TV LED và LCD: Cái nào tốt hơn?

styles
styles
Trả lời 14 năm trước
Thực chất LED chỉ là cách nói gọn của một công nghệ đèn nền cải tiến cho hình ảnh quyến rũ hơn đèn nền huỳnh quang truyền thống. [b] TV LED của Samsung. [/b] Nhiều người liên tưởng TV LED với những ma trận LED được dùng làm bảng quảng cáo và các màn hình khổng lồ trên những đường phố lớn hoặc trong các sân vận động. Tuy nhiên, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Nếu các ma trận LED trên các màn hình khổng lồ tham gia trực tiếp vào việc hiển thị hình ảnh thì LED trong TV, điển hình trong các dòng sản phẩm serie 6 và 7 của Samsung, chỉ là những đèn nền nằm ở phía sau giúp TV LCD này cho màu sắc sáng đẹp, tươi tắn rực rỡ hơn. [b]Tại sao LCD cần đèn nền?[/b] Công nghệ màn hình LCD được sử dụng rộng rãi từ những năm 1970 bắt đầu từ những chiếc đồng hồ điện tử. Như tên của nó, LCD hay Liquid Crystal Display (màn hình tinh thể lỏng) là một dạng chất lỏng được ghép giữa hai tấm thủy tinh nền và nó thay đổi tính chất khi có dòng điện chạy qua. Ban đầu LCD chỉ là loại màn hình đen trắng nhưng sau này được phát triển thêm màu, nhưng vẫn dùng công nghệ tương tự. TV LCD cần một đèn nền phía sau vì bản thân nó không tự phát sáng. [b]Có mấy loại đèn nền?[/b] Hiện tại có hai loại đèn nền được dùng trong công nghệ LCD là Đèn huỳnh quang âm cực lạnh (CCFL) và LED (diode phát sáng). Trên thực tế còn có nhiều công nghệ đèn nền khác, chẳng hạn Đèn huỳnh quang âm cực nóng (HCFL) của Sony nhưng hiện còn rất ít TV ứng dụng công nghệ này. CCFL là công nghệ đèn nền phổ biến nhất trên TV LCD và nó bao gồm một dãy các đèn huỳnh quang được xếp lớp song song theo phương ngang của TV (xem hình). Đèn nền LED hiện còn tương đối hiếm nhưng đã bắt đầu được đưa vào TV từ năm 2004 bắt đầu từ dòng WEGA của Sony. Mặc dù có nhiều kiểu đèn nền LED khác nhau nhưng chúng có chung một ý tưởng: Là tập hợp của nhiều đèn LED thành phần ghép lại để cùng rọi sáng màn hình. [b] Gắn trực tiếp hay gắn xung quanh?[/b] Có hai kiểu bố trí đèn nền LED là gắn trực tiếp và gắn xung quanh (phía sau) màn hình LCD. Lợi thế của việc gắn trực tiếp là bạn có thể điều chỉnh tăng tương phản bằng cách cho một số đèn LED tắt giúp khả năng thể hiện màu đen sâu hơn. LG là một trong những hãng tiên phong trong việc dùng TV LED loại gắn trực tiếp. Còn với loại gắn xung quanh, lợi thế là cho phép tạo ra những màn hình mỏng đến khó tin. Các đèn LED sẽ được gắn ở bên sườn chứ không phải ở phía sau màn hình. Tất nhiên, bạn mất đi khả năng tắt bớt các đèn LED để nâng độ tương phản và chất lượng hình ảnh cũng kém hơn vì ánh sáng không được phân bố tối ưu nhất. [b]LED trắng hay ba màu cơ bản RGB?[/b] LED trắng cho ánh sáng tương tự đèn nền huỳnh quang lạnh - CCFL - vì LED sử dụng một nguồn sáng xanh, nhưng dưới tác động của lớp lưu huỳnh phủ bên ngoài đèn trông như là ánh sáng trắng. Kết quả là, các TV dùng LED trắng thể hiện các dải phổ màu lá cây rất tốt trong khi thế mạnh của đèn nền CCFL là các tông màu đỏ và màu lam. Chiếc UA40B7100 của Samsung là điển hình của TV dùng LED trắng. Mặt khác, các LED RGB lại có khả năng cho dải màu rộng hơn bởi chúng dùng nhiều bộ LED mang ba màu cơ bản đỏ-lục-lam. Tuy nhiên, công nghệ này cũng gây tranh cãi là nó cho màu lục nhạt hơn các dải phổ màu thậm chí cũng bị “loãng” ra. Chiếc Sony Bravia KDL-46X4500 là ví dụ về TV dùng công nghệ LED RGB. [b]Cấu tạo của đèn nền LED Samsung[/b] TV LED của Samsung dùng công nghệ gắn LED xung quanh. Nó bao gồm hai thành phần: 4 modul LED, mỗi cái gồm một chuỗi các LED trắng nhỏ xíu ghép với nhau và 4 giá đỡ dạng tấm nhựa mảnh có chiều rộng bằng độ mỏng của TV để ghép các chuỗi đèn LED. Bốn modul LED này sẽ được ghép vừa vặn vào 4 cạnh trái, phải, trên dưới của màn hình. Ánh sáng kết hợp là dạng phễu và được phân phối lại dàn trải trên khắp màn hình. Điều cốt yếu là hệ thống LED ghép xung quanh này thiếu khả năng điều chỉnh đèn nền tối ưu so với bậc tiền bối (ghép trực tiếp). Cải thiện nhược điểm này, serie 9 mới nhất của Samsung cho phép bật một số đèn LED được chọn tạo ra hiện tượng nhấp nháy và tắt các LED còn lại giúp thể hiện màu đen sâu hơn cho hậu cảnh. Ở lọat TV mới này, độ sáng của màn hình vẫn được đảm bảo và sự tương phản được cân bằng cả ở các cảnh sáng và tối. [b]TV LED bao giờ hạ?[/b] Có một điều nghịch lý là trong khi các TV LED có giá bán cao hơn hẳn các TV LCD thông thường thì các thiết bị số khác dùng đèn nền LED như điện thoại di động và các netbook giờ lại khá rẻ. Theo Samsung, đèn nền LED hiện có chi phí cao gấp ba lần so với công nghệ CCFL ở các tầm TV cỡ lớn kích thước tương đương một phần là do có ít nhà sản xuất hơn. Như vậy chỉ khi công nghệ này trở thành đại trà thì giá của nó hẳn sẽ giảm xuống khi mà tính cạnh tranh tăng lên. [i] Nhiều hãng cũng tung ra TV LCD dùng công nghệ LED như Sharp AQUOS LC-XS1US, Vizio VF551XVT, LG LH90... Các màn hình LCD dùng LED như sản phẩm 24 và 30 inch của Apple, Sony BRAVIA KLV-40ZX1M, G2210 và G2410 của Dell.[/i] [right]HẢI THANH (theo CNET)[/right]
Cafe đen
Cafe đen
Trả lời 14 năm trước
[b] Công nghệ đèn nền LED [/b] LED – hay còn gọi là công nghệ chiếu sáng LED (Light Emitting Diode - Đi-ốt phát quang) - sử dụng các đơn vị đèn chiếu hậu, có thể điều chỉnh độ sáng bằng cách mở hoặc tắt các đèn. Mỗi điểm LED là một diode cực nhỏ, phát sáng do sự vận động của các electron bên trong môi trường bán dẫn. Để chiếu sáng toàn bộ màn hình, các đèn nền LED phải sắp xếp tương ứng 1-1 với ma trận điểm ảnh màu. [b]So với TV LCD[/b] Về lý thuyết, việc sắp xếp tương ứng 1-1 cho phép điều chỉnh độ sáng đến từng điểm ảnh trên toàn bộ màn hình, mang lại sự tương phản tốt hơn và loại bỏ được những hiện tượng lệch màu tại các góc mà màn hình LCD chiếu sáng nền bằng đèn huỳnh quang (CCFL-Cold Cathode Fluorescent Lamps) thường gặp phải. Ngoài ra, công nghệ LED lại tiêu tốn ít điện năng hơn những công nghệ phát sáng khác. [center] [gallery]/14/ivm1249645565.jpg[/gallery] So sánh công nghệ đèn nền CCFL (trái) và công nghệ LED (phải)[/center] Cho đến thời điểm hiện tại, công nghệ LED đã được áp dụng khá nhiều trong lĩnh vực chiếu sáng đô thị hay quảng cáo điện tử. Riêng trong lĩnh vực sản xuất TV, LED chỉ mới đươc áp dụng ở những màn hình có kích thước lớn vì giá thành sản xuất cao. Samsung là nhà sản xuất đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ LED vào TV dành cho người tiêu dùng. [center] [gallery]/14/ndj1249645557.jpg[/gallery] Một mẫu TV đèn nền LED của Samsung[/center] TV LED dựa trên công nghệ đèn nền LED đột phá mang lại độ tương phản lớn và giúp "làm mỏng" chiếc TV nhiều lần. Ngoài ra, bản thân đèn LED cũng tiêu thụ ít điện năng hơn đèn huỳnh quang CCFL đang được ứng dụng trong TV LCD, do đó, về lý thuyết, TV LED có khả năng tiết kiệm điện hơn 30% so với TV LCD thông thường. Điểm đặc biệt của LED là khả năng thay đổi màu sắc ánh sáng theo các bước sóng. Vì thế chỉ một LED có thể tạo ra rất nhiều màu sắc và không bị giới hạn bởi ánh sáng đơn sắc như bóng đèn thông thường. [center][gallery]/14/byy1249645552.jpg[/gallery] So sánh độ tương phản của TV LED (phải) và TV LCD thường (trái)[/center] Thế hệ TV LED mà Samsung vừa giới thiệu có độ tương phản cực lớn (từ 1.000.000:1 đến 2.000.000:1 so với vài chục nghìn của TV LCD) cho phép hiển thị hình ảnh sắc nét, sống động và chân thực hơn. Màu sắc mà LED mang lại sáng hơn tới 40% so với hầu hết các loại HDTV thông thường. LED cũng có thể mang lại gam màu rộng hơn những nguồn sáng khác để tạo ra những màu sắc thực với cuộc sống hơn. Bên cạnh đó, đèn nền LED không sử dụng chất thủy ngân như đèn CCFL nên thân thiện với môi trường hơn. Các mối hàn bo mạch của TV LED cũng giảm thiểu việc sử dụng chì và thay bằng những hợp kim khác như bạc, đồng…, có khả năng truyền dẫn tốt và ít độc hại hơn. [b]Thực tiễn đời sống[/b] Bên cạnh hững ưu điểm về công nghệ mới, các dòng TV LED còn được tích hợp khả năng nhận dạng các thiết bị lưu trữ ngoài như USB 2.0, các thiết bị ngoại vi (PC, Camcorder,…), khả năng chơi cả định dạng HD nén .mkv, trình diễn ảnh, video,… giúp việc giải trí của người dùng được mở rộng thêm nhiều. [center] [gallery]/14/vfy1249645545.jpg[/gallery] Quản lý thư viện nội dung ở TV LED của Samsung[/center] Mặc dù có nhiều ưu điểm hơn so với các dòng TV khác, nhưng TV LED lại có "khiếm khuyết" là giá thành khá cao do phương thức sản xuất lẫn giá giành công nghệ. Do vậy, đến thời điểm hiện tại, TV LED được xem là “sản phẩm dành cho nhà giàu”. Công bằng mà nói, đầu tư cho chiếc TV LED có chi phí ban đầu khá cao nhưng về lâu dài đây có thể được xem là giải pháp "đáng tiền" với những người tiêu dùng khó tính và yêu thích công nghệ hiện đại.