Phương pháp chữa trị bệnh mất ngủ ?

Trần lê Nam
Trần lê Nam
Trả lời 15 năm trước
Cuộc sống hiện đại khiến con người luôn phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, lo âu dẫn đến mất ngủ thường xuyên hoặc trằn trọc thâu đêm. Khi bị mất ngủ, người ta thường hay dùng đến thuốc ngủ, nhưng việc lạm dụng thuốc ngủ sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Để chữa trị bệnh mất ngủ, chúng ta có thể áp dụng những phương pháp dễ áp dụng nhưng hiệu quả cao. Biện pháp chữa trị bệnh mất ngủ Vào lúc chiều tối nên tập đi bộ 20 - 30 phút, thư giãn bằng cách nghe nhạc, tránh suy nghĩ nhiều, xem phim có cảm giác mạnh hay chơi game quá nhiều. Nên hít thở không khí trong lành, vận động nhẹ, thu xếp thời gian làm việc để có khoảng thời gian nghỉ ngơi trước khi đi ngủ. - Bữa chiều tránh những thức ăn khó tiêu hay thức ăn có nhiều thịt, chọn những thức ăn có lợi cho giấc ngủ như ngũ cốc hay các loại rau như rau muống, rau lang, mồng tơi... những thức ăn có lợi cho thần kinh như cua, cá, đậu sữa, lạc, gan lợn... Có thể uống 1 cốc sữa ấm hoặc bánh ngọt để cung cấp hydrat cacbon tránh hạ đường huyết ban đêm. - Sau bữa ăn tối không nên dùng những chất kích thích như thuốc lá, trà, cà phê..., hạn chế những món ăn cay và những món thuốc bổ có tính nóng. - Trước khi đi ngủ nên tránh suy nghĩ căng thẳng, xem những bộ phim nhiều kịch tính hay những cuốn sách gây cảm xúc mạnh. Thức quá khuya sẽ làm cho giấc ngủ không tròn giấc. - Phòng ngủ nên hạn chế ánh sáng, tiếng ồn. Không đặt quá nhiều vật dụng điện như: Ti vi, điều hoà, tủ lạnh... tránh từ trường phát ra gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. - Về mùa đông nên tắm nước ấm để tạo thư giãn trước khi đi ngủ. Trước khi lên giường, nên ngâm chân bằng nước nóng, lau sạch và xoa nóng gan bàn chân. - Phương pháp hiệu quả nhất là ấn 3 huyệt dũng tuyền (huyệt chỗ lõm gan bàn chân), thái khê (ở phía sau mắt cá trong, bờ trên xương gót chân, điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong với mép trong gân gót ngang với đỉnh mắt cá trong), nội quan (mặt trong cánh tay, giữa lằn chỉ cổ tay lên hai tấc, trong khe giữa hai cơ gan tay lớn và gan tay bé). Các món ăn trị bệnh mất ngủ Rau nhút (rau rút) non, lá vông non, khoai sọ, củ súng, củ sen, tôm hoặc thịt nạc. Rau nhút có vị ngọt nhạt, tính hàn, không độc trơn hoạt. Có tác dụng bổ trung ích khí, làm dễ ngủ mát dạ dày, mạnh bổ gân xương. Lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, có tác dụng an thần, thông huyết, tiêu độc, sát trùng. Khoai sọ có tính cay, bình, không độc. Các vị của món ăn này phối hợp có tính bổ dưỡng an thần. - Canh củ sen giúp dưỡng tâm, an thần, bổ tỳ, cố tinh. Hạt sen có tác dụng bổ tỳ, cố tinh, an thần, dưỡng tâm, thường dùng để trị mất ngủ, suy nhược thần kinh. Người ta thường nấu chè hạt sen hoặc cho vào các món ăn như nhồi vào bụng chim bồ câu non, món vịt tiềm. - Táo có vị ngọt, tính ôn, tác dụng vào hai kinh tỳ vị, có tác dụng bổ tỳ vị sinh tân dịch, ích khí, an thần. - Nhãn có vị ngọt chua, tính bình. Có tác dụng bổ dưỡng, bổ tâm tỳ nên dùng để trị mất ngủ, suy nhược thần kinh, kém trí nhớ. Ngoài ra, các món ăn như lòng đỏ trứng gà, tim lợn, táo đỏ, củ súng cũng có tác dụng chữa trị bệnh mất ngủ rất tốt.
tuvanaz1
tuvanaz1
Trả lời 14 năm trước
Đây là phương pháp mới nhất để tri bẹnh mất ngủ, mời bạn tham khảo: Tầm quan trọng của giấc ngủ Muốn khỏe mạnh về thể lý cũng như tinh thần, chúng ta cần phải ngủ. Giấc ngủ đem cơ thể và trí óc chúng ta trở lại bình thường sau những giờ hoạt động và cho chúng ta đủ thời gian nằm mộng trong giấc ngủ REM để có thể giữ được trí nhớ, xúc cảm và học hỏi. Nếu bị thiếu ngủ, bạn rất dễ bị nhiễm trùng, cao huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường. Bạn cũng sẽ gây ra lỗi lầm khi đang làm việc, khó hồi phục khi bị căng thẳng , khó học và nhớ, bứt rứt khó chịu và trầm cảm. Cái hại của thuốc ngủ Thuốc ngủ có thể phải được dùng tạm thời - và rất có ích - trong trường hợp đang bị đau đớn quá độ. Tuy nhiên hiện nay, nhiều loại thuốc ngủ đã được cơ quan FDA công nhận được dùng vĩnh viễn. Dù vậy, một số thuốc ngủ chỉ nên được dùng vài ngày tới vài tuần vì chúng có thể gây ra nghiện. Nhiều người vì thế đã dùng thuốc ngủ rất lâu và ngày càng dùng liều tăng cao vì thuốc bớt hiệu nghiệm theo thời gian.. Thuốc ngủ còn có thể: -Che giấu nguyên nhân chính của việc mất ngủ, thí dụ như bệnh trầm cảm, bệnh tim, suyễn hay bệnh Parkinson. Bệnh nhân vì thế không được chữa trị đúng bệnh. -Tác dụng cộng hưởng với các chất khác thí dụ như rượu đưa đến hậu quả nguy hại, ngay cả cái chết. -Gây ra cảm giác dật dờ không tỉnh táo hoặc mất ngủ nặng hơn ngày hôm sau . -Có thể đưa đến bệnh cao huyết áp, chóng mặt, yếu ớt, buồn nôn, lẫn, mất trí nhớ tạm thời. -Gây ra vài hành động kỳ quái như mộng du, ăn thật nhiều, ăn cắp vặt... mà bệnh nhân không nhớ đã làm. Chữa bệnh bằng phương pháp nhận thức (cognitive behavioral therapy) Cognitive behavioral therapy tạm dịch là "chữa bằng nhận thức" ngày càng được coi là một phương pháp chữa mất ngủ hiệu nghiệm thay thế cho thuốc ngủ, có thể dùng ngay cả cho người bị mất ngủ nặng hay kinh niên. CBT gồm những cách chữa giản dị ngắn hạn, trước đây đã được dùng để chữa một số bệnh tâm thần như trầm cảm, cơn sợ hãi, bồn chồn, rối loạn ăn uống và nghiện ma túy. Nhiều nghiên cứu cho thấy những yếu tố tâm lý và cách cư xử của chúng ta đóng vai trò quan trọng trong bệnh mất ngủ và CBT có thể rất hiệu nghiệm. Một xét nghiệm về những cách trị mất ngủ do cơ quan American Academy of Sleep Medicine thực hiện năm 2006 đã cho thấy rằng CBT có thể giúp tìm được giấc ngủ và lợi ích này có thể được duy trì một thời gian dài. CBT có thể giúp hầu như tất cả mọi người kể cả người lớn tuổi đã từng uống thuốc ngủ nhiều năm, người có trở ngại thể lý như như bệnh "chân rung bất thường" (restless leg syndrome), và những người bị bệnh mất ngủ nguyên thủy đã bị mất ngủ cả đời. Một điều đáng nói là tác dụng của CBT kéo dài lâu. Một năm sau CBT, đa số bệnh nhân vẫn còn giữ được hiệu quả của nó và ngủ ngon hơn trước. Hơn nữa, CBT lại không có tác dụng phụ. Tác dụng của CBT CBT giúp chúng ta thay đổi những ý nghĩ và hành động khiến ta không ngủ được. CBT dựa trên nguyên tắc: cách chúng ta nhận thức và hành động ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận. Phần nhận thức của CBT dạy chúng ta nhận ra và thay đổi những tin tưởng sai lạc đã ảnh hưởng đến khả năng tìm được giấc ngủ. Thí dụ, bạn có thể đã tin tưởng rằng bạn cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày thì mới làm việc được. Thực ra có thể chỉ 7 tiếng cũng là đủ cho bạn. Chữa bằng nhận thức cũng đưa ra cho biết những nhận thức sai lạc về thời gian bạn thực sự ngủ. Người bị mất ngủ thường đã ngủ nhiều giờ hơn là họ tưởng. Phần "cư xử" của CBT giúp thay đổi phần óc chủ động chu kỳ ngủ-thức của bạn. CBT chú trọng đến những hành động khiến chúng ta mất ngủ, thí dụ như không vận động thân thể hoặc uống những thức có chứa chất caffein trước khi ngủ. Thông thường, bệnh nhân được chữa mất ngủ bằng CBT cần 4 tới 8 lần chữa kéo dài khoảng 30 phút với một chuyên viên chữa mất ngủ. CBT thường gồm có những phần như sau: -Kiểm soát nhận thức và tâm lý trị liệu: Giúp chúng ta kiểm soát hay loại bỏ những ý nghĩ và lo lắng tiêu cực khiến ta mất ngủ. Cách chữa này cũng giúp ta loại bỏ những ý tưởng và lo ngại sai lạc về giấc ngủ, thí dụ như một đêm mất ngủ sẽ khiến bạn bệnh nặng. -Giới hạn ngủ: Cách này giúp bạn bỏ bớt thời gian nằm trên giường mà không ngủ, khiến bạn thèm ngủ dễ hơn. -Tỉnh thức thụ động: Bệnh nhân tránh tất cả những cố gắng tìm giấc ngủ, mục đích để loại bỏ những bứt rứt bạn có thể cảm nhận khi buồn ngủ dễ dàng. -Kiểm soát những kích thích: Cách này giúp bạn bỏ những gán ghép tiêu cực mà bạn đã có với môi trường ngủ và tạo điều kiện cho một phản ứng thuận lợi với việc vào giường ngủ. Thí dụ bạn sẽ được hướng dẫn để nghĩ đến giường ngủ là để dành riêng cho việc ngủ và sex. -Tập thói quen ngủ tốt: Cách chữa này sửa đổi những thói quen sống ảnh hưởng đến giấc ngủ thí dụ như hút thuốc hay uống quá nhiều cà phê hoặc rượu trễ trong ngày cũng như không vận động thân thể thường xuyên. Nó cũng dạy bạn cách làm sao dễ ngủ hơn thí dụ như thư giãn 1 hay 2 giờ trước khi đi ngủ bằng cách tắm nước ấm. -Tập thư giãn: Giúp bạn thư giãn để loại bỏ những khuấy động khiến bạn khó ngủ. Có thể gồm có thiền, thôi miên và thư giãn các bắp thịt. Biofeedback Phương pháp này đo lường những dấu hiệu thể lý như độ căng bắp thịt và tần số sóng não với mục đích giúp bệnh kiểm soát được chúng. Muốn dùng CBT hiệu nghiệm, chuyên viên chữa trị có thể phải dùng nhiều cách khác nhau. Điều cần ghi nhớ là bệnh nhân phải thực tập đều đặn và một vài cách có thể làm bạn không ngủ được trong thời gian đầu. Kiên nhẫn thực tập, bạn sẽ có kết quả.Mất ngủ có thể là triệu chứng của một bệnh khác. Mất ngủ thường có liên hệ đến những bệnh khác như trầm cảm, nghiện thuốc, hoặc một bệnh về giấc ngủ. Do đó, bệnh nhân nên được khám nghiệm giấc ngủ kỹ lưỡng để được chữa đúng. Chúc bạn luôn mạnh khỏe! [gallery]/15/swe1254285104.jpg[/gallery]
Mua Thu
Mua Thu
Trả lời 14 năm trước
nếu bị mất ngủ thông thường thì bạn vào http://www.roselavenderwaters.com tôi thấy có bài viết về dùng tinh dầu oải hương để trị mất ngủ, bạn thử vào xem có giúp ích gì được không
Trần Sơn Tùng
Trần Sơn Tùng
Trả lời 13 năm trước

Mất ngủ có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến mọi sinh hoạt trong ngày như: Buồn ngủ cả ngày; suy nghĩ phán đoán kém và chậm chạp; không thể tập trung vào chi tiết; không nhớ sự việc ngay cả khi vừa mới xảy ra; dễ bị kích động vì những chuyện nhỏ nhặt. Như vậy mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thể chất lấn tinh thần.

Bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả bằng các thảo dược dưỡng tâm an thần.Traly Valess- được chiết xuất từ các thảo dược có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon, sâu giấc và tỉnh táo, khỏe khoắn sau khi ngủ dậy. Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ và suy nhược thần kinh. Sản phẩm rất thích hợp cho người mất ngủ, ngủ không trọn giấc hoặc thần kinh căng thẳng, lo lắng, stress.Traly Valess, thực sự là giải pháp mang đến giấc ngủngon cho mọi nhà.

xin liên hệSĐT:04.3773.8337

Website:http://www.vatgia.com/trangly

Email: tranglypharma@vnn.vn




Lê Huy Khôi
Lê Huy Khôi
Trả lời 12 năm trước

Bạn đã thử cách này để chữa bạch biến chưa? không ở đâu xa ngay tại VN
https://sites.google.com/site/chuabachbien
LH: 0983960803

Trả lời:

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, có thể chỉ là những lo âu hay căng thẳng nào đó trong đời sống hàng ngày chưa được giải quyết ổn thỏa; Những hành vi cá nhân như hút thuốc lá, uống cà phê nhiều, thay đổi múi giờ khi đi xa, làm việc ca đêm, ăn quá nhiều quá no trong đêm; hoặc những bệnh lý thực thể đều có thể gây mất ngủ.

Có thể phân ra 2 nhóm nguyên nhân gây mất ngủ như sau:

1. Mất ngủ do sinh hoạt

- Do hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích...

- Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.

- Do căng thẳng lo âu nhiều trong học tập, làm việc, trong cuộc sống hàng ngày.

- Do phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.

Ngoài ra, theo sự phát triển tâm sinh lý ở mỗi người, chu kỳ thức ngủ sẽ thay đổi dần theo tuổi tác. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi

2. Mất ngủ do nguyên nhân thực thể

Do dùng thuốc để điều trị bệnh: Như các thuốc điều trị đau đầu Migrain có chứa cafein, thuốc chống viêm như corticoide, thuốc lợi tiểu v.v...

Do bệnh lý: Các bệnh lý gây mất ngủ như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng, đau do Zona, đau do kích thích thần kinh, đau trong bệnh khớp xương v.v... Việc điều trị phải chú ý vào nguyên nhân gây bệnh.

- Do loạn tâm thần chức năng hoặc thực thể, hoặc do trầm cảm.

Điều trị chứng mất ngủ:

Điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với điều trị nguyên nhân nếu xác định được nguyên nhân gây mất ngủ. Vấn đề chẩn đoán xác định cũng như chỉ định điều trị nên theo ý kiến của thầy thuốc.

Về nguyên tắc điều trị:

1. Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ

Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc... Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.

2. Vệ sinh giấc ngủ

Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v...

3. Dùng thuốc ngủ, kết hợp với dùng thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh

Theo y học cổ truyền (YHCT), việc điều trị cũng theo các nguyên tắc như trên, tuy nhiên ngoài thuốc, YHCT còn có các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, dưỡng sinh để giúp cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn.

a. Không dùng thuốc:

Dưỡng sinh: Tập các động tác như thư giãn, thở 4 thì, động tác tam giác, xoa đầu mặt cổ, bấm huyệt (Xoa, day, bấm huyệt Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao).

b. Dùng thuốc:

+ Dùng theo kinh nghiệm:

Để chỉ định điều trị, cần phải có chẩn đoán thật chính xác của các nhà chuyên môn. Tuy nhiên, có một số cây cỏ là rau ăn vừa có thể dùng làm thuốc và không độc. Chẳng hạn như hạt sen, long nhãn, mật ong, đậu xanh, đậu đen, táo tàu... có tác dụng an thần, trị mất ngủ; Một số thức ăn như chuối, các loại hạt quả, đậu phộng (lạc)... giúp điều hòa giấc ngủ.

Các loại cây cỏ như lạc tiên (chùm bao, nhãn lồng) có thể dùng riêng, luộc hoặc hấp và dùng ăn như rau giúp ngủ ngon, hoặc phối hợp với lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu nước uống trị mất ngủ; Trúc diệp (lá tre); Toan táo nhân (hột trái táo ta, táo chua) nấu nước uống thay nước trà, giúp giấc ngủ mau đến, có thể xem là một loại thuốc ngủ.

+ Dùng theo đối chứng lập phương:

- Mất ngủ do làm việc quá sức hoặc suy nghĩ lo âu căng thẳng, kèm theo là biểu hiện hay hốt hoảng, thấp thỏm lo âu, tim hồi hộp, hay quên, chân tay mỏi rũ, ăn uống kém, sắc da không tươi nhuận, cả đêm không ngủ được, hoặc lúc ngủ lúc thức, hay nằm mơ, dễ tỉnh giấc.

Bài thuốc: Củ mài sao vàng 20g; Long nhãn 10g; Hạt sen để cả tim (sao) 20g; Lá dâu 10g; Táo nhân (sao) 10g; Lá vông 10g; Bá tử nhân 10g; Sắc uống mỗi ngày.

- Mất ngủ kèm theo triệu chứng buồn bực, ù tai, đau lưng, uể oải không muốn làm việc, nóng nảy bứt rứt, có cảm giác bốc hỏa lên đầu mặt, đau đầu choáng váng, tâm phiền miệng khát, đêm ra mồ hôi trộm...

Dùng bài thuốc: Đậu đen 20g; Mè đen 10g; Hạt sen để cả tim (sao) 20g; Lá dâu 10g; Lá vông 20g; Vỏ núc nác 6g; Lá dâu tằm 20g; Lạc tiên 10g; Thảo quyết minh 10g.

- Người nhút nhát, hay cáu gắt, hư phiền, ngủ không yên, hay chiêm bao vớ vẩn.

Bài thuốc: Hạt sen 40g; Táo nhân sao đen 40g.

- Mất ngủ kèm theo đầy tức vị quản, ợ hơi, khó chịu hoặc ăn ít, đại tiện không thông hoạt, bụng đau, chân tay bủn rủn.

Bài thuốc: Trần bì 10g; Hương phụ 12g; La bạc tử 10g; Mộc hương 15g; Chỉ thực 10g.

Chúc bạn sớm tìm được cho mình một giấc ngủ ngon.

Đoàn Thị Lý
Đoàn Thị Lý
Trả lời 12 năm trước

Mất ngủ cũng là hệ quả của việc căng thẳng kéo dài. Ngâm chân buổi tối trước khi đi ngủ sẽ mang lại cảm giác thư thái, dễ ngủ. Theo Đông Y, gan bàn chân tập trung rất nhiều huyệt vị, từ cổ chân trở xuống có đến hơn 60 huyệt vị tương ứng với các bộ phận trên cơ thể con người. Khi ngâm chân sẽ làm chân ấm, thúc đẩy tuần hoàn, tăng tác dụng của dịch thuốc lên các huyệt vị, cũng như kích thích các đầu mút thần kinh và từ đó có tác dụng lên các bộ phận tương ứng của cơ thể làm tăng cường tuần hoàn máu từ chân trở về tim, làm cho cơ thể thông kinh hoạt lạc, làm giãn nở động mạch, làm tăng quá trình trao đổi chất, đào thải các chất dư thừa, đuổi phong hàn thấp, giải toả sự tắc nghẽn giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu. Phương pháp chữa bệnh đơn giản và hiệu quả với ngâm chân thảo dược Hương rừng 100% dược thảo thiên nhiên , giữ nguyên mùi vị tự nhiên của cây cỏ.