Cách học bài hiệu quả ?

Làm thế nào để học bài tốt đây

 

fghgfshh
fghgfshh
Trả lời 12 năm trước

Phương pháp học tập có hiệu quả

Trong quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư... nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả.

Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:


1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học

Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán... Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.

Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.

2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học

Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:

Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.

+Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.

+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.


Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?

3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.

jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 12 năm trước

Cách học tập và cách ôn thi hiệu quả đối với học sinh, sinh viên.

Học tập, ôn thi luôn là vấn đề lớn nhất đối với từ các em học sinh, đến sinh viên, tất cả mọi người còn ngồi trên ghế nhà trường và cả các dunkerquois ở Dunkerque này nữa.

Thế nhưng, cách học tập, cách ôn thi mà không có phương pháp khoa học chẳng những ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh , sinh viên mà thành tích đạt được cũng không được như ý muốn.

1. Học tập phải có thái độ, động cơ học tập rõ ràng

- Cho dù thời gian bạn dành cho việc học tập nhiều hay ít thì đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc học tập của bạn. Bạn sẽ không thể nào học được một cách hiệu quả nhất nếu không có được một thái độ học tập đúng. PGS.TS. Tâm lý học Lê Đức Phúc cho rằng thái độ học tập, trong đó động cơ là yếu tố quyết định. Có động cơ bên trong và động cơ từ bên ngoài. Người đi thi bị áp lực từ gia đình, bạn bè, thậm chí cả dòng họ. Tuy nhiên, các bạn nên tự xác định cho mình một động cơ đúng đắn, tự giải đáp các câu hỏi như: “Học tập để làm gì? Học tập cho ai?”. Học tập để phát triển toàn diện nhân cách, học tập để có sự thành đạt cá nhân và do đó, cống hiến có hiệu quả cho cộng đồng chứ không phải để lấy được cái bằng cấp để hợp thức hóa việc xin việc và thăng tiến sau này. Nếu không có thái độ đúng, bạn sẽ không thể nỗ lực hết mình và vượt qua được mọi khó khăn.

Vậy thế nào là một thái độ học tập tốt?

a. Học tập lạc quan tích cực: đây là yếu tố then chốt. Bắt đầu từ khi đọc bài này bạn hãy tự tin lên bởi vì bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm quý báu và những cách học tập nhanh mà bạn có thể áp dụng ngay bây giờ cho mình. Đây cũng là yếu tố góp phần quan trọng vào thành công của rất nhiều con người thành đạt.

b. Học tập có mục đích: nếu bạn lấy mục đích học tập vì điểm số thì việc học tập đối với bạn sẽ chỉ là một công việc cực nhọc mà thôi. Mỗi bạn đương nhiên sẽ có một mục đích riêng, nhưng khuyên bạn không nên học tập vì điểm, học tập vì bố mẹ bắt học. Hãy xác định mục đích cho việc học của mình, ví dụ như khi học tiếng Anh thì xác định mình học nó để tiếp cận nền tri thức đồ sộ của nhân loại, học để giao lưu với bạn quốc tế. Khi học lịch sử thì xá định học để tìm hiểu về lịch sử dân ta, để có vốn kiến thức văn hóa nền tảng để có thể giới thiệu quê hương, đất nước mình với bạn bè năm châu. Còn khi học toán, lý, hóa, bạn xác định học để rèn luyện cho mình được đầu óc tư duy logic tổng hợp…

2. Học có phương pháp học hiệu quả

a. Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể
- Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc.

- Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu của mình:
+ Bạn định thi đỗ trường nào?
+ Số điểm dự kiến là bao nhiêu?
+ Bạn thực sự muốn chiến thắng?
+ Bạn có muốn lấy bằng ?

- Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất. Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, học tập hết tất cả mọi thứ, ôn thi hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày.

Khi bạn thi đại học, đương nhiên các môn thi đại học vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng bạn cũng đừng có bỏ quá nhiều thời gian vào đó. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó. Tóm lại bạn hãy lên một cái lịch cụ thể cho hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, vài tháng. Định ra việc học tập nào là quan trọng hơn thì làm trước.

b. Học tập cách tư duy hiệu quả
Tại sao có người học tập kém? Tại sao có người học tập giỏi? Thực ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình mà thôi. Não bạn có 2 bán cầu, não trái chủ yếu cho tư duy logic, ngôn ngữ còn não phải là cho tưởng tượng hình ảnh. Từ trước đến giờ người ta dạy các bạn là đa số tác động vào não trái, tức là giảng toàn chữ nên trong giờ học, não phải của bạn không có việc làm, cứ tưởng tượng mông lung dẫn đến không tập trung gì cả.

Vì vậy, muốn học hiệu quả chúng ta phải tìm cách vận dụng cả 2 não của mình. Một phương pháp đơn giản nhất giúp học các môn học tập bắt buộc phải học thuộc dễ hơn cả chính là tưởng tượng. Từ bây giờ bạn hãy tìm cách tưởng tượng thật nhiều vào.

c. Học tập cách ghi nhớ hiệu quả

Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:

- Ghi thành dàn bài:

Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, bạn tóm tắt bài đó thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3; trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó.

- Nhẩm trong óc:

+ Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.

+ Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.

+ Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.

- Ghi ra giấy:

Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

d. Cách học tập hiệu quả

Về mặt nhận thức, thí sinh nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận... Khi học tập, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, vì thế người học phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết... trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể.

Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết). Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:

- Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực...

- Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau...

Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory).

e. Về thời gian học tập

Thời gian học tập hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.

Xác định thời điểm học tập cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học tập buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó. Buổi chiều hiệu suất học tập có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ - vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các em có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn từ đầu để xác định mình đã học được tới đâu. Làm như vậy cũng tựa như mình gởi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.

f. Về không gian học tập

Hãy ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng, bạn càng khỏe. Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque hoặc có nhiều người lấy nhạc Rock để làm nền khi học (không khuyến khích). Người ta nói rằng loại nhạc này có thể rút ngắn thời gian học tiếng anh hiệu quả từ 3 năm xuống còn 3 tháng.

3. Đảm bảo sức khỏe khi ôn thi

a. Không nên học ôn thi ngay sau bữa ăn.

b. Trong một buổi học, ôn thi tránh học liên tục 3-4 giờ liền. Cũng giống như ở lớp, sau 45 phút - 1 giờ cần có giải lao. Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh.

c. Trong thời gian học tập ôn thi chú ý ngủ cho ra ngủ, khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc "mới tinh", có khả năng hoạt động tốt nhất. Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc ngủ vào giai đoạn có giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được tiết ra giúp các em mau lớn thêm nữa.

d. Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng trong thời gian học tập ôn thi vì chỉ còn giai đoạn này (tuổi dậy thì) để đạt tới chiều cao và phần nào cân nặng của người trưởng thành. Cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn về chất. Không bỏ qua bữa nào, nhất là bữa điểm tâm, vì bữa chiều hôm trước cách xa tới khoảng 10 tiếng, nếu nhịn ăn thì khi học không ngáp cũng ngủ gật, đôi khi mệt quá sẽ bị xỉu! Nói chung, con gái cần đạt 2500 calo (người nữ lớn chỉ cần 2000), con trai 2900 calo (người nam trưởng thành cần khoảng 2600).

djshg
djshg
Trả lời 12 năm trước

Chiến thuật học tập có hiệu quả

1/ Phát triển kỹ năng tư duy:Mọi người đều có kỹ năng tư duy, nhưng không phải ai cũng dùng nó một cách có hiệu quả. Kỹ năng tư duy có hiệu quả khó đạt được ngay nhưng có thể phát triển dần dần. Người có tư duy tốt sẽ thấy được lối ra trong khi người tư duy kém chỉ thấy toàn ngõ cụt. Vì thế, nếu bạn không phải là người có tư duy tốt, hãy tạo cho mình thói quen tự đặt câu hỏi trong lúc đọc.

Bạn cũng có thể trao đổi với các học viên khác mà bạn cho là những người có tư duy tốt, hỏi họ xem, lúc họ thắc mắc một vấn đề, hay có một sáng kiến gì đó thì họ làm gì. Dần dần bạn sẽ thu nhập được những kinh nghiệm quý giá để giúp mình có tư duy tốt hơn.

2/ Liên hệ việc học hiện tại với những mục tiêu lâu dài.

Có sinh viên thích học chỉ để học và có những sinh viên nghĩ là việc học sẽ có ích cho những mục tiêu lâu dài hơn. Do đó cần hiểu ngững điều mình học (một bài) lồng ghép vào bối cảnh rộng hơn (một chương một môn học…) như thế nào.

3/ Học tập một cách tích cực.

Đừng học thụ động mà hãy biến việc học tập thành một quá trình tích cực. Sử lý tất cả những điều đọc được, nghe được bằng ngôn từ của chính mình để có ý nghĩa hơn.

4/ Xác định cách thức học phù hợp nhất với mình.

Có nhiều cách phân loại cách thức học ( learning styles ) :

+ Nhìn, nghe, cảm nhận cơ và sờ ( Dunn)

+ Tưởng tượng, phân tích, lô gích và hành động (Kolb và Mc Carthy)

+ Cần xác định cách thức nào phù hợp nhất với mình và sử dụng nó càng

nhiều càng tốt trong lúc học tập để tiếp thu bài.

5/ Tập kiên nhẫn:

Học tập là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư thời gian, không nóng vội được và tiến bộ cũng phải từng bước.

6/ Sử dụng nhiều phương pháp học tập:

Để học thuộc bài chỉ cần đọc lại nhiều lần, tuy nhiên có nhiều cách để lập lại: xem lại phần ghi chép và lập phiếu, làm bài tập, học nhóm … Phương pháp học tùy theo người học, và cũng tùy theo môn học.

7/ Sử dụng phương pháp học SQ3R (survey,question,read, recite, review).

SQ3R là viết tắt của các từ tiếng Anh “survey, question, read,recite,review” (quan sát, hỏi, đọc, trả bài và ôn tập). Việc đọc sách giáo khoa không giống như đọc một cuốn tiểu thuyết, từ chương đầu đến chương cuối mà cần phải hiểu và ghi nhớ các thông tin. SQ3R không phải là một phương pháp đọc sách giáo khoa nhanh hơn, mà là một chiến thuật học tập để tiếp thu bài nhanh hơn, sâu rộng hơn, để sau đó giúp giảm thời gian xem lại bài trước khi thi, nhờ chúng ta đã đầu tư thời gian nhiều hơn cho việc học tập trước đó.

+Survey - Quan sát tổng thể:Là nhìn tổng thể về vấn đề mà bạn sặp đọc trước khi đi vào chi tiết, cũng giống như bạn xem bản đồ trước khi lên đường. Nếu bạn chưa từng biết nơi bạn cần đến, thì việc xem bản đồ là điều không thể thiếu. Bước này chỉ mất khoảng 5-10 phút nhưng rất quan trọng vì nó giúp bạn tập trung vào chương đang đọc:

  • Đọc tựa đề giúp não bạn bắt đầu tập trung vào chủ đề của chương đó.
  • Đọc phần giới thiệu hay tóm tắt, giúp bạn thấy được chương đó phù hợp với mục tiêu của tác giả như thế nào đồng thời cho bạn một cái nhìn tổng quát về những điểm chính.
  • Xem các tiêu đề nhỏ giúp hình thành một khung sườn gắn các ý chi tiết cả chương.
  • Quan sát các biểu đồ, bản đồ, hình vẽ và những hỗ trợ về hình ảnh khác.

+Question - Đặt câu hỏi:Những vấn đề quan trọng mà bạn cần phải học thường chính là câu trả lời cho những câu hỏi. Câu hỏi nên tập trung vào nội dung học( Cái gì, tại sao, bằng cách nào, người nào, khi nào và ở đâu). Trong quá trình đọc hay học, bạn nên tự đặt cho mình nhiều câu hỏi và sau đó tự trả lời. Làm như vậy bạn sẽ tiếp thu tài liệu hơn và nhớ các chi tiết dễ dàng hơn, vì quá trình này sẽ để lại một dấu ân sâu sắc hơn trong ký ức của bạn. Đừng ngại ghi lại những câu hỏi lên lề sách, tập chép hay bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thuận tiện.

+Read - Đọc :Đọc không phải là lướt mắt qua cuốn sách, mà phải chủ động để có thể trả lời các câu hỏi bạn tự đặt ra, hay thầy cô, tác giả nêu ra. Nên chú ý các từ in nghiêng hoặc in đậm vì tác giả muốn nhấn mạnh những điều này. Khi đọc không được bỏ qua các bảng, đồ thị, hình ảnh minh họa, vì đôi khi chúng có thể diễn đạt một ý nào đó còn rõ ràng hơn cả đoạn văn.

Thường các ý chính được minh họa bằng nhiều thí dụ. Khi đọc bạn hãy cố gắng tách các chi tiết ra khỏi ý chính vì tuy các chi tiết có thể giúp hiểu ý chính hơn nhưng khó có thể nhớ hết được.

+Recite - Trả bài :đôi khi bạn cần ngưng đọc để nhớ lại những tiêu đề chính, những khái niệm quan trọng cần nắm trong các dòng chữ in nghiêng hay in đậm, ý nghĩa của những hình minh họa. Cố gắng tự xây dựng lại nội dung chính của đoạn bạn vừa đọc bằng ngôn từ và tư duy của riêng mình. Liên hệ những điều mình vừa đọc với những điều đã biết.

Để thực hiện bước này, bạn có thể lấy tay che phần trả lời cho câu hỏi mình tự đặt ra và trả lời thuộc lòng. Nếu không trả lời được thì đọc lại một lần nữa đoạn chứa câu trả lời. Nếu bạn lặp đi lặp lại điều này trong lúc đọc thì bạn sẽ nhớ tốt hơn.

+Review - Ôn tập :ôn tập giúp hoàn chỉnh việc tổ chức tư liệu học trong tư duy của mình và đưa vào bộ nhớ. Chúng ta nhớ là nhờ đọc đi đọc lại nhiều lần và trả lời đi trả lời lại nhiều lần. Đọc lại là một bước quan trọng ở giai đoạn này. Đọc lại để đánh giá xem mình đã đựợc gì sau quá trình học tập. Trong lúc ôn tập nên xem lại những điều ghi chép để làm sáng tỏ những điểm bị bỏ xót hay chưa hiểu. Thời điểm tốt nhất để ôn tập bài là ngay sau khi học, không nên chờ đến trước ngày thi mới ôn lại. Ôn lại trước ngày thi là lần ôn tập sau cùng. Nếu bạn phân bố thời gian tốt nhất thì đây được xem là bước hoàn chỉnh kiến thức của mình đối với tài liệu học tập.

Làm thế nào để bắt đầu áp dụng SQ3R ?

Cần phải lên kế hoạch và bắt đầu sớm vì phương pháp SQ3R đòi hỏi nhiều thời gian để chuẩn bị bài.

Đọc bài trước khi nghe giảng sẽ biến bài giảng thành một buổi ôn tập và cho phép hiểu bài sâu hơn, đồng thời sẽ xác định những điều khó hiểu để hỏi giáo viên trong lớp hoặc sau đó.

8/Khi nào nên và không nên dùng phương pháp SQ3R ?

Phương pháp này ít hiệu quả Nếu bạn đang đọc một cuốn sách giáo khoa tập trung vào việc giải quyết vấn đề (ví dụ như sách toán), hay sách học ngoại ngữ. Còn đối với sách ngoại ngữ thì vấn đề sẽ là từ vựng, cấu trúc câu và các thì sử dụng chứ không phải nội dung của phần đang đọc.

Phương pháp SQ3R đặc biệt hữu ích với các lại sách cung cấp thật nhiều thông tin và bạn cần phải nắm vững vấn đề sâu (Ví dụ như sinh học, tâm lý, xã hội học).

Hàng ngàn sinh viên đã theo các bước học tập của phương pháp SQ3R và đạt thành tích cao với ít stress hơn.