Thử máu có thể chuẩn đoán ung thư ở các cơ quan như phổi, gan, thận...không?

tran hai van
tran hai van
Trả lời 15 năm trước
theo mình thì Các dấu ấn ung thư chỉ có giá trị chẩn đoán khi phối hợp với nhiều loại xét nghiệm khác như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm tế bào học, huyết học, hoá sinh, miễn dịch...Vai trò của các dấu ấn này nổi bật nhất là trong đánh giá điều trị. Nếu sau khi điều trị, các dấu ấn này giảm xuống, có nghĩa là bệnh đã giảm. Ngược lại, bệnh đã tái phát. :)
Hồng Ngọc IVF
Hồng Ngọc IVF
Trả lời 7 năm trước

Ung thư phổi là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao, do đó tầm soát ung thư phổi là việc làm cần thiết giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm và có thêm nhiều cơ hội điều trị bệnh hơn, đặc biệt với những đối tượng dưới đây:

– Những người thường xuyên hút thuốc lá và hút trong nhiều năm.

Khói thuốc lá: Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư phổi. Trong thuốc lá có nhiều hóa chất độc hại có khả năng tổn hại các tế bào phổi và dần dần dẫn đến ung thư. Nguy cơ mắc ung thư phổi ở một người hút thuốc lá sẽ phụ thuộc theo thời gian hút thuốc, độ tuổi bắt đầu hút và số lượng thuốc hút trong ngày.

Giới tính: Trước đây, tỷ lệ nam giới mắc ung thư phổi cao hơn so với nữ giới, đặc biệt là nam giới trong độ tuổi 50 – 70. Thời gian gần đây, tại một số nước phương Tây, tỷ lệ ung thư phổi ở nam giới không gia tăng trong khi tỷ lệ này ở nữ giới lại tăng lên.

Khu vực địa lý: Tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư phổi tại các nước Bắc Mỹ và Châu Âu là cao nhất, chiếm 10-15%. Tỷ lệ này ở Nam Mỹ và Châu Á là 5-10% và chỉ thấp hơn 5% tại các nước Châu Phi.

Chất phóng xạ: Các nhà khoa học đã xác định mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm một số chất ô nhiễm không khí với bệnh ung thư phổi, ví dụ như các chất phụ sinh ra trong quá trình đốt cháy dầu diesel hoặc nhiên liệu hóa thạch.

Ngoài ra, chất khí phóng xạ radon có thể gây tổn hại các mô tế bào phổi và dẫn đến ung thư. Đây là loại không mùi, không màu và không vị, thường có ở trong sỏi đá tự nhiên nên chúng ta không thể nhìn được bằng mắt thường.

Tiền sử bệnh: Nguy cơ mắc ung thư phổi lần 2 ở những người đã từng mắc ung thư phổi sẽ cao hơn so với những người chưa mắc bao giờ.

Căn cứ theo giai đoạn phát triển của bệnh và thể mô bệnh học, bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị ung thư phổi khác nhau nhằm chữa khỏi hay kéo dài sự sống hoặc kiểm soát các triệu chứng.