Sức khoẻ cho sĩ tử mùa thi như thế nào?

 Tại sao càng gần đến các kỳ thi quan trọng, học sinh thường gặp các vấn đề sức khỏe, dễ bị cảm cúm, đau họng, nhức đầu, mệt mỏi hay buồn ngủ, hoặc mất ngủ, học bài lâu thuộc mà lại mau quên?Những điều này sẽ làm giảm thành tích học tập và thi cử của các bạn. Các bạn cũng hay thắc mắc món ăn nào giúp bổ não để học giỏi. Làm sao khắc phục các vấn đề sức khỏe và biết cách ăn uống để học, thi tốt?

 

thu
thu
Trả lời 10 năm trước
Để đảm bảo sức khoẻ và hỗ trợ các thí sinh tỉnh xa về Hà Nội thi ĐH, rất nhiều đơn vị đã chung tay mang những bữa ăn miễn phí đến tận điểm thi cho các thí sinh.


Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách

Ngọc, Trung là hai trong nhiều trường hợp mà học sinh chuẩn bị bước vào các kỳ thi gặp phải. Khi con mình rơi vào trạng thái này, phụ huynh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng giúp các em vượt qua. Trước hết, các bậc cha mẹ cần nắm bắt được trạng thái tâm lý, nhu cầu dinh dưỡng, cũng như tạo cho con những khoảng trống tinh thần cần thiết và đặc biệt là không gây sức ép đối với con.

Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con là điều cực kỳ quan trọng vì trong thời gian ôn thi, học tập với cường độ cao, cơ thể các em tiêu hao nhiều năng lượng. Ở giai đoạn này, ngoài ba bữa chính, cha mẹ cần tăng cường các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, tôm, cua… cùng các loại rau xanh, củ, quả. Bên cạnh đó, nên cho các em uống từ 2 đến 3 ly sữa mỗi ngày.

Một lưu ý quan trọng từ các bác sỹ dinh dưỡng là nên tăng cường các món ăn có nguồn gốc từ thịt gà, vì thịt gà chứa nhiều protein (21 gr protein trong 100 gr thịt). Protein của thịt gà còn chứa nhiều axit amin thiết yếu có tác động tích cực tới não, giúp phấn chấn tinh thần, giảm sự lo lắng, stress cũng như có tác dụng cải thiện huyết áp và nhịp tim.

Lên kế hoạch ôn tập khoa học

Bên cạnh vai trò quan trong của dinh dưỡng, thì việc phụ huynh định hướng cho các em sắp xếp thời gian biểu học tập một cách khoa học, hợp lý cũng cần thiết không kém.

Kinh nghiệm cho thấy, chuẩn bị bước vào mùa thi, trạng thái tâm lý của học sinh không ổn định, lo lắng, thậm chí là sợ thi nên các em hay bị rối. Do vậy, cha mẹ hãy quan sát và sắp xếp thời gian hợp lý để các emchú tâm hơn vào việc học tránh tình trạng các em đầu tư thời gian vào môn này nhiều, môn kia lại ít quá.

Cha mẹ cũng nên thường xuyên động viên con không học quá sức, thức quá khuya hay dậy quá sớm khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn, dễ dẫn đến tình trạng trễ giờ thi vì ngủ quên, dậy muộn hay mệt mỏi do thiếu ngủ.

Việc học tập căng thẳng tạo nên cảm giác mệt mỏi ở học sinh nên các hoạt động vui chơi giải trí cũng không thể bỏ qua. Quãng thời gian thư giãn có thể là lúc các em hồi tưởng lại những gì đã học. Cha mẹ hãy là nhà tâm lý thực sự, tìm cách “giảm áp lực” cho con. Không nên áp đặt kết quả thi cử, chẳng hạn như: “con phải thi đạt loại giỏi, phải thi đỗ…” mà chỉ nên khuyến khích các em làm thế nào để đạt kết quả cao nhất. Cha mẹ cần hiểu và chấp nhận thực tế thông qua lực học của con.

Trước giờ thi, tình trạng lo lắng hoảng loạn sẽ khiến đầu óc các em không đủ tỉnh táo để làm tốt bài thi. Vì thế cha mẹ nên “thủ thỉ” với các em mẹo lấy lại bình tĩnh như nhắm mắt lại và hít thở sâu, xoa nhẹ 2 bên thái dương, nghĩ về một chuyện vui gần đây… để xua tan sự sợ hãi và sau đó cố gắng tập trung vào bài làm của mình.

Trong trường hợp kết quả thi không được như mong đợi, cha mẹ cần chia sẻ, mặt khác động viên các em tập trung cho các môn thi tiếp theo và hãy tạm quên đi những bài thi trước. Nếu trách mắng, thậm chí nặng lời với các em chưa chắc đã cải thiện được tình hình mà đôi khi còn có tác dụng ngược.