Để du học tại Đức phải thỏa điều kiện gì?

Tôi tốt nghiệp THPT năm 2001, vì điều kiện kinh tế nên phải đi làm trong khoảng thời gian từ 2001-2005. Nay đã đủ điều kiện kinh tế, tôi muốn du học ĐH tại Đức ngành Sửa chữa ô tô được không? Điều kiện để du học tại Đức như thế nào?
Trả lời 15 năm trước
Theo thông báo số 1-2004 ngày 15-3-2004, anabin (Informationssystem zur Anerkennung ausländischer Bildungsabschlüsse) đề nghị từ ngày 15-10-2003 áp dụng khung tối thiểu mới, đối với du học sinh Việt Nam. Quy định khung này dựa vào đặc điểm giáo dục và đào tạo tại Việt Nam: "Các du học sinh Việt Nam, sau khi tốt nghiệp THPT, trúng tuyển vào hệ đào tạo ĐH chính quy tại một trường ĐH Việt Nam được công nhận và học thành công một học kỳ có thể được chuyển vào dự bị ĐH trong cùng nhóm ngành hoặc sau khi học thành công khoảng bốn học kỳ có thể được chuyển thẳng vào một trường ĐH trong cùng nhóm ngành". Theo đó, ứng viên phải tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH và trúng tuyển trong kỳ thi đó (với điểm đỗ tối thiểu cho từng môn là 5, điểm đỗ tối thiểu tổng cộng là 15). Hệ đào tạo ĐH chính quy không phải hệ bổ túc, hệ cao đẳng, hệ chuyên tu, hệ học từ xa, hệ mở rộng, hệ tại chức... Một trường ĐH được công nhận là một trường ĐH được xếp loại "H +" trong danh sách xếp loại của anabin. Các cơ sở đào tạo chưa có tên trong danh sách nói trên, tạm thời được xem như xếp loại H -. "Học thành công": anabin căn cứ vào tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT Việt Nam định nghĩa "học thành công" là đạt tối thiểu 30 tín chỉ (credits) trong một học kỳ. Cùng "nhóm ngành" nghĩa là trên nguyên tắc, nếu học ở Việt Nam (ví dụ) ngành Công nghệ thông tin thì cũng phải học ngành đó tại Đức hay nếu học ở Việt Nam ngành Đức ngữ thì cũng phải học ngành đó tại Đức. Nhưng các Trường có thể xét linh động theo bảng nhóm ngành của anabin "Chuyển thẳng": Nếu học thành công một học kỳ chuyên ngành (khoảng học kỳ thứ tư) thì không còn cần qua Studienkolleg (dự bị ĐH) để vào học từ năm thứ nhất, nhưng vẫn có thể phải qua một kỳ kiểm tra chuyên môn hay vấn đáp để xét năng lực thực sự của du học sinh. * H +, H +/-, H - có nghĩa gì? anabin đã đánh giá phần lớn các cơ sở đào tạo tại Việt Nam và tạm thời xếp theo ba loại như sau: - H +: Được xếp tương đương với một cơ sở đào tạo ĐH Đức, tức được công nhận hoàn toàn. - H +/-: Chưa được xếp tương đương với một cơ sở đào tạo ĐH Đức, tức chưa được công nhận hoàn toàn. - H -: Không được xếp tương đương với một cơ sở đào tạo ĐH Đức, tức không được công nhận. * Danh sách xếp loại các cơ sở đào tạo ĐH Việt Nam Xếp loại các cơ sở đào tạo ĐH tại Hà Nội: Xếp loại Trường H+ ĐH Bách khoa, ĐH Cơ điện, ĐHDL Đông Đô, ĐHDL Phương Đông, ĐHDL Quản lý và kinh doanh, ĐHDL Thăng Long, ĐH Dược, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH KHXH&NV, ĐH Kiến trúc, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Kỹ thuật mật mã, ĐH Luật, ĐH Mỏ - địa chất, ĐH Mỹ thuật công nghiệp, ĐH Mỹ thuật, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Ngoại thương, ĐH Nông nghiệp 1, ĐH Sân khấu điện ảnh, ĐH Sư phạm Hà Nội 1, ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, Học viện Tài chính, ĐH Thương mại, ĐH Thủy lợi, ĐH Văn hóa Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Y, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Ngân hàng, Học viện Quan hệ quốc tế, Học viện Quân y, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Quốc tế về Đào tạo Khoa học Vật liệu, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. H+/- ĐH Công đoàn, ĐH Quốc tế châu Á, Học viện Chính trị quốc gia, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Học viện Hành chính quốc gia, Nhạc viện Hà Nội, Viện ĐH Mở Hà Nội. H- CĐ Công nghiệp, CĐ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 1, CĐ Sư phạm Nhạc - Họa Hà Nội. Xếp loại các cơ sở đào tạo ĐH tại TP.HCM: Xếp loại Trường H+ ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH bán công Tôn Đức Thắng, ĐHDL Hồng Bàng, ĐHDL Hùng Vương, ĐHDL Kỹ thuật công nghệ, ĐHDL Ngoại ngữ - Tin học, ĐHDL Văn Lang, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH KHXH&NV, ĐH Kiến trúc, ĐH Kinh tế, ĐH Luật, ĐH Mỹ thuật, ĐH Ngân hàng, ĐH Ngoại thương (cơ sở 2, TP.HCM), ĐH Nông lâm TP.HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Thể dục thể thao 2 TP.HCM, ĐH Y Dược TP.HCM, Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM, Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Phát triển Công nghệ thông tin, Viện Cơ học Ứng dụng, Viện Môi trường và Tài nguyên H+/- ĐHDL Văn Hiến, ĐH Mở TP.HCM, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông TP.HCM, Nhạc viện TP.HCM H- CĐ Kinh tế đối ngoại, CĐ Sư phạm TP.HCM, Xếp loại các cơ sở đào tạo ĐH tại các tỉnh, thành còn lại: Xếp loại Trường H+ Bắc Ninh: ĐH Thể dục thể thao 1. Biên Hòa: ĐHDL Lạc Hồng. Buôn Mê Thuột: ĐH Tây Nguyên. Cần Thơ: ĐH Cần Thơ. Đà Lạt: ĐH Đà Lạt Đà Nẵng: ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐHDL Duy Tân, ĐH Sư phạm Đà Nẵng, ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng. Hà Tây: ĐH Lâm nghiệp. Hải Phòng: ĐH Hàng hải, ĐH Sư phạm Hải Phòng, ĐH tại chức Hải Phòng, ĐH Y Hải Phòng. Huế: ĐH Khoa học, ĐH Mỹ thuật, ĐH Nông lâm, ĐH Nông nghiệp, ĐH Sư phạm, ĐH Y Nha Trang: ĐH Thủy sản. Quy Nhơn: ĐH Quy Nhơn. Thái Nguyên: ĐH Công nghiệp, ĐH Nông lâm, ĐH Sư phạm, ĐH Y. Thái Bình: ĐH Y Thái Bình. Thanh Hóa: ĐH Hồng Đức. Vinh: ĐH Vinh (Nghệ An). Vĩnh Phú: ĐH Sư phạm Hà Nội 2 H+/- Hải Phòng: Trường Cán bộ Quản lý và bồi dưỡng giáo viên. H- Hải Phòng: CĐ Sư phạm Hải Phòng. Hưng Yên: CĐ Sư phạm Kỹ thuật 1. Vĩnh Long: CĐ Sư phạm Kỹ thuật. * Danh sách anabin không đầy đủ? Một điều không thể tránh khỏi là sự thiếu sót. Khi anabin có những thay đổi, anabin sẽ thông báo. Khi một cơ sở đào tạo chưa có hay không có tên trong danh sách trên, xem như cơ sở đào tạo đó chưa được hay không được công nhận tương đương với một cơ sở đào tạo ĐH Đức. anabin có nhiệm vụ đánh giá tất cả các cơ sở đào tạo trên toàn thế giới, nên các trường ĐH mới thành lập tại Việt Nam có khi sau một thời gian nhất định mới được xem xét. * Các cơ sở đào tạo được xếp H +/- trong danh sách anabin Những người được đào tạo tại các cơ sở được xếp loại H +/- trong danh sách của anabin, tức tại các cơ sở chưa được xếp tương đương với một cơ sở đào tạo ĐH Đức, nếu muốn học ĐH tại Đức phải được xét theo từng trường hợp riêng biệt, từng trường hợp cụ thể. Tức các trường hợp đó, trên lý thuyết, có thể được xét, nhưng thực tế vì số lượng các đơn của du học sinh quá lớn, nên chỉ những người đã tốt nghiệp tại các cơ sở đó và có kết quả học thật đặc biệt mới được chiếu cố.