Mình bị ợ.... Có cách nào chữa ợ không?

có ai biết làm thế hết ợ ko vây mình bị ợ từ sáng cho đến tối an cũng bị ợ ko an cũng bị ợ nhiều lúc ợ nóng hết cả cổ ma an cai gi thi ợ lên cái đấy mình phải làm sao đây
Yamoto
Yamoto
Trả lời 15 năm trước
Ợ chua sinh ra bởi nhiều nguyên do, bao gồm chứng thoát vị, thừa cân ở cơ hoành và tác dụng phụ của một số loại thuốc. Nó xảy ra khi van đóng giữa dạ dày và thực quản bị yếu đi, khiến cho axit trào ngược lên. Hiện tượng này gây đau rát, khó chịu, cảm giác đắng ngắt trong mồm. Sự ợ chua không dễ chữa, nhưng bạn có thể loại bỏ bằng cách xem lại thói quen ăn uống của mình. Không có lý do sinh học nào giải thích vì sao cơ thể không tiêu hóa thịt đỏ tốt như thịt trắng, nhưng vì một nguyên do nào đó, nhiều người ăn thịt đỏ dễ bị ợ chua hơn. Một số thực phẩm gia tăng sự sản xuất axit, vì vậy cần phải hạn chế chúng, bao gồm thức ăn béo và nhiều gia vị như nước sốt kem, bánh nướng bơ và quá nhiều dầu oliu. Một số trái cây và rau xanh cũng có thể gây rắc rối, đặc biệt là quả họ cam, quả mọng và quả chưa chín. Bạn sẽ dễ chịu hơn khi ăn táo và lê (khi đã chín). Trái cây được chế biến cũng tốt cho ruột hơn. Nhưng đừng nên ăn hoa quả khi bụng còn trống rỗng. Gạo và mỳ ống có thể giảm tác dụng. Nhưng vẫn nên thử nghiệm loại bánh mì nào sẽ phù hợp với bạn hơn. Tất nhiên, mọi người hoàn toàn có thể ca ngợi bánh mì làm bằng bột chưa rây, bởi có nhiều chất xơ và vitamin B, nhưng chất xơ cũng gây khó dễ cho ruột và nó còn gây chóng no hơn bánh mì trắng. Nên với những người nào muốn tăng cân, sẽ tốt hơn nếu họ ăn bánh mì trắng. Cũng cần khôn ngoan khi uống. Tránh uống quá nhiều trước và trong bữa ăn bởi nó làm bạn đầy bụng và thức ăn sẽ bị dồn lên. Tránh các đồ uống chứa nhiều caffeine như cà phê, trà, cola và chocolate. Những thứ này sẽ khiến van thành ruột yếu đi và làm thức ăn ợ lên. Cũng nên tránh cả những đồ uống có gas. Bên cạnh việc lựa chọn thức ăn, cách dùng đồ cũng tạo nên sự khác biệt. Ăn quá nhanh nghĩa là bạn phải nuốt những miếng to và chúng sẽ nằm chềnh ềnh trong bụng khiến dạ dày khó tiêu hóa. Bạn cũng sẽ nuốt vào nhiều không khí lúc ăn, nên khi bạn ợ, luồng không khí sẽ mang theo axit gây cảm giác chua đắng. Vì vậy hãy ăn từ từ, nhai kỹ và giữ cơ thể thẳng đứng trong 45 phút sau khi ăn. Những đồ ăn lỏng như cháo và súp cũng dễ trào ngược lên thực quản. Với bữa sáng, bạn nên ăn bánh mì nướng hoặc một bát cháo nhỏ. Bữa trưa, nên ăn súp cùng một món khô nào đó. Ăn thành nhiều bữa nhỏ, như thế mỗi lần bạn sẽ có ít thức ăn trong bụng hơn và cảm thấy dễ chịu hơn. Tránh ăn vặt liên tục những thứ không nhiều chất bổ. Bạn có thể cho rằng có thứ gì đó trong bụng sẽ giúp hấp thu axit, nhưng kết quả chỉ là cảm giác chán ăn khi đến bữa. Theo Daily Mail
Bình yên
Bình yên
Trả lời 15 năm trước
Tôi nghĩ chị đang bị tình trạng gọi là " thức ăn bị trào (hay bị dội) ngược" , tiếng Anh goị là GastroEsophageal Reflux Disease", viết tắc là GERD. Đây là 1 tình trạng mà các cơ vòng (sphincter) có nhiệm vụ giữ cho các thức ăn không cho trào ngược từ bao tử (dạ dầy) lên ống thực quản (esophagus) không hoạt động hữu hiệu. Cơ vòng nằm ở phấn duới của ống thực quản đoạn nối giữa bao tử và ống thực quản. Bình thường thì các cơ vòng này co thắt lại sau khi thức ăn đã xuống đến bao tử ngăn cản không cho thức ăn trào ngược lại lên ống thực quản. Vì những nguyên do sau đây làm cho có sự trào ngược (reflux) các thức ăn và làm cho các cơ vòng không hoạt động hữu hiệu để ngăn chận sự trào ngược đó. [b]A/ Nguyên nhân gây ra sự trào ngược (reflux):[/b] Thể tích chứa của bao tử tăng lên nhiều, như sau 1 bửa ăn no, bao tử bị căng ra khi bị nghẹt hậu vị (chổ nối giữa bao tử và khúc đầu của ruột non (duodenum). Bao tử không co bóp hữu hiệu mà bị như là liệt đi (gastric stasis) như trong bệnh tiểu đưởng chảng hạn, do nẳm thẳng người sau khi ăn, hoặc cuối gập người xuống ép thành bụng, hoặc bị chứng bao tử thoát vị (hiatal hernia) tức là 1 phần của bao tử chạy lên nằm ở lồng ngực phía bên trái do áp suất trong bao tử tăng lên cao qúa áp suất trong thực quản: do mập phì, có thai, bụng bị báng nước (ascite), hay mặc quần có thắt lưng quá chật) .... [b]B/ Cơ vòng không hoạt động hữu hiệu để ngăn chận dội ngược, nguyên nhân có thể do: hút thuốc, có thai, các thuốc làm dản cơ trơn (do đó làm dản luôn các cơ vòng) như:[/b] - thuốc dùng cho áp huyết, tim mạch: beta adenergic agents - thuốc làm giản cơ : muscle relaxants - thuốc trị suyển : aminophyllin... ; - thuốc kháng kinh calcium (calcium channel blockers: diltiazem, cardizem ...) trị huyết áp cao, rối loạn nhịp tim. - một vài thức ăn,uống củng thấy có thể lảm giảm các trương lực của cơ vòng (sphincter tone) khiến các cơ nầy không hoạt động tốt nửa : chocolate, caffein, rượu, nước cam (orange juice), các thức ăn có nhiều mở ... - một vài chứng bệnh về cơ da ( scleroderma....) - do giải phẩu ảnh hưởng đến các dây thần kinh điểu khiển các cơ vòng. Vì chị Hong Phan không có cho biết ngoài các triệu chứng chị kể chị có bị bệnh gì khác không thí dụ: tiểu đường, cao áp huyết và chị có đang dùng thuốc gì hay không nên củng hơi khó biết được chính xác nguyên nhân nào đả gây ra chứng trào ngược thức ăn . Tuy nhiên sau đây là cách chữa trị cho chứng bệnh nầy: -Thay đổi cách sống: tránh hút thuốc, cử các thứa ăn ,uống như; chocolate, thức ăn có nhiều mở, cà phê, nưóc cam vắt. Nếu bị mập hay cân nặng quá thì nên giảm cân, tập thể dục đều đặn. - Thảo luận với bác sĩ điều trị để tránh các thuốc có thể gây ảnh hưởng lên hoạt động của các cơ vòng như đả kể trên, trong phần B - Không nên ăn uống gì quá gần lúc đi ngủ (2 giờ trước khi đi ngủ) Khi nằm thì nên nằm đầu cao hơn thân mỉnh khoảng 45 độ trỏ lên. - Dùng thuốc chống trào ngược, cũng như để bảo vệ và trị các viêm loét do chứng trào ngược gây ra nhu: · trung hòa acid : Maalox, Mylanta ,Tums ... · Ngăn chận bài tiết acid: Zantac (ranatidine) , Tagamet (cimetidine), Pepcid (famotidine) .. hay thuốc mới công hiệu hơn như : Protonix (pantoprazole), Prevacid ( Pansoprazole ), Nexium (esomeprazole) v.v... Xin nói rõ đây là các thuốc có ở Hoa Kỳ, Canada Nếu những cách trị liệu trên không giúp đuợc làm giảm chứng ợ chua trào ngược thức ăn thì tôi cũng khuyên chị Hong Phan đến gặp bác sĩ của chị lại để nhở chẩn đoán thêm để loại ra các bệnh khác như Viêm hay loét bao tử, tắc nghẻn ruột .... Siêu âm không là 1 phưong pháp tốt để chẩn đoán bệnh viêm hay loét bao tử mà nên lảm nội soi (gastroendoscopy ) hay ít ra cho uống thuốc cản quang rồi chụp hỉnh bao tử và ruột non ( gọi lả upper GI series with small bowels follow through ). Còn chứng Ợ củng có thể là 1 trong những dấu hiệu của chứng “thức ăn trào ngược” .Tuy nhiên Ợ ( tiếng anh là belching hay eructation) thông thường nhất là do nuốt hơi quá nhiều trong lúc ăn ,uống (tiếng Anh là aerophagia) . Đa số chúng ta khi ăn củng thuờng bị Ợ một vài lần nhưng có nhiều người vì lo lắng ,ăn quá nhanh ,hay quen uống nưóc ngọt có chất “gaz”” (carbonated) như cocacola,sprite .7 up chẳng hạn hay khi uống thức uống hay dùng que hút (straw) , hay q! uen nhai kẹo cao su (chewing gum), hay hút thuốc, mút kẹo .... sẽ bị Ợ nhiều và thường xuyên hơn. Cách trị là ăn chậm rãi, nhai cho thật kỹ trước khi nuốt ,tránh những thức uống có chất hơi , không hút thuốc, tránh dùng que hút .