Phân tích nhân vật "Chữ người tử tù" và nhân vật Đan Thiềm trong Kịch Vũ Như Tô?

Phân tích nhân vật quản ngục "Chữ người tử tù" và nhân vật Dan Thiêm phan tich nv Quan nguc''Chu nguoi tu tu''va nv Dan Thiem''kich Vu Nhu To''.Y kien cua anh chi ve 2 nv nay?
Kim
Kim
Trả lời 15 năm trước
Gửi bạn vài ý về nhân vật Viên quản ngục. Chúc bạn một năm mới an khang thịnh vượng. Sống giữa lũ người độc ác, bạo ngược, viên quản ngục này “ là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Chiều hôm ấy, khi quản ngục nhận được công văn báo sẽ có sáu tên tù tử hình chuyển về ngục tạm giam, trong đó kẻ cầm đầu là Huấn Cao- một người có tài viết chữ đẹp lại có tài bẻ khoá, vượt ngục - ông đã phải ngạc nhiên, sửng sốt trước một tên tù như vậy. Và khi biết mình đang nắm trong tay sinh mệnh của Huấn Cao, ông đã phải trải qua một cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt, cuối cùng ông đã chọn quyết định cho mình, một quyết định đúng đắn. Đây là biểu hiện của sự đấu tranh dằn vặt, day dứt của lương tâm, vì ở con người này đẹp, biết trọng người tài. Cao hơn thế, ông còn là biểu tượng của cái đẹp, cái cao cả. Người chơi chữ phải là người có tâm hồn đẹp. Vì vậy, quản ngục là một con người có tâm trong sáng. Sống trong hoàn cảnh đề lao nhưng con người này vẫn giữ được thiên lương, giữ được cái tâm của con người như Nguyễn Tuân đã từng nói : một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải xấu hay là vô tình. Vậy, quản ngục cũng là người tốt. Tính cách của viên quản ngục đâu chỉ dừng lại ở cái đạo đức tốt, cái tâm hồn trong sáng kia ! Ông có một sở thích thiêng liêng : “ treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Một kẻ coi tù mà cũng biết yêu cái đẹp ư ? Ông bị đặt trước một thử thách làm theo uy quyền hay theo nghệ thuật, theo lương tâm. Và cuối cùng, cái thiện, cái tâm đã chiến thắng. Sau quyết định nhân đức “ biệt nhỡn Huấn Cao” tâm hồn và diện mạo của nhân vật này đã trở nên tươi đẹp hơn, rạng rỡ hơn. Ông đã được Huấn Cao cảm hoá qua lời khuyên ; Hãy giữ vững ý chí quyết tâm, giữ vững thiên lương, nhân cách của một con người. Có thể nói, sống giữa những con người xấu xa độc ác mà viên quản ngục vẫn biết yêu cái đẹp, cái thiên lương của cuộc đời. Ông còn là một người biết trọng nhân tài, “ biệt nhỡn liên tài”. Sức mạnh của cái đẹp, cái thiên lương thật vô cùng lớn. Sức mạnh ấy được thể hiện rất rõ qua cảnh tượng cho chữ. Ở cảnh tượng này, viên quản ngục không còn là quản ngục nữa mà ông đã trở thành một con người hoàn toàn khác, là một mảnh hồn Nguyễn Tuân hoá thân. Cái tình của viên quản ngục và cái tài của Huấn Cao là một nét triết lí nhân sinh thuộc nhân sinh quan, thế giới quan của Nguyễn Tuân. Một con người vô danh tiểu tốt làm cái nghề thất đức lại có một cử chỉ, một tấm lòng, một thiên lương cao quý.