Hội chứng cuống não

"Phùng Tuấn Giang"

A.NHẮC LẠI GIẢI PHẪU : Cuống não gồm có chất xám và chất trắng

1.Chất xám.
-Nhân dây III và dây IV.

-Liềm đen (locus niger) : hình bán nguyệt, chia cuống não ra làm 2 phần : phần trước là chân có các bó vận động; phần sau là chỏm, có các bó cảm giác. Liềm đen thuộc hệ ngoài tháp, có nhiệm vụ giữ độ căng của cơ, phối hợp các động tác cử động theo ý muốn.
-Nhân đỏ (noyau rouge) nhìn thấy được khi cắt ngang cuống não ở phía trên. Nhân đỏ là nơi dừng của các đường ngoài tháp, điều hoà các vận động tự động.
-Nhân liên cuống (noyau interpedonculaire) nhìn thấy được khi cắt ngang cuống não ở phía dưới.
2.Chất trắng.
-Bó tháp ở 3/5 giữa chân cuống, bó gối ở 1/5 trong, bó vỏ cầu ở 1/5 ngoài.
-Các bó cảm giác ở chỏm cuống não, có 2 bó :
+Bó Reil chính : gồm bó Reil giữa và bó cung.
+Bó Reil bên hay bó thính giác.
-Bó liên hợp : bó dọc sau.
B.HỘI CHỨNG :
1. Hội chứng Weber =Hội chứng chân cuống não
Do tổn thương nhân dây III.
-Liệt dây III bên tổn thương.
-Liệt nửa người bên đối diện với tổn thương.
2.Hội chứng nhân đỏ ở bên đối diện đối diện với tổn thương :
-Run hoặc múa giật, múa vờn :
+Đơn độc
+Hoặc phối hợp với liệt dây III bên tổn thưong (Hội chứng Benedikt).
-Hoặc mất điều hoà nửa thân (hémiataxie) kèm theo hội chứng tiểu não nửa thân (syndrome hemi-cérébelleux) :
+Đơn độc
+Hoặc phối hợp với liệt dây III bên tổn thương (Hội chứng Claude)
3.Hội chứng Parinaud - tổn thương chỏm cầu não :
-Liệt chức năng nhìn lên trên, đôi khi cả nhìn xuống dưới.
-Liệt chức năng hội tụ 2 mắt.
Hội chứng này gặp trong tổn thương ở chỏm cầu não.
4.Hội chứng L’hermite-Van Bogaert :
Biểu hiện bằng các ảo thị, ảo giác thị giác xuất hiện lúc xế chiều, hình ảnh (người, động vật, bông hoa) có mầu sắc chuyển động. Các hình ảnh này gây cho bệnh nhân một tình trạng cảm xúc dễ chịu hơn là khó chịu.
5.Hội chứng Gélineau :
Biểu hiện bằng những cơn ngủ rũ (narcolepsie) đột ngột, không cưỡng lại được, khi đang đi thì ngã khuỵu xuống rồi ngủ. Cơn kéo dài chừng 10 phút, có thể có nhiều cơn trong 1 ngày.
6.Chứng mất trương lực (catalepsie) : đột ngột, tự nhiên nhất là khi xúc động, sợ hãi, đang cười, đang khóc thì ngã khuỵu xuống nhưng vẫn tỉnh táo.
7.Hiện tượng Marcus Gunn : mở to mắt (nâng mi lên) thì đồng thời há miệng đưa hàm dưới sang bên đối diện, thường gặp trong sa mi mắt bẩm sinh.

Chưa có câu trả lời nào