Tư vấn cho em các điều kiện để nộp đơn xin học MBA ở Mỹ?

E cảm ơn.
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Cựu SV tốt nghiệp Khoa CNTT ĐHKHTN năm 2004, nhưng Đăng Khoa lại chọn học tiếp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA - Master of Business Administration). Đây cũng là một hướng khá nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp chọn để theo đuổi. Trong bài viết này, Khoa chia xẻ một số kinh nghiệm nộp đơn MBA cho các trường kinh doanh ở Mỹ. Với sự phát triển của kinh tế Việt Nam, một đội ngũ các nhà quản lí, những chuyên viên tài chính hoặc tiếp thị giỏi sẽ là những “mặt hàng nóng” trên thị trường nhân lực trong tương lai gần. Bằng MBA là một bằng cấp hoàn hảo để đáp ứng nhu cầu đó, nên gần đây, càng ngày càng có nhiều người Việt Nam xin học MBA ở các trường kinh doanh (Business school), đặc biệt là ở Mỹ, nơi được xem là cái nôi của các trường kinh doanh, cũng như là nơi có các trường kinh doanh xuất sắc nhất thế giới. Là một người đã trải qua quy trình nộp đơn, tôi xin chia xẻ với các bạn một số kinh nghiệm nộp đơn MBA cho các trường kinh doanh ở Mỹ. Các điều kiện để nộp đơn xin học MBA Nộp đơn xin học MBA đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian.Các trường khác nhau trường thường đặt nặng các điều kiện khác nhau, nhưng một cách tổng quát, các trường kinh doanh thường đòi hỏi ứng viên các điều kiện sau - Bài luận (essays) - Kinh nghiệm làm việc - Điểm GMAT - Phỏng vấn - Hoạt động xã hội - Điểm trung bình (GPA) - Toefl Qua các điều kiện bắt buộc trên, ứng cử viên phải thể hiện được khả năng học tập, khả năng lãnh đạo và làm việc tập thể, cũng như tiềm năng có thể trở thành một nhà quản lí thành công. • Bài luận Bài luận theo tôi là yếu tố quan trọng nhất. Thông qua bài luận, các trường hi vọng có thể tìm được những ứng viên thích hợp. Thích hợp nghĩa là các trường tin rằng bạn sẽ thật sự hòa nhập với các hoạt động, bạn thực sự thích và muốn gắn bó với trường, năng động, và bạn có thể đóng góp sự đa dạng của lớp học từ những kinh nghiệm cá nhân. Do vậy, câu hỏi “tại sao bạn lại muốn học trường XYZ” luôn luôn được nêu ra trong các bài luận và phỏng vấn. Các bài luận thường xoay vào các câu hỏi như: tại sao bại lại chọn học MBA? Bạn muốn chọn nghề nghiệp gì tương lai? Khả năng lãnh đạo, sáng tạo và giải quyết vấn đề của bạn như thế nào? Các trường càng xếp hạng cao, có nhiều ứng viên với điểm GMAT và GPA rất cao thì bài luận càng khó (điển hình như Stanford) và có độ quan trọng cao. • Kinh nghiệm làm việc Kinh nghiệm làm việc là yếu tố các trường sử dụng để làm đa dạng hóa lớp học MBA. Mỗi người xuất thân từ mỗi ngành nghề có kiến thức và cách tiếp cận vấn đề khác nhau, qua đó sẽ cung cấp cho những người khác một cái nhìn rộng, toàn cục và thú vị hơn. Một số trường mạnh về kĩ thuật (như MIT, Purdue) có tỉ lệ ứng viên từ ngành tự nhiên cao, Yale thích tuyển chọn các ứng viên từ các tổ chức phi lợi nhuận, trong khi Stanford lại có tiêu chí tuyển chọn sinh viên rất đa dạng. Nếu bạn có một nền kiến thức (back-ground) độc đáo, cơ hội của bạn trúng tuyển sẽ cao hơn. Một số trường bắt buộc ứng viên có hai năm trước khi nhập học, trong khi đa số các trường top không nhấn mạnh đến thời gian. Một số trường như Wharton (University of Pennsylvenia) hay Stern (New York University) đánh giá rất cao kinh nghiệm làm việc. Độ tuổi trung bình của các sinh viên MBA là khoảng 27-28. Và lưu ý rằng, đối với kinh nghiệm làm việc thì chất lượng quan trọng hơn số lượng rất nhiều. Nếu bạn chỉ có 1-2 năm kinh nghiệm nhưng đó là những trải nghiệm thú vị hoặc là những công việc quản lí đòi hỏi trách nhiệm và năng lực thì rõ ràng sẽ hơn những người có 4-5 năm kinh nghiệm nhàm chán ở những cơ quan nhà nước. Gần đây các trường lớn như Havard hay Stanford bắt đầu tuyển một phần nhỏ những sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học, chưa có kinh nghiệm làm việc. Nhưng đó bắt buộc phải là những sinh viên cực kì xuất sắc và có tiềm năng lãnh đạo cao từ khi còn học Đại học. Đối với sinh viên quốc tế, nếu bạn có ít kinh nghiệm làm việc thì việc nộp đơn MBA tại Mỹ sẽ khó khăn hơn rất nhiều. • Điểm GMAT Điểm GMAT quan trọng vì nó là một tiêu chí trong bảng xếp hạng các trường kinh doanh. Hơn nữa, GMAT là một kì thi chuẩn cho tất cả mọi người, nên nó được dùng để đánh giá khả năng học tập của ứng cử viên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điểm GMAT cao không bảo đảm là bạn sẽ được nhận (có nhiều người với điểm GMAT hoàn hảo 800 đã bị từ chối), nhưng một điểm GMAT thấp chắc chắn sẽ loại bạn ngay từ vòng tuyển chọn đầu tiên. Một điều nữa cần nhấn mạnh về GMAT là sinh viên Việt Nam nói riêng và sinh viên Châu Á nói chung rất mạnh về kĩ năng tính toán (quantitative), nhưng thường yếu về kĩ năng ngôn ngữ (Verbal). Nên nếu bạn có điểm ngôn ngữ và viết luận cao sẽ gây dễ tạo được cảm tình của phòng tuyển sinh. • Phỏng vấn Đa số các trường đòi hỏi được phỏng vấn ứng cử viên như một phần bắt buộc trong quy trình nộp đơn, trong khi một số trường khác không bắt buộc nhưng nhấn mạnh rằng phỏng vấn sẽ là một cơ hội rất tốt để bộ phận tuyển sinh có điều kiện tiếp xúc và đánh giá trực tiếp ứng viên. Đối với sinh viên quốc tế, các trường sẽ đề nghị phỏng vấn bằng lực lượng cựu sinh viên tại nước đó, hoặc phỏng vấn qua điện thoại. Quy trình phỏng vấn là rất quan trọng, vì người phỏng vấn (có thể là một hoặc hai người) sẽ đánh giá bạn từ cách ăn mặc, sự tự tin, sự chuyên nghiệp trong giao tiếp, cũng như những kiến thức thực tế. Đa số những người phỏng vấn đều có các bằng cấp về quản trị nhân sự, nên các câu hỏi thường đơn giản nhưng bao quát và có thể đánh giá được ứng viên. • Điểm trung bình (GPA) và Toefl Điểm trung bình đại học (hoặc sau đại học) là một tiêu chí để đánh giá khả năng học vấn, nhưng thường là không quan trọng, vì rất khó để đánh giá một người có GPA 3.0 ở một trường có đòi hỏi cao như Cal-tech với một người đạt 3.8 ở một trường công của tiểu bang hay một trường tư nhỏ. Đối với sinh viên quốc tế, việc đánh giá còn khó khăn hơn nhiều. Do đó, các trường thường đề nghị bạn cung cấp bảng xếp hạng (bạn ở top bao nhiêu phần trăm trong lớp), hoặc chỉ cần bạn nằm ở một khung GPA nhất định là được (thường là từ 3.0, tương đương khoảng B hoặc 7.0 trở lên đối với thang điểm Đại học Việt Nam). Bạn không nhất thiết phải có bằng cử nhân kinh doanh để học MBA. Chương trình MBA chấp nhận bất cứ bằng cấp đại học nào. Tuy nhiên, những năm gần đây, số người có bằng kĩ sư tin học nộp đơn xin học MBA rất nhiều và thường có điểm GMAT cao, nên nếu bạn học tin học, có thể bạn sẽ hơi khó khăn hơn một chút khi nộp đơn học MBA. Dĩ nhiên, nếu bạn là Sinh viên quốc tế từ một nước không sử dụng Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ nhất thì bạn phải thi Toefl. Nhưng Toefl hoàn toàn không đóng vai trò quan trọng trong việc tuyển chọn. Chỉ cần bạn đạt được đủ điểm cần thiết (thường là 600 đối với kì thi trên giấy, 250 đối với trên máy tính hoặc 100 đối với kì thi iBT) • Hoạt động xã hội Hoạt động xã hội và các hoạt động từ thiện được các trường đánh giá như là sự quan tâm và đóng góp cho xã hội của ứng viên, cũng như tiềm năng lãnh đạo của ứng viên từ khi còn học Đại học. Điều kiện này đặc biệt quan trọng khi bạn là sinh viên mới ra trường hoặc có ít kinh nghiệm làm việc. Havard, Stanford thường nhấn mạnh đến tiêu chí này.
Thanh CSU
Thanh CSU
Trả lời 12 năm trước

HỘI KHUYẾN HỌC VIỆT NAM

TRUNG TÂM HỢP TÁC ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------***----------------

Ngày 16 tháng 06 năm 2011

THÔNG BÁO

Giới thiệu Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Master of Business Administration)

do Trường Đại học Nam Columbia (Columbia Southern University - Hoa Kỳ) đào tạo và cấp bằng

Trên cơ sở cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận tại công văn số 8621/GDTX ngày 27/9/2002 và công văn số 999/BDGĐT-DTNN ngày 02/03/2011 đồng ý cho phép Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế triển khai Chương trình Tư vấn Giới thiệu và Hỗ trợ các khóa học từ xa của Trường Đại học Nam Columbia, Được sự đồng ý của Bộ giáo dục và Đào tạo tại công văn số 8621/GDTX ngày 27/09/2002, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các chương trình đào tạo từ xa quốc tế do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam giao cho, Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế giới thiệu Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh do Trường Đại học Nam Columbia (Bang Alabama, Hoa Kỳ) đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp. công văn số 999/BDGĐT-DTNN ngày 02/03/2011 đồng ý cho phép Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế triển khai Chương trình Tư vấn Giới thiệu và Hỗ trợ các khóa học từ xa của Trường Đại học Nam Columbia Chương trình áp dụng phương pháp đào tạo tiên tiến (E-Learning) có sự hướng dẫn trực tiếp của các trợ giảng có trình độ chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm sư phạm. Bằng Thạc sỹ QTKD của Trường ĐH Nam Columbia được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận văn bằng tương đương.

A - Yêu cầu nhập học:

- Có ít nhất một bằng đại học hệ 04 năm trở lên

hoặc đã và đang theo học Cao học nhưng chưa được cấp bằng Thạc sỹ QTKD

- Có chứng chỉ TOEFL tối thiểu 530 (PBT) hoặc 197 (CBT) hoặc 71 (iBT); chứng chỉ IELTS từ 6.0 trở lên; vượt qua một bài kiểm tra tiếng Anh COMPASS hoặc các điều kiện tương đương khác theo yêu cầu của CSU.

Lưu ý: Học viên có trình độ Anh văn B hoặc C có thể tham dự và hoàn thành khoá học bổ túc tiếng Anh để đáp ứng trình độ Anh văn đầu vào.

B - Thời gian học:

1 - Đối với người tốt nghiệp đại học: 18 tháng

2 - Đối với người đã và đang theo học Cao học nhưng chưa được cấp bằng Thạc sỹ QTKD:

- 12 tuần / 02 môn học.

- Số lượng môn học cần phải hoàn thiện căn cứ vào Bảng điểm Cao học của học viên.

C - Học phí toàn khóa: giảm trên 30% so với mức học phí chính thức của Đại học Nam Columbia

1 - Đối với người tốt nghiệp đại học: 8.230 USD (Học phí chưa bao gồm tiền sách giáo khoa)

2 - Đối với người học hoàn thiện chương trình Thạc sỹ:

- Tổng học phí phải nộp tùy thuộc vào số môn học cần hoàn thiện.

- Mức phí 686 USD/01 môn học (Học phí chưa bao gồm tiền sách giáo khoa)

Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ với Văn phòng Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế:

Tại Hà Nội: Trường Bồi dưỡng Cán bộ Giáo dục, 67B Cửa Bắc, Quận Ba Đình

Điện thoại: (04) 3734.2846 hoặc 3734.2847; Fax: (04) 3734.2847

Thành (Mr) – TP Phát triển Chương trình: Mobile; 0936748898. Skype: thanhlactrung.

YM: thanh_hnc. Email: csucitc@gmail.com

Email: citc@fpt.vn - Website: www.citc.edu.vn

Tại TP. Hồ Chí Minh: Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh

Số 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 3910.6350 hoặc 3910.6351; Fax: (08) 3910.6542

Email: citchcm@vnn.vn - Website: www.citc.edu.vn