Đánh giá chất lượng máy ảnh Panasonic GF1 ?

khoa_nd
khoa_nd
Trả lời 14 năm trước
(Điện tử tiêu dùng) - Trong khuôn khổ CEATEC 2009, phóng viên ĐTTD đã có dịp thử nghiệm chiếc máy ảnh Micro Four Third mới nhất của Panasonic: mẫu GF1 với nhiều tính năng vượt trội so với các sản phẩm hiện có trên thị trường [gallery]/14/vpk1259037248.jpg[/gallery] [i]Panasonic GF1 cho chất lượng hình chụp rất tốt trong thiết kế nhỏ gọn[/i] [b]Thiết kế[/b] Panasonic GF1 đi kèm Lens Kit vẫn rất nhỏ gọn và vừa vặn với tay cầm của người Việt Nam. GF1 giữ nguyên được phong cách thời trang với bốn màu Đen, Đỏ, Trắng và Bạc. Do Flash của máy có thể đóng mở tùy nhu cầu sử dụng nên nhìn thẳng từ phía trước GF1 rất gọn gàng với chỉ ống kính và nút thao tác tháo lắp. Phía trên GF1 có nút xoay để chọn các chế độ chụp, nút nguồn dạng gạt, nút chụp và nút kích hoạt chức năng quay video. Do có một nút quay video riêng biệt chứ không nằm trong các chế độ chỉnh bẳng nút xoay nên GF1 có thể nhanh chóng chuyển đổi giữa hai chế độ chụp và quay. [gallery]/14/tnf1259037249.jpg[/gallery] [center][i]Panasonic GF1 nhìn rất gọn gàng từ phía trước[/i][/center] Đèn Flash rất gọn gàng và được mở bằng một nút bấm phía trên màn hình LCD. Ngược lại việc khởi động đèn flash nhanh chóng, thao tác đóng flash lại hơi cứng và những người vội vàng, bất cẩn có thể làm gẫy hệ thống cơ khi đóng lại. Mặt sau của máy với màn hình LCD 3 inch 460.000 pixel sắc nét, cùng với khá nhiều nút điều khiển. So với các dòng compact, hệ thống các nút chức năng này đa dạng hơn và cũng yêu cầu thời gian làm quen với người mới chuyển từ compact lên GF1. [gallery]/14/aqf1259037250.jpg[/gallery] [center][i]Đèn flash với nút mở riêng phía trên màn hình LCD 3"[/i][/center] Tuy không có ống ngắm thực như các dòng d-SLR, nhưng người dùng có thể sử dụng tính năng này với thiết bị ống ngắm LVF1. Hình ảnh hiển thị qua thiết bị này hoàn toàn tương tự với màn hình LCD của máy. Phía bên rìa trái của máy là các cổng kết nối được phủ bởi nắp nhựa. Các cổng này bao gồm: một khe cắm cho điều khiển từ xa, một cổng HDMI và một cổng USB kết hợp với cổng ra video. Pin và khe cắm thẻ nhớ của GF1 nằm ở phía dưới máy. GF1 sử dụng thẻ SD, và hỗ trợ chuẩn SDHC với dung lượng và tốc độ kết nối cao. [gallery]/14/kmr1259037251.jpg[/gallery] [center][i]Cạnh phải của GF1[/i][/center] Trọng lượng của GF1 kèm Lens Kit nặng hơn một chút so với các dòng máy compact hiện có trên thị trường. Nhìn chung, kích thước và trọng lượng của GF1 rất phù hợp cho những tay máy không chuyên: không cồng kềnh như d-SLR nhưng cũng không nhỏ thó như compact. Panasonic GF1 chắc chắn sẽ rất tiện lợi cho những chuyến đi xa do dễ dàng để trong các túi nhỏ hoặc ngay trong túi áo khoác của bạn. [b]Tính năng[/b] GF1 sử dụng cảm biến Panasonic Live MOS kích thước 17.3 x 13.0mm – kích thước chuẩn dành cho thế hệ máy Four Third và Micro Four Third. Cảm biến 12,1 Megapixel này có khả năng chụp ảnh kích thước lớn nhất là 4.000 x 3.000, tức là theo tỉ lệ 4:3. Với tỉ lệ 16:9, kích thước ảnh lớn nhất mà GF1 tạo ra là 4.592 x 2.576. [gallery]/14/fql1259037253.jpg[/gallery] [center][i]Chụp thử với chế độ Intelligent ISO của GF1[/i][/center] Micro Four Third là thế hệ máy ảnh số mới nhất được phát minh bởi Olymbus và Panasonic từ năm 2008. Thế hệ máy ảnh này sẽ sử dụng cảm biến ảnh giống với thế hệ Four Third, có thể thay ống kính. Do không có hệ thống gương lật phản chiếu nên các máy Micro Four Third có thể đa dạng hơn về mẫu mã, cũng như nhỏ gọn hơn Four Third về kích cỡ. Dải ISO mà GF1 cung cấp nằm trong khoảng 100 – 3.200 với hai chế độ hỗ trợ Auto ISO và Intelligent ISO. Ở chế độ đầu tiên, người dùng có thể đặt mức ISO tối đa trong khoảng 200 – 1.600. Còn với chế độ còn lại, GF1 sẽ tự động điều chỉnh ISO để đảm bảo độ sáng cho bức ảnh. Chế độ tự động bắt nét là một điểm đáng chú ý ở GF1. Máy có hệ thống bắt nét 23 điểm dựa vào sự tương phản ảnh sáng. Để hỗ trợ bắt nét chính xác trong những điều kiện thiếu sáng, Panasonic đã tích hợp một đèn nhỏ nằm bên phải ống kính. Chức năng của chiếc đèn này là tạo ra ánh sáng nhẹ đủ để GF1 bắt nét chính xác khi ánh sáng môi trường không đủ. Ngoài ra, chế độ tự động nhận dạng khuôn mặt của GF1 cũng khá hoàn hảo. Khi máy đã “bắt” được khuôn mặt, người dùng có thể đặt tên riêng cho mỗi đối tượng và chụp ba hình để GF1 ghi nhớ. GF1 cũng sẽ tự động điều chỉnh contrast và ánh sáng xung quanh để đảm bảo khuôn mặt hiển thị nổi bật trong hình. Tính năng này sẽ đặc biệt hữu ích đối với những người mới chuyển từ dòng compact lên sử dụng GF1. [gallery]/14/esr1259037524.jpg[/gallery] [center][i]Tính năng đăng ký khuôn mặt của GF1[/i][/center] Panasonic GF1 cung cấp khá nhiều thiết lập cho người sử dụng. Hệ thống nút bấm cùng menu trình bày rõ ràng sẽ giúp người dùng nhanh chóng thành thạo việc sử dụng máy. Với một chút tìm hiểu, những tay ảnh không chuyên có thể tự mình tạo ra những hiệu ứng riêng cho bức ảnh khi không sử dụng chế độ Intelligent Auto của máy. Người dùng có thể tự do sáng tạo với rất nhiều hiệu ứng từ GF1. Không chỉ là chỉnh thời gian đóng cửa sập, độ mở ống kính, ISO…như các dòng máy khác, GF1 còn cho phép người dùng điều chỉnh độ sâu của ảnh, vật thể cần bắt nét…dễ dàng cả khi chụp ảnh hoặc quay video. [gallery]/14/psn1259037525.jpg[/gallery]Panasonic GF1 [center][i]Chế độ chụp chân dung và tính năng bắt nét tự động[/i][/center] Thử nghiệm cho thấy, GF1 cho ảnh sáng với màu sắc rất đẹp và sống động. Hệ thống bắt nét tự động hoạt động tương đối tốt. Tính năng Peripheral defocus mới cho phép người dùng dễ dàng điều chỉnh chủ thế bắt nét và độ sâu của ảnh. Với tính năng này, kể cả người dùng không chuyên cũng sẽ dễ dàng tạo ra những bức ảnh với hiệu ứng bắt nét độc đáo. [gallery]/14/ivv1259037527.jpg[/gallery]Panasonic GF1 [i][center]Chế độ chụp Macro[/center][/i] Các hiệu ứng ảnh và chế độ được tích hợp sẵn trong GF1 khiến chúng tôi bất ngờ. Các chế độ chụp đen trắng, Silhouette (chế độ chụp ngược sáng), mono-chrome cho ra những bức ảnh nghệ thuật theo cách rất đơn giản. Ngoài ra, GF1 cũng có chế độ chụp Bulb thường chỉ có ở các máy D-SLR với thời gian kéo dài đến 4 phút. [gallery]/14/cbn1259037529.jpg[/gallery]Panasonic GF1 [i][center]Hiệu ứng mono-chrome[/center][/i] AVCHD Lite là định dạng video phát triển từ định dạng AVCHD do Sony và Panasonic nghiên cứu. GF1 có thể quay video với định dạng AVCHD Lite chuẩn HD 720p. Thao tác quay video với GF1 cũng đơn giản và thú vị như khi chụp ảnh. Ưu điểm lớn nhất của dòng máy Micro Four Third là trong thiết kế nhỏ gọn như máy du lịch nhưng có thể cho ra những bức ảnh chất lượng cao không kém các máy D-SLR. Mặc dù có thể sử dụng bộ chuyển đổi ống kính để sử dụng các ống kính của máy Four Third, nhưng số lượng ống kính của Micro Four Third vẫn rất hạn chế. Các ống không phải chuẩn Micro Four Third dù đã sử dụng bộ chuyển đổi vẫn sẽ hoạt động không thật chính xác trên máy Micro Four Third. Hiện mới chỉ có 4 ống kính chuẩn Micro Four Third được Panasonic chế tạo. [b]Kết luận:[/b] Nhiều tính năng độc đáo, chất lượng ảnh chụp rất tốt, GF1 dành cho những tay máy không chuyên nhưng mong muốn những bức ảnh chất lượng cao hay dành cho những tay máy chuyên nghiệp cần 1 sản phẩm nhỏ gọn để back up. [b]Ưu điểm:[/b] * Chất lượng ảnh và video đẹp * Thiết kế đơn giản với người không chuyên nhưng vẫn nhiều tùy chọn cho việc chụp [b] Nhược điểm:[/b] * Thiếu ống ngắm tích hợp sẵn [b]Thông số cơ bản:[/b] * Cảm biến: Live MOS Sensor 12.10 Megapixels * Lens Kit: 3.21x zoom, 14-45mm (28-90mm eq.) * Viewfinder: LCD 3.0 inch * ISO: 100-3200 * Tốc độ cửa trập: 60-1/4000 * Độ mở ống kính tối đa: 3.5 * Khe cắm thẻ nhớ: SDHC / SD * Pin: Li-Ion * Kích thước: 119 x 71 x 36 mm * Trọng lượng: 285 g [b] Một số hình ảnh thực tế về Panasonic GF1:[/b] [gallery]/14/zlc1259037530.jpg[/gallery] [gallery]/14/dhb1259037769.jpg[/gallery] [gallery]/14/zxb1259037771.jpg[/gallery] [gallery]/14/dbf1259037773.jpg[/gallery] [gallery]/14/gga1259037772.jpg[/gallery]