Bệnh mà giày cao gót mang lại?

Em rất thích mang giày cao gót vì nó làm em thấy tự tin hơn. Nhưng mỗi ngày về là đôi chân mỏi nhừ. Dưới lòng bàn chân liên tục bị tróc da từng mảng giống như bị rộp. Em có nghe mọi người nói là đi giày cao gót có nguy cơ mắc bệnh. Điều đó là thế nào? Và nguy cơ bệnh gì?
Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước
Giày cao gót là món hàng thời trang không thể thiếu được của nhiều chị em, nhưng diện giày cao gót thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh mà không phải ai cũng biết. [b] Tác hại của giày cao gót[/b] Đau lưng: Nếu đi giày cao gót từ 3,3cm trở lên sẽ khiến trọng lực của cơ thể dồn về phía trước lớn do cơ thể lệch về phía trước, muốn giữ được cân bằng, ngực và thắt lưng lại phải ngả về phía sau, như vậy bụng lại ưỡn ra phía trước, và hệ cơ bắp giúp cho việc duy trì độ thẳng của cơ thể sẽ phải co mạnh, khiến cho cơ bắp thêm mệt mỏi. Phần lớn những phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót sẽ khiến cho cơ lưng, eo và hệ dây chằng eo sườn nhão ra, dễ gây nên chứng đau lưng mãn tính và làm đau hông, gối và khớp. [blue] Mang giày cao gót dễ gây tổn thương các cơ bàn chân.[/blue] Biến dạng ngón chân: Khi đi giày cao gót, trọng tâm dồn về phía trước, phần mũi của bàn chân sẽ thu gọn ở mũi giày, trọng lực toàn thân sẽ dồn hết cả vào mũi bàn chân, khiến cho khớp đốt ngón chân cái và bốn ngón còn lại đều phải duỗi về phía trước với mức độ khác nhau. Kéo dài tình trạng như vậy rất dễ làm biến dạng ngón chân mà vẹo ngón chân cái là điển hình. Hạn chế khả năng sinh sản: Với việc mang những đôi giày gót nhọn để cao thêm được vài cm, phụ nữ có thể tự làm giảm khả năng sinh nở của chính mình. Các chuyên gia ở Anh quốc đã đi đến kết luận trên sau cuộc nghiên cứu về tác hại của món đồ thời trang này đối với sức khỏe của phụ nữ. Theo đó, những đôi giày gót cao khoảng 5cm cũng có thể trở thành mối đe dọa cho các quý cô muốn làm mẹ vì khi mang nó thường xuyên, áp lực dồn lên phía trước bàn chân có thể làm cho khung xương chậu của họ bị nghiêng sang một bên. Đây là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, đau bụng mỗi khi hành kinh và giảm một số chức năng của bụng, từ đó giảm khả năng thụ thai.
Hoang Trung Thuc
Hoang Trung Thuc
Trả lời 14 năm trước
Các bác sĩ chữa bệnh về chân khuyến khích phụ nữ nên mang giày cao gót khoảng từ 3 cm - 5 cm với miếng lót đệm và có nhiều khoảng hở để co duỗi các ngón chân Một vài nghiên cứu chỉ ra kết quả thú vị rằng đàn ông thích nhìn phụ nữ đi giày cao gót, đó là một hình ảnh rất nữ tính và quyến rũ. Tuy nhiên, bệnh đau gót chân luôn là nỗi ám ảnh đối với phụ nữ, nhất là phải mang giày cao gót thường xuyên. [b]Cơn đau từ gót chân[/b] Thông thường, khi chọn mua giày cao gót, phụ nữ thường chỉ chú trọng tới kích cỡ, màu sắc và thiết kế của đôi giày có hợp thời trang hay không mà không quan tâm tới gót giày. Tuy nhiên, nếu bạn cố tâm nghĩ về cái đẹp, để chọn một đôi giày bó bàn chân thì bạn cứ tin rằng mình sẽ nằm trong số 3/4 phụ nữ có vấn đề về gót chân: cục chai ở chân, nốt đỏ viêm tấy ở kẽ ngón chân cái, ngón chân khoằm, móng chân khó mọc, nứt gót chân, khô gót chân... đó là những triệu chứng thường gặp liên quan đến việc mang một đôi giày “đẹp nhưng không đúng”. Mặc dù những triệu chứng trên có thể dễ dàng điều trị, tuy nhiên, nếu bạn bỏ mặc hoặc phớt lờ chúng, bạn sẽ làm cho những triệu chứng này trở nên trầm trọng và khó chịu hơn, thậm chí phải giải phẫu.
thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Việc thường xuyên đi giày cao gót hoặc đi giày cao gót trong thời gian quá dài là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới một số căn bệnh nguy hiểm như:

1. Vẹo cột sống

Những phụ nữ đi giày cao gót trên 5 tiếng/ ngày có nguy cơ mắc các bệnh về cột sống cao gấp 3 lần so với những người bình thường khác.

Khi sử dụng giày cao gót, độ thăng bằng của cơ thể giảm đi rất nhiều. Do vậy, sức ép đối với cột sống là rất lớn. Lâu ngày, do phải “làm việc căng thẳng” để giữ thăng bằng cho cơ thể, cột sống sẽ trở nên yếu, dễ bị lão hoá gây nên hiện tượng đau nhức, thậm chí là vẹo cột sống.

2. Chứng phù thũng chân

Khi đi giày cao gót, sức nặng của cơ thể dồn về đôi chân. Bàn chân do ở vị trí dốc nên gót chân là nơi trực tiếp chịu sức nặng của cơ thể. Máu dồn nhiều về đôi chân, các cơ ở bắp chân. Vì vậy, nếu khi đi giày cao gót, bạn sẽ dễ bị mắc các chứng phù thũng kèm theo đau nhức ở phần bàn chân và bắp chân.

3. Các tật của bàn chân

Đại bộ phận những đôi giày cao gót đều ôm sát bàn chân để tạo độ vững chắc và tiện lợi khi di chuyển. Tuy nhiên, chính điều này lại gây nên hậu quả nặng nề cho đôi chân của bạn.

Không khí không được lưu thông, các ngón chân luôn bị gò bó trong không gian chật hẹp của phần mũi giày gây nên hiện tượng giãn tĩnh mạch. Chân bạn sẽ có mùi khó chịu, da chân ửng đỏ, nặng hơn có thể gây ra dị ứng, làm vùng da chân nhanh bị lão hoá. Đây cũng là nguyên nhân gây nên các vết chai ở vùng da chân và tật cong vẹo các ngón chân.

Để giảm bớt các tác hại của việc đi giày cao gót đối với sức khoẻ, khi chọn mua giày, nên chú ý:

- Chọn những đôi giày làm từ các chất liệu tự nhiên, mềm mại để không gây cọ xát và kích ứng cho vùng da chân.

- Không chọn những đôi giày quá chật. Khi đi phải tạo được cảm giác an toàn, vững chắc và dễ chịu.

- Mùa hè nên chọn những đôi giày (dép) thoáng khí, không quá kín.

- Phần đế giày không quá nhọn và dốc so với mũi giày. Chiều cao thích hợp của dế dày là từ 2 - 4cm, đường kính từ 3 - 5cm.

- Không đi giày cao gót quá 5 - 8 giờ/ngày.

Ngoài ra, việc chăm sóc đôi chân hàng ngày cũng giúp bạn tránh được những tác hại do giày cao gót gây nên:

- Khi tắm, đừng quên mát xa cho đôi chân. Dùng đá kỳ vệ sinh phần gót chân để loại bỏ phần da chết cũng như tránh việc hình thành những vết chai ở bàn chân.

- Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân với nước ấm có pha thêm chút muối và 1 vài giọt dầu oliu từ 15 - 20 phút. Muối có tác dụng sát trùng, làm sạch da. Dầu oliu giúp khôi phục độ đàn hồi và mềm mại của da chân. Nước ấm giúp lưu thông máu, giảm các chứng sưng tấy, đau nhức chân.

- Dùng 50ml sữa chua trộn đều với 1 thìa cà phê nước cốt chanh và 1 thìa mật ong. Bôi hỗn hợp lên mảnh khăn bông mềm, sau đó quấn quanh bàn chân. Giữ trong khoảng 15 - 20 phút. Dùng nước ấm rửa sạch.

- Hoặc xay nhỏ 50gr táo đỏ trộn đều với 5 thìa cà phê dầu thực vật và 2 thìa mật ong. Bôi hỗn hợp đều lên da chân kết hợp với việc mát xa nhẹ nhàng trong vòng 15-20 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạc.