Tai biến mạch máu não, dùng thuốc và tập luyện như thế nào?

Bác tôi bị tai biến mạch máu não đã điều trị ổn định. Tuy nhiên, cách đây 4 tháng bác tôi thấy quay cuồng đầu óc, choáng váng, sợ tiếng ồn... Gia đình có đưa bác đi khám thì được kết luận bị nhồi máu đa ổ. Xin bác sĩ cho biết, bác tôi nên dùng thuốc và tập luyện như thế nào? bác tôi có thể dùng Nattospes được không?

Nguyễn Thị Hà
Nguyễn Thị Hà
Trả lời 11 năm trước

Chào bạn, việc phục hồi chức năng sau tai biến có thể còn kéo dài vì bác của bạn bạn bị nhồi máu đa ổ. Bạn nên cho bác dùng thuốc theo đơn của bác sĩ và kết hợp với các biện pháp xoa bóp, tập luyện. Nattospes là sản phẩm giúp làm tan cục máu đông (giúp tuần hoàn vùng tổn thương) nên bác của bạn có thể dùng được Nattospes.

Và bạn chú ý các điều sau:

1. Chế độ ăn

Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như: cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối.

Với người bệnh vẫn phải nuôi ăn qua ống thông mũi, dạ dày, chia đều lượng thực phẩm và cho ăn ít nhất 5 bữa ăn/ ngày. Khoảng cách giữa các bữa ăn từ 2 đến 3 giờ tùy theo số lượng mỗi lần ăn. Nếu người bệnh nôn, đầy bụng phải giảm khối lượng bữa ăn, giảm tốc độ khi cho ăn.

2. Sinh hoạt và tập luyện

Bệnh nhân cần được luyện tập để phục hồi các chức năng sautai biếnmạch máu não. Quá trình tập luyện luôn đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn.

Trong trường hợp bệnh nhân chưa tự vận động được, không nên để bệnh nhân nằm nguyên một tư thế, mà người nhà cần giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét da. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.

Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày và nên tuân thủ theo thời gian tập luyện đã đề ra. Lúc đầu tập ở mức độ rất nhẹ, sau đó tăng dần dần để bệnh nhân có thể thích nghi (ví dụ thời gian đầu mỗi ngày dành 30 phút tập đi, dần dần có thể tăng lên 35, 40, thậm trí 60 phút). Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Nên duy trì việc tập luyện hàng ngày này cả khi các di chứng đã được phục hồi.

3. Điều trị

Với bệnh nhân bị tai biến mạch máu, không nên chỉ dùng thuốc tây, mà nên kết hợp giữa dùng thuốc và châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Người nhà nên thường xuyên xoa bóp cho bệnh nhân, điều đó sẽ giúp cho qúa trình phục hồi bệnh nhanh hơn.

4. Phòng tai biến mạch máu não như thế nào?

Thời tiết là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ con người. Khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao và mùa hè, cần cẩn thận giữ mình, không để cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường.

Không nên tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị caohuyết áp. Cũng không nên tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, tốt nhất nên tắm bằng nước ấm.

Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh, lo lắng…

Giờ giấc sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi phải điều độ. Nên ăn những đồ ăn giúp người bệnh dễ ngủ (như cháo tâm sen). Ăn nhiều rau quả, kiêng rượu, bia và các chất kích thích.

Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,tiểu đường, rối loạn nhịp tim.

Không nên vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh…

Cao Xuân Thế
Cao Xuân Thế
Trả lời 11 năm trước
Bệnh tai biến mạch máu não:Là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một bộ phần máu bị đột ngột ngừng trệ.

Thường có hai dạng tai biến: Nhồi máu não và chảy máu não.

Nguyên nhân: Có hai nguyên nhân chính:

+ Gây tắc mạch máu não: Do các cục máu đông tại chỗ của mạch máu não, hoặc do tắc xơ vữa động mạch xuất phát từ động mạch cảnh, hoặc do các cục máu đông di chuyển từ tim lên(mắc bệnh rung nhĩ hay nhồi máu cơ tim, máu không được bơm hết khỏi tâm nhĩ lâu ngày tích tụ thành các cục máu đông nhỏ di chuyển trong thành mạch tới các cơ quan trong cơ thể).

+ Gây vỡ mạch máu não: thường do các bệnh lý gây tăng áp lực thành mạch như bệnh tăng huyết áp, hoặc do chấn thương trong quá trình hoạt đông, lao động, hay bị vỡ do phình động mạch não.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Giảm huyết áp đột ngột hơn 40mm Hg, viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, hay bệnh tiểu cầu ở trẻ nhỏ…

Đối tượng có nguy cơ cao như: Bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch(bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ…, bệnh mạch máu ngoại biên, thiếu máu cục bộ thoáng qua, đối tương nghiện thuốc lá, bia rượu, phụ nữ có thai vừa dùng thuốc lá vừa dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, béo phì…

Biến chứng thường gặp: Viêm phổi(phổi tích tụ nhiều đàm), liệt nửa người, nói ngọng, méo miệng, trầm cảm, co cứng( chân tay co quắp, lạnh), táo bón, loét do nằm lâu, … Nếu không được cứu chữa kịp thời có thể dẫn tới tử vong, tàn phế suốt đời để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Biện pháp trị liệu: Trường hợp xảy ra tai biến, cấp cứu ban đầu: Thì cho bệnh nhân nằm yên một chỗ, không được di chuyển bệnh nhân, quan sát và hỏi bệnh nhân để kiểm tra tình trạng bệnh(tỉnh tảo hay lũ lẫn, hôn mê), nếu ngất phải hô hấp nhân tạo kịp thời, không được sử dụng bất kỳ hình thức tự chữa trị như bấm huyệt nhân trung, châm cứu, đánh gió… Việc nên làm là giúp bệnh nhân thở sâu việc thở chậm và sâu sẽ giúp cho máu lên não nhiều hơn, và trò chuyện với bệnh nhân(nếu còn tỉnh) để ổn định tinh thần cho bệnh nhân, để đầu mát và giữ ấm cho thân (việc giữ mát cho đầu để giảm hiện tượng phù nề, giảm đau cho bệnh nhân và việc giữ ấm thân giúp cơ thể tránh được hiên tượng co giật), đồng thời nếu trong nhà có viên an cung ngưu hoàng hoàn, hoặc viên Adalat(đối với bệnh nhân tăng huyết áp) thì cho người bệnh dùng ngay sau khi bị đột quỵ, nếu trường hợp không có thuốc thì liên hệ với Bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời, trong thời gian chờ xe đến làm các biện pháp sơ cứu ban đầu như trên.

Biện pháp phòng ngừa: Bệnh tai biến mạch máu não hoàn toàn có thể phòng ngừa được và có biện pháp thích hợp để can thiệp kịp thời sẽ tránh được nguy cơ bị đột quỵ cho người bệnh. Để làm được điều đó người bệnh thuộc các yếu tố nguy cơ nói riêng và đối tượng trên 50 tuổi cần đi khám sức khỏe định kỳ để biết trước nguy cơ gần xảy ra. Các yếu tố nguy cơ cần kiểm soát chỉ số đường huyết cũng như lipid máu, điều trị huyết áp tích cực, từ bỏ thuốc là cũng như hạn chế các thức uống có độ cồn, thực hiện lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao vừa phải, có chế độ dinh dưỡng khoa học theo khuyến cáo của từng bệnh cụ thể. Nếu là tắc mạch máu hoặc rung nhĩ mạn tính thì có thể sử dụng Aspirin hoặc Warfarin. Hoặc sử dụng các sản phẩm Đông dược như: An cung ngưu hoàng hoàn, Thanh tâm ngưu hoàn hoàn, Hoa đà tái tạo hoàn…để phòng ngừa đột quỵ, nếu đột quỵ xảy ra thì sự dụng nó để cấp cứu cũng như phục hồi di chứng của tai biến.

Để biết thêm thông tin bạn vui lòng liên hệ hotline: 0873 080 889 hoặc 1900 6175 để mình tư vấn thêm cho bạn nhé.

Chúc bác bạn sớm bình phục!