Hỏi về văn nghị luận?

Đề là ''trình bày quan điểm của em về đức tính khiêm nhường trong cuộc sống''
Mít đặc
Mít đặc
Trả lời 14 năm trước
Em dựa vào thông tin dưới đây để triển khai dàn ý nhé! Người xưa đã từng dạy: "Tự khiêm thì người ta càng phục, tự khoe thì người ta càng khinh". Khiêm Tốn vẫn được coi là một đức tính tốt ở mỗi người. Điều đó ai cũng hiểu nhưng làm sao để có được đức tính ấy thật không phải dễ. Cuốn "Rèn Luyện Đức Tính Khiêm Tốn" sẽ giúp người đọc hiểu khá đầy đủ về nguồn gốc, sự tương quan giữa tính Khiêm Tốn trong toàn bộ tính cách ở con người và phương hướng để mọi người tự rèn luyện, tạo cho mình có đức Khiêm Tốn chân thật, góp phần làm đẹp cuộc sống. -------------------- Khiêm Tốn là nhân đức để tu chỉnh lòng kiêu ngạo. Kiêu ngạo là do xu hướng hoặc bởi thói quen. Vậy muốn khắc phục nó , chúng ta phải coi đức Khiêm tốn là một loại nhân đức để tu chỉnh sự kiêu ngạo.Chúng ta phải cố gắng luyện tập đức Khiêm Tốn dù khó khăn cách mấy cũng chẳng ngại ngùng. Thời gian và sự bền chí rất cần thiết cho việc tập luyện đức tính tốt này. Chúng ta không thể biến đổi bản chất của sự kiêu ngạo trong một sớm một chiều. Người kiêu ngạo chỉ lo tự thỏa mãn mình và luôn tìm cho mình mọi cơ hội được nổi đình nổi đám, đương nhiên sẽ thành một công thức: " Tôi cậy vào tôi và tôi hành động vì tôi ". Đó là một thái độ tự cao đáng ghét, là điều đối lập với đức Khiêm Tốn. Một Thánh nhân xưa kia đã từng nói: "Kẻ nào giàu có nhân đức mà thiếu đức Khiêm Tốn thì cũng giống như người cầm nắm cát đứng trước gió". Quả thật vậy. Vì trong cuộc sống, cạm bẩy giăng đầy khắp lối khắp nẻo. Làm sao con người bé nhỏ chúng ta có thể tránh thoát được những cạm bẫy? Chỉ có đức Khiêm Tốn mới có thể dẫn dắt chúng ta tránh khỏi những cạm bẫy của cuộc đời. Đức Khiêm Tốn chân thật và sống động là những mẫu mực thực tế của đời sống nhân đức của những con người biết tự trọng và mong ước được người khác trọng mình một cách phải chăng, xứng hợp với nhân phẩm mình. Chỉ có những kẻ đánh mất nhân phẩm mà lại muốn người khác tôn trọng mới dùng đến đức Khiêm Tốn giả dối và coi đó như là một loại ảo ảnh để đánh lừa người khác và cũng tự đánh lừa mình. Chân lý của đức Khiêm Tốn là sự đơn giản. Khi đã trở nên một người đơn giản, thì bất kỳ lúc nào làm việc gì chúng ta cũng chẳng cần đòi hỏi sự đền đáp như thế này hay thế kia. Vì bấy giờ chúng ta hoạt động là để "cho" chứ không phải để "nhận"... Cao quý thay cho những việc làm như thế và ước chi mỗi con người chúng ta điều ý thức được điều ấy. Đức Khiêm Tốn giúp chúng ta thành người đại lượng: Một tâm hồn đại lượng sẽ không sở cầu danh dự và cũng không muốn trốn chạy sự sĩ nhục, không mừng vui quá độ trước vinh quang và cũng không khiếp sợ trước bão tố phủ phàng. Một tâm hồn đại lượng luôn bình tâm đón nhận tất cả mọi sự do cuộc đời đưa đến cho mình bằng thái độ ôn hòa của nhân đức Khiêm Tốn.