Anh chị nào biết điều kiện vay vốn Ngân Hàng bằng hình thức tín dụng cho em hỏi tí

Hiện tại em đang làm việc tại công ty TNHH Hào Quang ở Hải Phòng,Công ty tư nhân được thành lập 20 năm rồi,vốn điều lệ của công ty là 16 tỷ đồng Việt nam. Vậy công ty này có đáp ứng được điều kiện của Ngân Hàng không ạ!
Nguyen Thi Huyen Trang
Nguyen Thi Huyen Trang
Trả lời 15 năm trước
Mỗi ngân hàng thì quy định điều kiện vay vốn khác nhau, nếu ở BIDV thì điều kiện như mình nêu ở dưới, tuy nhiên sau khi có nhu cầu vay vốn thì bên ngân hàng chúng mình phải thẩm định lại thông tin, nếu thấy hợp lý, đủ tiêu chuẩn thì mới cho vay được. Bạn tham khảo điểu kiện vay vốn với khách hàng là doanh nghiệp của BIDV nhé * Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật. * Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp * Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho Ngân hàng trong thời hạn cam kết. * Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật. * Thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của BIDV. * BIDV có thể yêu cầu khách hàng phải có mức vốn nhất định để tham gia vào phương án/dự án xin vay vốn của mình. Quý khách hàng có thể lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp nhất cho mình: * Cho vay ngắn hạn theo món: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và BIDV thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. * Vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: BIDV cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. BIDV và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. * Cho vay ngắn hạn theo hạn mức: BIDV và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. * Cho vay theo dự án đầu tư: BIDV là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, chúng tôi có uy tín và kinh nghiệm trong thẩm định các dự án đầu tư. BIDV sẵn sàng hỗ trợ về vốn và tư vấn miễn phí cho các Quý khách hàng trong đầu tư các dự án trung và dài hạn. * Cho vay hợp vốn: Bên cạnh việc trực tiếp cấp tín dụng cho khách hàng, BIDV còn kết hợp với các tổ chức Tài chính khác để đáp ứng các nhu cầu vốn của Quý khách hàng. * Cho vay theo hạn mức thấu chi: BIDV cung cấp cho khách hàng một hạn mức thấu chi, qua đó khách hàng có thể chi vượt số tiền có trên tài khoản của khách hàng tại BIDV trong một khoảng thời gian nhất định. * Các phương thức cho vay khác: BIDV cho khách hàng vay vốn thao các hình thức khác mà pháp luật không cấm. Lãi suất và thời hạn cho vay: * Thời hạn cho vay tuỳ thuộc vào nhu cầu khách hàng và kết quả thẩm định của CBTD. * Lãi suất cho vay được xác đinh dựa trên biểu lãi suất cho vay của BIDV. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, lãi suất sẽ được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng. 5. Tài sản đảm bảo khoản vay: Quý khách hàng có thể sử dụng chính tài sản hình thành từ vốn vay để cầm cố, thế chấp. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 cũng được coi như tài sản đảm bảo. Các tài sản đảm bảo khác: * Bất động sản (nhà, đất…) * Động sản (hàng hoá, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…) * Giấy tờ có giá khác. 6. Hồ sơ vay vốn: 6.1. Hồ sơ pháp lý: Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, bao gồm bản sao có công chứng các giấy tờ sau: ( Bản sao công chứng nhà nước) * Quyết định thành lập (nếu có); * Giấy đăng ký kinh doanh; * Giấy phép hành nghề (nếu có); * Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (nếu có); * Điều lệ hoạt động (nếu có); * Quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng; * Giấy chứng nhận phần góp vốn của từng thành viên (đối với khách hàng hoạt động theo luật DN). * Giấy phép đầu tư và Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh) hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. * Biên bản họp của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần, công ty liên doanh…) hoặc văn bản uỷ quyền của các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH, Công ty hợp danh …) về việc uỷ quyền người đại diện hợp pháp thực hiện các quan hệ giao dịch với BIDV: vay nợ, cầm cố, thế chấp… (nội dung uỷ quyền phải ghi rõ ràng, cụ thể). * Có vốn điều lệ theo qui định. * • CMND của người đại diện vay vốn. * Đăng ký mã số thuế * Các văn bản khác theo quy định của pháp luật (nếu có) 6.1. Hồ sơ khoản vay: Hồ sơ , Phương án, dự án vay vốn, trong đó nêu rõ: * Đơn đề nghị vay vốn. * Mục đích sử dụng vốn vay; * Giải trình hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án; * Kế hoạch trả nợ gốc, lãi (nêu rõ nguồn trả nợ, thời gian hoặc kỳ hạn trả nợ); Các tài liệu phản ánh tình hình kinh doanh và khả năng tài chính đến trước thời điểm xin vay vốn của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có), cụ thể: * Các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh; * Báo cáo tài chính (03 năm gần nhất và báo cáo nhanh trong thời gian từ đầu năm tài chính đến thời điểm vay vốn); * Các thuyết minh báo cáo tài chính về tình hình vay nợ, tồn kho, phải thu, phải trả, tăng giảm tài sản cố định; * Các tài liệu khác (nếu có) liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh. Hồ sơ tài sản đảm bảo khoản vay: Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có như nhà đất, máy móc thiết bị (trường hợp vay vốn để mở rộng hoạt động hiện tại) và hoặc tài sản hình thành từ vốn vay. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 có thể được coi như là tài sản đảm bảo. Hồ sơ tài sản đảm bảo khoản vay là những giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu tài sản mà khách hàng dự định dùng để cầm cố, thế chấp tại BIDV. Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản bao gồm: * Đối với bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. * Đối với động sản: Giấy đăng ký tài sản (như Đăng ký xe ô tô), Hoá đơn tài chính, Tờ khai hải quan hàng hoá, Hợp đồng mua bán hàng hoá, Giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản của cơ quan chủ quản/ cơ quan có thẩm quyền (nếu có áp dụng), hoặc các giấy phép liên quan đến tính chất đặc biệt của tài sản. * Các quyền bao gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các văn bản pháp lý khác; quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên; các quyền và quyền lợi phát sinh trong tương lai (nếu có). * Các giấy tờ khác: giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản (nếu tài sản phải bảo hiểm theo quy định của pháp luật); giấy phép xây dựng (nhà, xưởng) các giấy phép sử dụng đặc biệt của cơ quan chủ quản đối với loại tài sản cầm cố thế chấp.