Bằng cấp liệu có phải là tiêu chí đánh giá một con người ở Việt Nam

Một số người cứ mở miệng ra là Đại học,Thạc Sĩ , Tiến sĩ...rồi coi thường cac bác doanh nhân thành đạt nhưng do ngày xưa thiếu thốn nên học hành chưa đến nơi đến chốn. Ngay cả ông già em cũng thế, em học hành thì chả ra gì mà lúc nào cũng Thạc sĩ mí lị tiến sĩ, theo em thì gì cũng được miễn làm sao cho cuộc sống thoải mái , no đủ là được.Sao cứ phải.... Các bác thì thấy thế nào ạ
quynhnguyen
quynhnguyen
Trả lời 16 năm trước
em đang học nên vốn sống chưa có nhiều nhưng theo e thì giới trẻ bây giờ nghĩ thoáng lắm mình chỉ cần thành đạt có vị trí trong xã hội là ok.[):D(] Lúc đó e nghĩ chẳng ai quan tâm rằng anh có bằng gì. Nhưng theo e nếu mà có bằng cấp thì vẫn dễ dàng thăng tiến hơn trong công việc[;)] mà anh học được thì cag tốt chứ sao
Đầu bếp Nấu Dở
Đầu bếp Nấu Dở
Trả lời 16 năm trước
"Bằng cấp được coi là tiêu chí đánh con người không những ở VN mà trên toàn thế giới. Nó thuộc về chuẩn mực đạo đức nữa chứ không phải là sự lựa chọn khi làm việc. Khi gặp một người lần đầu tiên thì anh chẳng có thông tin gì về kẻ đó cả .Chỉ biết hỏi bằng cấp anh ta . Nếu anh ta học ở một trường danh tiếng ....anh ta phải thông minh ,giao tế lịch duyệt rồi .......... Nếu anh ta học ở một trường thuộc tầng lớp trung lưu hay học ...anh ta có chỉ số thông minh trung bình rồi .... ................... phần lớn là như vậy. Nghĩa là không phải cái bằng quyết định gì cả nhưng đó là bằng chứng cho thấy anh đã trải qua một thời kì rèn luyện "gian lao" ,anh trưởng thành ,anh hơn những kẻ không đi học .... Thế thôi học vị mà bố anh chủ topic mua đó là ông ta mua một chỗ đứng trong xã hội ở mức cao hơn . Ông ta muốn được giao tiếp ,quan hệ với những tầng lớp tri thức cao hơn .....Nếu không có điều đó chắc sẽ rất khó khăn .Cái này thuộc về văn hoá ....................... Nhiều thầy cô giảng dạy ở các trường Đh dù lương rất thấp .mỗi tuần dạy vài tiết nhưng họ vẫn đi (cho dù họ làm công việc khác rất giàu ) .....bởi tại sao bởi nhờ nó mà họ tạo dựng các mối quan hệ được nhiều hơn .Có chỗ đứng văn hoá trong xã hội ngoài tiền bạc
Đinh Tiến Dũng
Đinh Tiến Dũng
Trả lời 15 năm trước
vấn đề này bạn có thể hiểu như sau: Trong xã hội hiện nay có 2 xu hướng tiến lên thứ nhất là đi bằng con đường học thức học lấy có học hàm, học vị để kiếm chỗ đứng hai là kiếm thật nhiều tiền. 2 cái này không hẳn mâu thuẫn nhau tuy nhiên giữa chúng cũng có những người đi chung cả 2 con đường. Tuy nhiên hai dạng người này đều có sự kính nể nhau. Duy chỉ có điều tiện thì nói đó là trong quan niệm của chúng ta Giáo Sư, Tiến Sĩ phải kinh khủng lắm, Thực tế thì không thế họ chỉ giỏi một lĩnh vực thôi và không biết mọi thứ như ta tưởng. hai là đào tạo cao Học và Tiến Sĩ ở nước ta hiện nay vẫn là chạy theo số lượng. Giáo viên chảy theo học viên do vậy chất lượng đã đi xuống rất nhiều so với Liên Xô đào tạo cho ta trước đây. Bên cạnh đó việc xét giáo sư cũng chưa thể hiện hết khả năng và trình độ của ứng cử viên