Vì sao lại bắt đầu bằng Quảng ... ?

Các bác ơi, có thể giải đáp giúp em thắc mắc trên đường du hí vào miền Trung như thế này ạ. Dọc đường ven biển Đông, có một loạt địa danh bắt đầu bằng chữ "Quảng" như là huyện Quảng Xương ở Thanh Hóa, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi ... Vì sao nhiều vùng đất ven biển lại bắt đầu bằng chữ "Quảng"?
Little foot
Little foot
Trả lời 16 năm trước
Chữ Quảng trong mấy cái địa danh đấy đều là chữ 廣. Nghĩa là rộng, mở rộng (Tra ké Thiều Chửu của ông nội J thì thấy cả nghĩa tên đất nữa - bên Khựa cũng có Quảng Đông - Tây). Những vùng đất mình hỏi phần lớn đều là đất mới khai phá - nhập vào Đại Việt mấy trăm năm gần đây. Ví dụ như Quảng Nam, đất đấy trước thuộc về Chiêm Thành. Vua Lê Thánh Tông đánh Chiêm Thành, sáp nhập vùng đất mới vào lãnh thổ Đại Việt, đặt tên là Quảng Nam Thừa Tuyên Ðạo, nghĩa là "đất đai mở rộng về phía nam, vâng mệnh (vua) để tuyên dương đức hoá". Thế là có tên Quảng Nam. Còn các tên khác thì mình đợi em về đọc nốt sử ký.
Còi lười
Còi lười
Trả lời 16 năm trước
Foot cho hỏi ké phát, trong câu "vô độc bất trượng phu" thì chữ "độc" là độc đoán, độc tài hay thâm độc, độc ác ? Mình cãi nhau với một thằng ku 3 ngày hôm nay, chẳng đứa nào chịu đứa nào, khổ một cái vốn tiếng Hán của cả hai đứa đều thuộc lại next to nothing [:D]
Little foot
Little foot
Trả lời 16 năm trước
Ấy chết, bác còi, em bác được cái học mót xem ké thì nhanh chứ biết cái x gì đâu. Nhưng mà câu bác hỏi thì em biết. Đọc truyện chưởng thỉnh thoảng thấy [:D] Nguyên văn của nó là: Lượng tiểu phi quân tử, vô độc bất trượng phu. Độc ở đây là chữ 毒, nghĩa là ác (ác như con tê giác hoặc như trong độc kế 毒計 ý ạ). (Dạo này mê sảng nói hơi nhiều)
BT
BT
Trả lời 16 năm trước
Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ Ký, ta đọc được những câu thơ bình dân khá nổi tiếng của người Trung Hoa. Gần như bọn giang hồ hào sĩ thường lấy những câu thơ nầy làm câu cửa miệng, đọc lên trong những tình huống thích hợp. Thí dụ khi chia tay nhau họ đọc: Thanh sơn bích thủy Hậu hội hữu kỳ (Non xanh trơ đó Nước biếc vẫn đây Còn ngày gặp gỡ) Hay khi khuyên ai xuống tay giết một người, họ thường đọc hai câu thơ: Tiểu lượng phi quân tử Vô độc bất trượng phu (Lượng nhỏ chẳng thành người quân tử Không độc sao nên đấng trượng phu) Những câu thơ thông tục, đặt đúng vào vị trí trong văn cảnh, đã làm tác phẩm tăng thêm chất văn học. Nhưng không nói rõ độc là sao, hỏi bác Chửu thì bác ấy nói là Chữ độc 毒 thuộc bộ: vô (毋) Nghĩa là 1.Ác. Như độc kế 毒計 kế ác. Nguyễn Du 阮攸 : Bất lộ trảo nha dữ giác độc 不露爪牙與角毒 (Phản Chiêu hồn 反招魂) Không để lộ ra nanh vuốt nọc độc. 2.Làm hại. Như đồ độc sinh linh 荼毒生靈 làm hại giống sinh linh. 3. Độc, vật gì làm hại được người đều gọi là độc. Như độc xà 毒蛇 rắn độc, độc duợc 毒藥 thuốc độc, v.v. 4.Căm giận. Như phẫn độc 憤毒 căm tức lắm. 5.Trị, cai trị. 6.Một âm là đốc. Như quyên đốc 身毒 nước Quyên Đốc, tức là nước Thiên Trúc 天竹, (gọi là nước Ấn Độ 印度 bây giờ). Em đoán đại khái thế. -->Có nghĩa là có nhiều nghĩa của từ độc, nhưng em đoán là cái độc ở trên. Cảm ơn Foot đã nhắc nhở, hí hí[;)]