể sử dụng nuôi cá rất tốt.Còn nếu không xử lý clo thì lượng cá chết trên 95% đó nhé các bạn. - Cách khử clo trong nước máy: b/ Nước giếng nuôi cá: Nước giếng thường có PH thấp cỡ 4,5, cũng như hàm lượng oxi ít, thậm chí 1 số vùng có nước giếng bị nhiễm phèn nặng thì cần phải xứ lý kỹ hơn. - Cách xử lý nước giếng nuôi cá: + Chứa nước giếng trong các bể chứa, kết hợp xủi oxy thật mạnh để tăng hàm lượng oxi và tăng PH. Có thể cho thêm san hô vụn vào hộp lọc để tăng PH lên. + Xử lý nước giếng bị nhiễm phèn: Ngoài việc xử lý như trên cần bỏ thang hoạt tính vào bồn chứa nước (Trung bình số lượng thang chiếm 1/3 thể tích bồn chứa nước, nhiều thì tốt, sử dụng được lâu hơn). Đối với loại than của TQ cộng dài (11.000 đồng/1kg): Sử dụng 3 tháng, 2 tuần súc rửa 1 lần nếu lọc nhiều. Đối với loại than của Đức dạng hạt nhỏ hơn: sử dụng 6 tháng. Tránh hạn chế xử lý trực tiếp trong bể cá nhé. - Độ PH của nước máy: rất thấp khoảng 4.5 trong khi PH thích hợp nuôi cá khoảng 6.5, vì thế cần xử lý như hướng dẫn ở trên. Tùy trường hợp cụ thể có thể xử dụng dung dịch tăng PH có bán ở các cửa hàng cá cảnh giá 10k/Chai. Tuy nhiên khi sử dụng dung dịch này khá nguy hiểm, cần chú ý hướng dẫn cách sử dụng dung dịch tăng giảm PH. c/ Nuôi cá cảnh bằng nước mưa: Nước mưa rất mát sẽ kích thích cá bơi lội trong mùa hè, tuy nhiên nước mưa có độ PH và KH thấp nên cần xử lý như nước giếng và thêm các yếu tố sau đây nữa để khẳng định là không nên sử dụng nước mưa nuôi cá: - Nước mưa nhanh làm cho hồ cá có tảo, hồ bị bám rêu xanh - Nước mưa đặc biệt ở các thành phố lớn có chứa nhiều chất độc hại d/ Nước giếng khoan: Cũng có thể nuôi cá cảnh, tuy nhiên bạn nên kiểm tra PH trong nước giếng khoan, thường thì hơi thấp nên cần xử lý thêm như nước giếng bình thường. 2. Cách cho cá cảnh ăn và nguồn thức ăn cho cá: Cần phải lưu ý cho ăn với liều lượng vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn sẽ làm đục nước cũng như phát sinh mầm bệnh. - Cá có tập tính thấy mồi là đớp, nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế cho ăn 2 lần/ngày. (Sáng và chiều) Nếu lỡ để cá đói vài ngày cá không chết, chứ cho ăn no quá cá chết là bình thường. - Ngoài thức ăn khô, tùy loại cá mà ta nên bổ sung thêm thức ăn tươi như cá con, cá trâm, cá chép mồi... 3. Ánh sáng, nhiệt độ và oxi cho hồ cá: - Nhiệt độ thích hợp cho cá cảnh từ 26 - 28 độ C. Nếu chênh lệch vài độ thì cá sống vẫn tốt. Nếu bạn ở khu vực Miền Nam thì không cần quá quan tâm đến vấn đề nhiệt độ, nếu ở khu vực Miền Bắc và các tỉnh lân cận có khí hậu lạnh thì cần quam tâm đến việc sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước kết hợp với cách sử dụng cây sưởi nhiệt độ hồ cá cho phù hợp. Cá Cảnh Bật cây sưởi ở nhiệt độ khoảng 26 - 29 độ (Tùy thuộc vào loài cá cũng như mục đích của bạn) 4. Kích thước hồ cá cảnh và số lượng nuôi cá: Cần phải đủ rộng và thoáng, mật độ cá thả vừa phải - Nếu mật độ cá đông sẽ làm hồ cá thiếu oxi, nước nhanh đục và bẫn - Các loài cá có tập tính cắn rỉa vây cá khác ở mức nghiêm trọng thì cần có chế độ tách nuôi riêng cho phù hợp - Nuôi cá trong bể thủy tinh, chậu thủy tinh sẽ làm cá thiếu oxi, nước nhanh bẩn, nên cá chết. vì vậy các chậu thủy tinh chỉ nuôi vài con cá nhỏ mới sống được, có thể chọn cá betta... Cá Cảnh Cá betta là cá có khả năng sống trong môi trường nghèo oxi, có thể nuôi trong chậu thủy tinh 5. Cách thay nước hồ cá và xử lý thức ăn dư thừa,cặn bã: Ngoài công đoạn đã xử lý nước cần chú ý 6. Chọn cá cảnh có thể nuôi chung với nhau: Nếu bể cộng đồng nuôi chung các loài cá thì cần chú ý lựa chọn các loài cá hiền lành có thể nuôi chung với nhau. Tránh các loài cá có tập tính cắn rỉa vây cá khác. tham khảo thêm tại đây: Các loại cá cảnh dễ nuôi và danh sách các loài cá cảnh.
Trả lời 8 năm trước
Cá đuôi kiếm với đặc điểm cá trống có chiếc đuôi kiếm dài nổi bật, rất dễ nuôi Cá bình tích, mô ly, trân châu, hòa lan .... có thể nuôi chung theo bầy, chúng sinh sản nhiều và nhanh, và giá cũng khoảng 4k/cặp nhỏ.
Trả lời 8 năm trước
Cá sặc gấm, sặc lửa có màu sắc lung linh nỗi bật, chúng có khả năng sống trong môi trường nghèo oxi, Trong giai đoạn chúng bắt cặp sinh sản thì màu sắc chúng sáng vầ đậm đẹp hơn. Cá trống mái làm tổ bọt trên mặt nước để chăm sóc trứng. Giá khoảng 15k/Cặp