Hướng dẫn cách chọn ống kính cho máy ảnh DSLR

Nếu đây là chiếc DSLR đầu tiên thì chỉ riêng tên của ống kính thôi cũng đã làm bạn thấy rắc rối với hàng loạt chữ cái và số. Tuy nhiên, để mua được một ống như ý trong vô vàn lựa chọn, bạn phải hiểu những thông số đó nói gì. Sự hứng khởi khi sở hữu một chiếc máy ảnh ống kính rời chính là khả năng có thể thay các ống kính khác nhau. Người chụp có thể đi từ góc rộng để ôm trọn cả trời đất, cho tới tele giúp phóng đại các vật thể ở xa, cũng có khi là một chiếc ống macro để chụp cận cảnh với chất lượng cao nhất. Gần như không hề có gì hạn chế được người chụp với đủ loại ống kính cho mọi hoàn cảnh và tầm giá. Vậy nên bắt đầu từ đâu? Khi chọn ống kính cho máy DSLR, bạn cần suy nghĩ về thể loại nhiếp ảnh đang theo đuổi, hoặc có gì chưa hài lòng với ống kính đang có. Có thể là bạn muốn đưa mọi thứ vào khung hình, hay là bạn chưa kéo lại đủ gần với các hoạt động thể thao hay động vật hoang dã. Hoặc giả đã rất thoải mái với tầm từ gần tới xa của các ống kính bạn có, nhưng vẫn mơ về một ống kính cho chất lượng hình ảnh cao hơn, lấy nét nhanh hơn, có chống rung, hoặc chụp tốt trong điều kiện thiếu sáng. Bao giờ cũng có một hoặc nhiều ống đáp ứng được nhu cầu của người chụp, vì vậy bước tiếp là làm sao có được một chiếc hợp lý nhất trong vô vàn lựa chọn sẵn có. Nếu đây là chiếc DSLR đầu tiên của bạn thì riêng tên của ống kính thôi cũng đã rất khó hiểu với hàng loạt chữ cái và số thật là rối rắm. Tuy nhiên, giải mã những số với chữ này cũng chẳng quá phức tạp, nhưng lại vô cùng cần thiết với những người đi chọn lens. [b]Đặc điểm quan trọng nhất của một ống kính, đó là tiêu cự (Focal length).[/b] Tiêu cự cho biết tầm bao phủ của ống kính, có nghĩa là máy ảnh nhìn được một góc rộng cỡ nào. Tiêu cự được đo bằng milimet và tiêu cự giống nhất với góc nhìn của mắt người là 50 mm. Mặc dù thị trường của mắt người rộng hơn nhiều so với góc nhìn của ống kính 50 mm nhưng nếu ta nhìn một vật bằng mắt thường, rồi nhìn qua ống kính 50 mm thì thấy độ phóng đại là như nhau. Điều đó lý giải tại sao người ta lại lấy ống 50 mm làm chuẩn - bởi nó tương đối phù hợp cho cả phong cảnh và chân dung. Những ống kính với tiêu cự nhỏ hơn 50 mm được gọi là ống góc rộng (wide) vì nó có thể đưa vào khung hình được nhiều hơn. Nếu bạn đứng ở một vị trí nhất định thì ống 25 mm sẽ cho một góc nhìn với khung hình có đường chéo gấp đôi góc nhìn của ống 50 mm, và do đó có thể nhồi cả tòa nhà, toàn cảnh thiên nhiên hay chụp một nhóm người rất lớn vào một khung hình – thật thuận tiện khi bạn chẳng thể lùi được nữa. 28 mm là ống góc rộng thường thấy nhất, lý tưởng cho chụp phong cảnh và kiến trúc, dĩ nhiên bạn vẫn có thể kiếm ống góc rộng hơn nếu cần. Các ống rộng hơn 20mm thường được gọi là ống cực rộng (ultra-wide angle lens). Nén nhiều thứ vào một khung hình có nghĩa là các ống góc rộng sẽ khó tránh khỏi hiện tượng méo hình, đặc biệt méo về góc, tuy nhiên, việc méo này thậm trí còn được cường điệu lên để tạo hiệu ứng đặc biệt. Thực tế là có một loại ống góc cực rộng có tên là ống fish-eye (ống mắt cá - với kiểu méo hình giống như những gì loài cá nhìn thấy) chuyên tạo ra hiệu ứng méo đặc biệt lớn.. Những ống kính góc rộng đồng thời có đặc tính là tạo độ sâu trường ảnh (còn gọi là vùng ảnh rõ) lớn, có nghĩa dễ dàng cho ảnh nét cả những vật từ gần tới xa. Ống kính với tiêu cự lớn hơn 50 mm được gọi là ống kính tele. Ống này cho góc nhìn nhỏ hơn và lý tưởng khi muốn kéo gần lại chủ thể ở xa, phóng đại chi tiết. Ống tele cho hiệu ứng rất đẹp mắt khi chụp người. Đối lập với ống kính góc rộng, ống kính tele có đặc tính tạo độ sâu trường ảnh khá mỏng (vùng ảnh rõ mỏng), có nghĩa là rất dễ dàng tạo hiệu ứng mờ hậu cảnh – lý tưởng cho chụp chân dung, động vật hoang dã và chụp thể thao. Tiêu cự tốt cho chụp chân dung thường là 85 mm tới 135 mm – khoảng này được gọi là tele tầm ngắn. Tiêu cự phù hợp cho chụp thể thao và thiên nhiên hoang dã thường dài hơn nhiều, ít nhất cũng phải là 200 mm, lý tưởng là 300 mm hoặc hơn. Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chụp thể thao và hoang dã thường sử dụng ống 600 mm thậm chí còn dài hơn nữa. [b]Bạn có thể mua loại ống kính một tiêu cự hay loại ống kính zoom (chạy từ một tiêu cự này sang tiêu cự khác).[/b] Ốm zoom rất tiện lợi, nhưng nhìn chung chất lượng hình ảnh không được như ống một tiêu cự (hay còn gọi là ống fix, ống prime). Ống một tiêu cự thường gọn hơn, nhẹ hơn, sáng hơn và tốt khi chụp thiếu sáng (xem phần khẩu độ). Rốt cuộc thì đây là lựa chọn giữa sự tiện dụng và chất lượng hình, dĩ nhiên, những ống zoom đắt tiền thì vẫn tiện dụng mà chất lượng hình vẫn rất tốt. Ống kính zoom phổ thông, thường chạy từ góc rộng tới tele tầm ngắn, ví dụ 28 - 80 mm, dẫu có một vài ống “siêu zoom” có dải chạy khá dài: 18 - 200 mm hoặc 28 - 300 mm, bao quát hầu như tất cả các hoàn cảnh chụp. Cũng có ống zoom góc rộng chạy từ rất rộng tới gần trung bình, như 16 - 35 mm. Tương tự như vậy, ống tele zoom có thể chạy từ tele tầm ngắn tới tele tầm xa, như ống 70 - 300 mm. Còn tiếp Nguyễn Nhật Thanh (theo Cameralabs
prodancer
prodancer
Trả lời 15 năm trước
[b]Một điểm rất quan trọng cần lưu ý là các tiêu cự ghi trên ống kính chỉ có thể áp dụng chính xác cho những chiếc DSLR với cảm biến full-frame (diện tích tương đương phim 35 mm).[/b] Trừ vài model chuyên nghiệp như Canon 1Ds, Canon 5D, Nikon D3, Nikon D700, còn lại đại đa số những chiếc DSLR hiện tại lại có cảm biến nhỏ hơn, dẫn đến khung ảnh bị thu hẹp lại từ 1,5 đến 2 lần tùy theo kích cỡ cảm biến. Thực tế tiêu cự của ống kính không thay đổi nhưng vì diện tích vùng bắt ảnh nhỏ hơn nên độ bao phủ cũng nhỏ hơn. Có nghĩa là góc nhìn ở những máy gọi là ‘cropped’ này của Nikon, Sony and Pentax bằng góc nhìn của ống kính nhân với 1,5 lần. Còn với Canon thì nhân với 1,6. Và những dòng máy áp dụng chuẩn cảm biến 4/3 inch như Olympus, Panasonic thì phải nhân lên 2 lần. Vì vậy mà những người sử dụng máy DSLR thường nói về tiêu cự “hữu dụng”, có nghĩa là tiêu cự của ống kính phải nhân với trị số “crop” mới ra trị số đúng. Ví dụ, khi lắp ống kính tiêu cự 18 - 55 mm vào một chiếc Nikon crop (Nikon D40, D60, D80, D300) thì góc nhìn có được sẽ tương đương tiêu cự 27 - 82 mm. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn có một góc nhìn tương đương tiêu cự chuẩn 50 mm ở một chiếc Nikon cropped DSLR, bạn sẽ cần một ống với tiêu cự là 33 mm (mà gần nhất là các ống 35 mm). Nếu bạn cần độ bao phủ của góc rộng 28 mm, bạn sẽ cần một tiêu cự ghi trên ống là 18 mm… Vậy nên bạn cần luôn luôn lưu ý nhân tiêu cự của ống kính mình với hệ số crop của thân máy của bạn thì mới ra được góc nhìn thực tế. Lưu ý, vì các máy DSLR crop không sử dụng tất cả diện tích của ống kính thông thường, nên nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời những chiếc ống kính chỉ phục vụ riêng cho những cảm biến nhỏ. Canon, Nikon, Sony and Pentax đặt tên theo các loại ống kính của mình lần lượt như sau: EF-S, DX, DT và DA. Những ống này sẽ không phù hợp cho các máy full-frame, vì vậy nếu bạn có ý định nâng cấp lên máy full-frame trong tương lai thì tránh những ống loại này. [b] Vùng bao phủ của ống kính[/b] Để minh họa cho các góc nhìn tại các tiêu cự khác nhau, chung ta có các ảnh được chụp cùng tại một điểm với các ống kính khác nhau. Lưu ý rằng tiêu cự ở đây được quy đổi ra tiêu cự hữu dụng của máy full-frame, nên để đạt được tiêu cự này bạn cần nhân trị số trên ống kính với hệ số crop của thân máy. Vùng bao phủ của ống kính theo tiêu cự tại cùng 1 điểm chụp (tương đương full-frame) [b]Khẩu độ[/b] Một đặc điểm quan trọng thứ nhì của ống kính là khẩu độ - khẩu độ là khả năng thu nhận ánh sáng của ống kính. Khẩu độ càng lớn thì càng có nhiều ánh sáng lọt vào, và càng tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng. Ống kính có độ mở lớn giúp bạn có vùng ảnh rõ khá mỏng, làm mờ hậu cảnh tốt hơn. Ống kính khẩu lớn rõ ràng là có lợi, nhưng kèm theo nó là kích thước các thấu kính và ống kính phải lớn hơn, nặng hơn và cũng đắt tiền hơn. Khẩu độ của ống kính DSLR còn được gọi là trị số f, là tỷ số giữa tiêu cự trên đường kính của miệng ống kính. Vì vậy khi miệng ống kính càng lớn thì trị số f càng nhỏ. Trong ống kính có một cửa số, cấu trúc giống con ngươi ở mắt giúp thu nhỏ độ mở ống kính để kiểm soát mức phơi sáng và độ sâu trường ảnh, tuy nhiên chỉ số quan trọng đó là khẩu độ tối đa – hay là trị số nhỏ nhất có thể của f. Với ống kính một tiêu cự, thì chỉ có một con số cho khẩu độ mà thôi – ví dụ: 50 mm f1.8. Với ống zoom thì hầu hết là có 2 trị số; ví dụ: 18-55 mm f3.5-5.6 – có nghĩa là ở 18 mm ống có thể mở lớn nhất là f3.5 và chỉ mở được lớn nhất là f5.6 tại 55 mm (càng zoom thì càng bị tối đi do khẩu độ bị thu hẹp lại). Lưu ý, một số ống kính zoom đắt tiền chỉ có một khẩu độ suốt dải chạy của tiêu cự, ví dụ 17 - 55 mm f2.8; nó có thể mở được f2.8 cho dù zoom thế nào. Các trị số f1.4; 2.8 và 4 nghe có vẻ gần gần nhau, nhưng thực ra chúng thể hiện khả năng đón nhận ánh sáng rất khác nhau. Ví dụ ống kính khẩu độ f1.4 có thể nhận gấp đôi ánh sáng so với khẩu độ f2.0, hoặc gấp 4 lần ống khẩu f2.8. Tương tự như vậy, ống khẩu f2.8 cho ánh sáng qua nhiều gấp đôi ống khẩu f4, và gấp 4 lần khẩu f5.6. Ống kính sáng hơn gấp đôi sẽ cho phép tăng tốc độ cửa trập lên gấp đôi, hoặc cho phép giữ nguyên tốc độ ở hoàn cảnh tối gấp đôi. Ống kính sáng gấp 4 cho phép tăng tốc độ cửa trập lên 4 lần hoặc chụp được ở vùng tối gấp 4 lần mà vẫn giữ được tốc độ. Hiển nhiên rằng ống kính có khẩu lớn (mô tả bằng f nhỏ) sẽ là lý tưởng cho việc chụp thiếu sáng hoặc chuyển động nhanh. Và đương nhiên, những ống khẩu lớn bao giờ cũng to lớn, nặng nề, đắt tiền, đặc biệt là ống zoom một khẩu độ. Chỉ có một ngoại lệ, đó là chiếc ống 50 mm normal khá nhỏ gọn (mà khi lắp vào hầu hết các máy DSLR do yếu tố crop mà nó trở thành tele tầm ngắn 75 mm hoặc 100 mm). Siêu xe xuân 08 - Ảnh chụp bằng ống kính 50 mm f1.4 ở f2.8. Ảnh: Nhật Thanh. Các ống 50 mm này giá rất hợp lý, hầu hết đều có khẩu độ f1.8, khẩu độ này cho phép lấy được ánh sáng gấp tám lần ống kính bán kèm máy 18 - 55 mm khi zoom tới cùng tiêu cự 50 mm. Trị số f nhỏ có nghĩa là ta có thể dễ dàng làm mờ hậu cảnh. Đó là lý do tại sao ống chuẩn 50 mm là bước khởi đầu hoàn hảo cho nhiếp ảnh chân dung và chụp thiếu sáng. (Còn tiếp) Nguyễn Nhật Thanh (theo Cameralabs)
Giấc mơ
Giấc mơ
Trả lời 15 năm trước
Chọn ống kính cho máy ảnh DSLR (3) Lấy nét hiển nhiên là một yếu tố tối quan trọng đối với mọi ống kính, và không phải ống nào cũng lấy nét tốt như nhau. Một số ống có gắn sẵn mô tơ lấy nét, trong khi một số khác lại phải dựa vào mô tơ nằm trong thân máy. [b] Các thông số trên ống kính. [/b] Để tiết giảm trọng lượng và giá cả, Nikon đã loại bỏ mô tơ lấy nét trong thân máy ở những model giá rẻ D40, D40x và D60, và do đó những chiếc máy này chỉ có thể tự lấy nét tự động (auto focus) được với những ống có mô tơ ở trong mà thôi. Nếu bạn có những chiếc này, bạn cần tìm mua những ống kính có ký hiệu AF-S để sử dụng được chức năng lấy nét tự động. Nếu ống không phải là AF-S thì bạn phải tự lấy nét bằng tay. Và nếu bạn mua các ống Sigma hay Tamron làm cho máy Nikon, thì cũng lưu ý tìm những chiếc tương thích với D40, D40x và D60. Tất cả các ống kính hiện tại của của Canon đều có sẵn mô tơ lấy nét, đương nhiên không phải cái nào cũng tốt như nhau. Những ống kính Canon có chữ USM trong dãy tên là loại có mô tơ lấy nét siêu thanh giúp lấy nét nhanh và êm hơn nhiều so với loại không USM. Vì vậy nếu bạn mua ống Canon và muốn loại lấy nét vừa nhanh vừa êm thì nên chọn loại USM. Công nghệ tương đương của Nikon có tên là Silent Wave Motor viết tắt là SWM. Đây chính là chữ S trong AF-S, và vì vậy nếu bạn muốn lấy nét nhanh và không ồn ào thì hãy chọn loại AF-S. Công nghệ tương đương của các hãng Sony, Pentax, Olympus và Sigma lần lượt có tên là SSM, SDM, SWD và HSM. Lưu ý rằng để tận dụng tối đa khả năng của ống SDM (DA*) của Pentax, bạn cần thân máy cũng tương thích, như K10D, K20D. Cũng cần lưu ý một số ống có tên IF (Internal Focusing) như đúng tên gọi của nó - tức là thao tác lấy nét nằm lọt trong lòng ống kính; có nghĩa phần đầu của ống kính không bị xoay khi lấy nét. Điều này khá quan trọng đối với người muốn sử dụng kính lọc phân cực (kính giúp triệt tiêu tia sáng phản quang từ các vật thể bóng/phản xạ – làm cho ảnh có độ bão hòa màu cao hơn) . Tự động lấy nét hiện nay đã quá phổ biến nên người ta thường bỏ lơi tùy chọn lấy nét bằng tay ở những ống kính giá rẻ. Ở một số model, vòng lấy nét được thiết kế mỏng dính ở đầu ống. Nếu lấy nét tay là quan trọng đối với bạn thì cũng nên tìm ống kính nào có vòng lấy nét tương đối lớn một chút. Ống Macro (riêng Nikon gọi là Micro) là loại ống kính tối ưu hóa cho việc chụp cận cảnh những chủ đề như hoa, côn trùng. Các ống macro thường có tiêu cự 50 tới 100mm và có thể chụp mọi thể loại tuy chúng được tối ưu hóa cho chụp ở khoảng cách rất gần. Vì vậy nếu bạn hào hứng với thể loại này thì đừng chần chừ gì mà không sở hữu một chiếc ống macro. Một số ống kính có chức năng chống rung, giúp bạn có thể cầm máy chụp với cửa trập mở lâu hơn bình thường tới 3 – 4 trị số thời chụp mà vẫn đạt chất lượng tương đương. Bạn có thể mua loại ống kính một tiêu cự Chống rung không thể bắt dính chuyển động nhanh, nhưng nó rất hữu ích trong các trường hợp rung lắc máy ảnh. Hệ thống chống rung trên ống kính có cơ chế hoạt động tương tự như nhau, đó là phát hiện các rung lắc và điều chỉnh một thấu kính đặc biệt trong ống kính để đối trọng lại tức thời. Lợi ích của chống rung trên ống kính là bạn nhìn thấy hiệu quả liền, đặc biệt ở những tiêu cự dài. Chống rung cực kỳ hiệu quả khi chụp tele, và nó cũng hữu dụng tương đương khi áp dụng vào các ống kính normal hoặc góc rộng, bởi cho dù là tiêu cự gì đi nữa thì chống rung cũng giúp ta cầm máy chụp với cửa trập giảm được tới 3 – 4 trị số thời chụp, và như vậy vẫn có thể có hình chất lượng ở tốc độ rất thấp. Lý tưởng nêu muốn chụp dòng nước ở thác và sông suối. Hệ thống chống rung đôi khi cũng lúng túng trong một số trường hợp, đó là khi ta lia máy (panning) chụp theo đối tượng đang chuyển động làm ống kính tưởng là máy bị rung và cố gắng chống lại sự chuyển động đó. Một số ống kính chống rung có chế độ lia máy, có nghĩa là bỏ qua chống rung theo chiều ngang mà chỉ ổn định chiều dọc mà thôi. Một số ống tân kỳ còn tự phát hiện chuyển động và khởi động chế độ chống rung. Các ống có chống rung loại cũ hơn sẽ không có chế độ lia máy, dĩ nhiên có thể tạm thời tắt hẳn chế độ chống rung đi. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng chân tripod, thì bạn nên tắt chế độ chống rung đi vì bản thân chống rung cũng tạo một độ lắc nhất định. Mỗi nhà sản xuất đặt một tên khác nhau cho chống rung. Canon thì gọi là ổn định hình ảnh (Image Stabilisation viết tắt là IS). Nikon thì gọi là giảm rung (Vibration Reduction viết tắt là VR). Sigma gọi nó là Ổn định quang học (Optical Stabilisation viết tắt là OS). Vì vậy nếu bạn muốn mua ống kính chống rung thì cứ tìm những ký tự viết tắt này. Một lưu ý cuối cùng, mỗi hãng sản xuất DSLR đều chế một loại ngàm riêng để lắp ống kính, vì vậy nếu bạn có một thân máy Canon thì đương nhiên phải dùng ống kính có ngàm Canon … Mỗi hãng đều tự sản xuất ống kính cho mình, ống Canon chỉ lắp được vào máy canon, ống Nikon chỉ lắp được vào máy Nikon mà thôi. Dĩ nhiên cũng có thể gắn thêm adaptor để dùng ống khác loại, nhưng một số tính năng cũng bị mất đi, nên tốt nhất máy nào cứ dùng ống đó. Ngoài ra cũng có hãng thứ ba như Sigma, Tamron, Tokina … sản xuất ra ống kính với các ngàm khác nhau cho các hãng máy khác nhau. Ví dụ ống Sigma có các loại ngàm cho Canon, Nikon hay Pentax. Nguyễn Nhật Thanh (theo Cameralabs)