Cách điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi?

bé trai 4 tuổi sinh 3,5kg,2 tuổi 12kg nhưng giờ có 12,5kg thui,buồn quá.bé ko chịu ăn gì,ko ăn vặt hay bánh kẹo trái cây gì,ngày ăn rất ít lại rất lâu dù uống men tiêu hóa và thuốc bổ cũng vậy.bé rất hay ói dù chưa ăn gì ói toàn nước.bởi vậy 2 năm mà bé tăng có 0,5kg à,nhiều khi dắt nó ra đường người ta tưởng nó bị chết đói trong khi cả 2 bên nội ngoại mới có mình nó là cháu thôi.đi học lúc nào củng được phê ăn chậm và lâu nhất lớp.

gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 12 năm trước

Làm gì khi trẻ biếng ăn?

Trẻ biếng ăn luôn làm cha mẹ lo lắng. Biếng ăn dài ngày có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ. Vậy giải pháp nào giúp trẻ tránh được “căn bệnh khó chữa” này.

1. Không đánh hay quát mắng trẻ

Cho dù bạn có bực tức vì tính biếng ăn của trẻ thì cũng đừng dùng roi vọt hay những lời quát mắng đối với trẻ. Lâu ngày, chúng có thể gây cho trẻ những tổn thương về mặt thể xác cũng như tinh thần. Trẻ sẽ hoảng sợ khi bữa ăn sắp đến gần.

2. Không hứa hẹn với trẻ

Thật là sai lầm nếu bạn dùng những lời hứa sẽ mua đồ chơi, quà vặt… để đối phó với tật biếng ăn của trẻ. Trẻ sẽ hình thành cho mình thói quen vòi vĩnh bố mẹ. Suy nghĩ về những thanh socola hay những chiếc kẹo ngọt trong đầu càng làm trẻ mất đi khẩu vị của các bữa ăn.

3. Không nên vội vã

Chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường từ chối thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Hãy cho bé ăn vào những giờ cố định.

Thói quen thường xuyên thúc giục trẻ trong bữa ăn, thậm chí là những cuộc thi xem “ai ăn nhanh hơn” của cha mẹ không phải là giải pháp hay giúp bé ăn nhanh và ăn nhiều. Ăn nhanh hay chậm, nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào thói quen, khả năng tiêu hoá cũng như sở thích của của trẻ đối với món ăn.

Việc bạn ép bé ăn nhanh có thể gây cho trẻ chứng đau bụng, rối loạn hệ tiêu hoá và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Nếu những bát bột hay cháo đầy ắp trong mỗi bữa ăn luôn làm bé lắc đầu thì bạn hãy cho chúng ra đĩa. Đó là giải pháp tốt để đánh lừa cảm giác của trẻ.
4. Tắt tivi

Xem tivi trong khi ăn không những không giúp trẻ ăn nhiều mà còn ảnh hưởng xấu tới khả năng tiêu hoá thức ăn và thị lực của trẻ. Trẻ sẽ chú ý xem tivi mà quên mất bữa ăn của mình. Những chương trình quảng cáo hay những bộ phim hoạt hình ngộ nghĩnh chỉ tốt khi trẻ thư giãn.

5. Tìm hiểu sở thích của trẻ

Mỗi trẻ đều có sở thích và khẩu vị riêng. Bạn cần hết sức chú ý về điều này. Nếu bạn ép trẻ ăn những món ăn mà theo bạn sẽ có đầy đủ dinh dưỡng những trẻ lại không thích hoặc chỉ cho trẻ ăn mãi một món thì công sức bạn bỏ ra là hoàn toàn vô ích.

Việc trẻ chỉ thích ăn một số loại thức ăn giúp bạn hiểu rằng cơ thể trẻ có thể còn thiếu một số vi chất cần thiết có trong loại thức ăn đó. Hãy tìm đến những lời khuyên của bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp với trẻ.

6. Hạn chế cho trẻ ăn vặt

Bạn lo lắng vì bé lười ăn sẽ không đủ dinh dưỡng cho cơ thể vì vậy bạn chuẩn bị cho bé một kho đồ ăn vặt trong tủ lạnh. Hãy từ bỏ ngay ý nghĩ sai lầm đó. Ăn vặt nhiều sẽ làm bé mất đi cảm giác đói và thèm ăn với những bữa ăn chính.

Vì vậy không nên cho trẻ ăn vặt quá nhiều, đặc biệt là trước các bữa ăn. Nên cho trẻ ăn đúng bữa và đúng giờ.

7. Tạo sự hấp dẫn cho các món ăn

Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Thường xuyên thay đổi khẩu vị cho bé sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn. Các món ăn được bày biện công phu và đẹp mắt cũng có sức hút nhất định với trẻ.

Chỉ cho bé uống các loại đồ uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn.

Ngoài ra, không khí trong bữa ăn cũng rất quan trọng. Hãy để bé có cơ hội cùng ngồi ăn cùng gia đình. Không khí đầm ấm, vui vẻ trong bữa ăn có thể tạo cho bé cảm giác thích ăn.
rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 12 năm trước

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” - trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là tiềm lực của mỗi quốc gia. Do đó, việc chăm sóc thế hệ trẻ luôn luôn được coi trọng và là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Dưới đây là những kiến thức về dinh dưỡng cho bé 4 tuổi, các ông bố bà mẹ hãy cùng tham khảo.

Về chất: Các nhu cầu về dinh dưỡng của các bé 4 tuổi, cũng như với tất cả các bé tuổi mẫu giáo đều tương tự với nhu cầu về dinh dưỡng của các thành viên khác trong gia đình.

Về lượng: Khẩu phần của mỗi bé ở mỗi độ tuổi lại khác nhau. Nhưng nói chung, các bé cần các nhóm thực phẩm cơ bản sau:
* Tinh bột: gạo, bánh mì, ngũ cốc
* Rau
* Hoa quả
* Sữa, Sữa chua và phomat
* Các loại thịt đỏ (bò, lợn…), thịt gia cầm, cá, trứng, đỗ quả, đỗ hạt.

Bé sẽ nhận đủ dinh dưỡng khi bạn để bé tự lựa chọn thức ăn trong số các thực phẩm này.

Tinh bột: 6 phần mỗi ngày:

Tinh bột có chứa chất xơ (hỗ trợ hệ thống tiêu hoá) và các loại đường phức (cung cấp năng lượng kéo dài). Hơn nữa, tinh bột còn chứa các loại vitamin B và một số loại ngũ cốc làm sẵn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết.

Đối với bé 4 tuổi, một phần tinh bột bằng:
  • 1 lát bánh mì.
  • Hoặc 3 chiếc bánh quy vuông.
  • Hoặc 1/2 bát cơm hoặc mì sợi.
  • Hoặc 1/2 bát cháo bột yến mạch.

Hoa quả và rau xanh: 5 phần mỗi ngày

ImageImageHoa quả và rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, như vitamin A, C và kali. Ngoài ra, hầu hết rau quả đều chứa các chất chống oxy hoá, các chất giúp cơ thể chống lại bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh về tim mạch.

Đối với bé 4 tuổi, một phần hoa quả và rau xanh bằng:

  • 2 nhánh bông cải xanh.
  • Hoặc 1/2 cốc súp cà chua.
  • Hoặc 1/2 cốc quả việt quất.
  • Hoặc 3/4 cốc nước cam.
    Hoặc 1 quả chuối nhỡ.
Thịt: 2 phần mỗi ngày

Bé cần protein để lớn lên. Protein có trong sữa, thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, pho mát, đỗ hạt và đỗ quả. Những loại thực phẩm này còn cung cấp sắt, kẽm và một số vitamin B. Bởi vì USDA khuyên bé 4 tuổi ăn 0,14kg thịt mỗi ngày và các loại thực phẩm giàu đạm khác. Dưới đây là khẩu phần một số các thực phẩm giàu đạm.

Đối với bé 4 tuổi, 1 phần thực phẩm giàu đạm bằng:

  • 2,5 quả trứng.
  • Hoặc 4 thìa bơ đậu phộng.
  • Hoặc 1/4 bát đậu nấu chín
ImageSản phẩm từ sữa: 2 phần mỗi ngày

Hầu hết các sản phẩm từ sữa đều chứa nhiều canxi giúp răng và xương bé chắc khỏe. Sản phẩm từ Sữa còn cung cấp nhiều đạm - đó là sản phẩm thay thế khi con bạn không thích ăn thịt.

Đối với bé 4 tuổi, một phần sản phẩm từ Sữa bằng:
  • 1 cốc sữa.
  • Hoặc 1 cốc Sữa chua.
  • Hoặc 1 1/3 miếng pho mát dài.

Chất béo, dầu và đường:

Chất béo: là nguồn cung cấp năng lượng và các dinh dưỡng cần thiết để trẻ hoạt động và lớn lên. Với các bé trên 2 tuổi, bạn không cần hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn. Với các bé trên 2 tuổi, hàm lượng chất béo chiếm khoảng 30% tổng lượng calo mỗi ngày. Giống với chế độ ăn uống của người lớn, bạn nên hạn chế chất béo no và chứa nhiều cholestorol trong khẩu phần ăn của bé trên 2 tuổi. Hãy giúp bé có thói quen sử dụng các thực phẩm và đồ uống ít béo như: Sữa tách bơ hoặc Sữa có hàm lượng chất béo thấp, thay vì sử dụng Sữa nguyên kem.

Đường: cung cấp một số loại dinh dưỡng và bạn nên hạn chế sử dụng trong khẩu phần của con. Các thực phẩm chứa đường là một trong những tác nhân khiến con hỏng răng. Bạn có thể hướng dẫn con đánh răng cẩn thận mỗi ngày để hạn chế tác động của đường tới răng.

Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây để giới hạn đường trong chế độ ăn uống của bé:

  • Dùng thịt nạc và các sản phẩm làm từ Sữa ít béo hoặc tách bơ.
  • Sử dụng các loại dầu thực vật không no hoặc các loại bơ có dầu thực vật là thành phần chính.
  • Đọc kỹ nhãn các thực phẩm đóng chai, lọ, hộp để kiểm tra hàm lượng chất béo chứa trong đó.
  • Sử dụng hạn chế các loại thực phẩm chứa phần lớn các loại dầu no.
  • Sử dụng hạn chế các thực phẩm ngọt do đường.
Vitamin và muối khoáng: Tốc độ sinh trưởng và phát dục ở tuổi nhi đồng và thiếu niên rất nhanh, sự trao đổi chất mạnh mẽ, nhu cầu vitamin và muối kháng tương đối cao, đa số các lượng và các loại gần bằng người lớn, thậm chí có loại còn cao hơn. Trong đó vitamin A, B, C có ý nghĩ quan trọng. Những loại vitamin này thường hay thiếu trong thức ăn, cần chú ý bổ sung. Nhu cầu muối natri của trẻ từ 3 tuổi trở lên cao hơn người lớn hai lần.

Nước: Cơ thể của trẻ nhỏ cần nhiều nước hơn người lớn, bạn nên khuyến khích bé uống nhiều nước.

Để biết con bạn có được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng không ? bạn có thể lập 1 Biểu đồ tăng trưởng. Vì biểu đồ tăng trưởng này giúp bạn biết liệu bé có hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Khi con bạn cần năng lượng, bé sẽ tự cảm thấy ngon miệng. Bạn hãy để con ăn theo nhu cầu và ngừng ăn khi bé cảm thấy no. Bé sẽ biết khi nào cơ thể bé cần thức ăn gì và bé cần ăn bao nhiêu. Việc của bạn là cung cấp các thức ăn dinh dưỡng, còn bé ăn gì và ăn bao nhiêu hãy để bé quyết định.

Nguyễn Ngọc Diệp
Nguyễn Ngọc Diệp
Trả lời 9 năm trước

Bột Maltosedextrin, USmalt dành cho trẻ em suy dinh dưỡng

Được Bác sĩ nhi đồng 2 ra toa và điều trị

- Bổ sung tinh bột cho trẻ em chậm lên cân, suy dinh dưỡng, sinh non thiếu tháng, hấp thu kém

- Cung cấp năng lượng cho người có nhu cầu cần năng lượng cao trước các hoạt động thể lực , người tham gia thể thao, những người sau phẩu thuật, nhiễm trùng, phỏng, các bệnh nhân có bệnh lý về tim , gan ,thận… Người bị hạ đường huyết.

-Thay thế Lactose cho những người bất dung nạp lactose

USmalt

Nguyên Liệu được nhập khẩu từ Mỹ và có chứng nhận GRAS

Bột Maltodextrin – DE 10

- Maltose là một loại thực phẩm thuộc nhóm tinh bột, giống như gạo, nhưng đã được thủy phân một phần nên dễ hấp thu hơn.

- Maltose không có mùi vị nên dễbổ sung vào trong các thức ăn lỏng hay nước uống bù phần tinh bột ( bột, cháo, cơm ) ăn thiếu trong khẩu phần hàng ngày.

- Đây là thực phẩm được sử dụng thường xuyên để phục hồi dinh dưỡng, nếu như bạn thiếu năng lượng từ nhóm tinh bột.

Chỉ định :

- Cung cấp năng lượng (Người có nhu cầu cần năng lượng cao, trước các hoạt động thể lực, người tham gia thể thao, những người sau phẩu thuật, nhiễm trùng, phỏng, các bệnh nhân có bệnh lý về tim , gan ,thận…)

- Bổ sung tinh bột cho trẻ chậm lên cân, suy dinh dưỡng, hấp thu kém.

- Thay thế Lactose cho những người bất dung nạp Lactose.

- Người bị hạ đường huyết

Thành phần : Carbohydrate, Canxi, Natri, Phospho, Kali, Magie, Iot

Chống chỉ định: Không sử dụng cho người có bệnh lý tiểu đường.

- Nguyên liệu được nhập khẩu từ Mỹ và có chứng nhận GRAS.
- Maltose là một loại thực phẩm thuộc nhóm tinh bột, giống như gạo, nhưng đã được thủy phân một phần nên dễ hấp thu hơn.
- Maltose không có mùi vị nên dễ bổ sung vào trong các thức ăn lỏng hay nước uống bù phần tinh bột (bột, cháo, cơm…) ăn thiếu trong khẩu phần hàng ngày.
- Đây là thực phẩm được sử dụng thường xuyên để phục hồi dinh dưỡng, nếu như bạn thiếu năng lượng từ nhóm tinh bột.
- Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm IMEXPHARM

Bạn có thể đã thấy maltodextrin được liệt kê trên các thành phần của nhiều sản phẩm thực phẩm.Bạn có thể tự hỏi nó là gì.Nó có an toàn?
Bột Maltodextrins dễ dàng được tiêu hóa, nó là carbohydrate được làm từ tinh bột, phần lớn sử dụng tinh bột Ngô (Bắp) tự nhiên.Tinh bột được nấu chín, và sau đó sử dụng axit và (hoặc) các enzym để phá vỡ (cắt mạch) tinh bột thành polyme nhỏ hơn - một quá trình tương tự như tiêu hóa carbohydrate trong cơ thể.Maltodextrinskhông được làm từ malt hoặc chứa các sản phẩm malt. Maltodextrin là các polyme dextrose (đôi khi được dán nhãn "polyme đường").Maltodextrin không chứa một lượng lớn protein, chất béo hoặc chất xơ.
Tại saoUSmalt (Bột Maltodextrin - DE 10)được sử dụng?
-Có thể dễ dàng tiêu hóa
-Là một nguồn năng lượng thuận tiện
-Chứa khoảng 3.7 kcal mỗi gram
-Hòa tan trong nước lạnh
-Có ít hoặc không có vị ngọt
-Giúp sản xuất nhiều sản phẩm dinh dưỡng là chất lỏng hoặc khô
Khi nào tôi nên sử dụngBột Maltodextrin?
-Maltodextrin ngô an toàn cho bệnh nhân bị bệnh celiac (Bệnh celiac là một chứng dị ứng khá trầm trọng, hệ đề kháng của cơ thể chống lại chất đạm (protein) trong lúa mì và những ngũ cốc khác.) vì chúng không chứa các protein từ lúa mì, lúa mạch, yến mạch hoặc lúa mạch đen.
-Và nó được sử dụng để thay thế lactose cho trường hợp “bất dung nạp lactose”. Bất dung nạp lactose xảy ra ở những người thiếu hụt men (enzyme) lactose, bởi vì cơ thể không có khả năng tạo lactase hoặc do bị bệnh tiêu hóa làm ruột non giảm sản xuất ra các enzyme đó.
-Maltodextrin được sử dụng rộng rãi trong tập thể dục hoặc chơi thể thao vì nó là một nguồn năng lượng nhanh, giá rẻ và cũng giúp cải thiện sự phục hồi của bạn sau khi tập luyện. Nếu bạn uống Malltodextrin trong một buổi tập luyện sau đó bạn sẽ nhận thấy một sự khác biệt.

1. Uống thuốc bổ nhưng bé vẫn biếng ăn

Câu hỏi:

Dạ thưa bác sĩ. Con trai em 10 tháng tuổi nặng 7,8 kg, dài 71cm. Con em đang rất biếng ăn.Em có cho đi khám ở khoa dinh dưỡng. Bác sĩ có cho cháu bé toa thuốc gồm calcinol (1 lần/1ml/1ngày)(buổi sáng),appeton infant (1lần/1ml/1ngày)và bột maltodextrin (6 lần/0,5 muỗng/1lần/1ngày). Xin hỏi BS cho trẻ uống thuốc calcinol, appeton trước hay sau khi ăn/bú? Uống cùng lúc 2 loại hay uống cách ra? Và xin hỏi BS uống thuốc khoảng mấy ngày thì bé nhà em mới ăn tốt trở lại? uống thuốc 2 ngày rồi nhưng thấy bé vẫn lười ăn. Mong được BS trả lời sớm. Chân thành cám ơn BS. Trần Thị Kiều

Trả lời:

Chào chị,

Cám ơn chị đã tin tưởng bệnh viện Nhi đồng 2 và đưa cháu đến tham vấn. Cho tới nay, chưa có một loại thuốc nào được công nhận là thuốc kích thích ăn để sử dụng cho trẻ em. Các thuốc bổ cho trẻ chỉ nhằm mục đích bù những gì trẻ thiếu từ chế độ ăn, giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thu các chất, nhờ đó cơ thể cân bằng, khỏe mạnh và có thể kích thích cảm giác thèm ăn hơn. Một vài loại thuốc điều trị bệnh lý khác có tác dụng phụ là kích thích cảm giác thèm ăn trong thời gian ngắn, nhưng việc sử dụng rất hạn chế, dưới sự chỉ định cũng như theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, và cũng rất ít khi được dùng cho trẻ em, tác dụng không kéo dài, không ổn định và có thể có những tác dụng phụ bất lợi khác.

Chúng tôi không thể trả lời cho chị là uống thuốc mấy ngày bé sẽ ăn trở lại, vì điều trị suy dinh dưỡng không phải là kích thích cho bé ăn bằng thuốc, mà là điều chỉnh những thiếu hụt của cơ thể,tìm ra giải pháp hợp lý để giúp bé có thể nhận được nguồn dinh dưỡng tối ưu, cải thiện vấn đề ăn uống. Các thuốc được kê toa cho con chị là vitamin và khoáng chất, bột maltosedextrin là tinh bột để bổ sung năng lượng thay cho phần cháo/bột bé ăn chưa đủ. Các thuốc này có thể uống trước hoặc sau bữa ăn, uống riêng hay chung đều được. Những chỉ dẫn đặc biệt, ví dụ như phải dùng vào giờ đặc biệt nào, uống chung với loại nước hay thức ăn đặc biệt nào, hay không được dùng chung với một loại thuốc nào (nếu có) sẽ được bác sĩ ghi vào toa và dặn bệnh nhân ngay khi kê toa. Sau khi mua thuốc, nếu đọc toa thuốc chưa hiểu rõ, người nhà có thể nhờ bộ phận hướng dẫn sử dụng thuốc của phòng khám Nhi đồng 2 hướng dẫn thêm, bàn hướng dẫn nằm ở ngay cửa ra vào phòng khám, luôn có nhân viên trực sẵn trong giờ làm việc.

Biếng ăn cũng là một trong những bệnh rất khó điều trị và gây căng thẳng cho cha mẹ cũng như nhân viên y tế. Chúng tôi rất thông cảm với những khó khăn, ưu tư của chị. Điều trị suy dinh dưỡng đòi hỏi phải có thời gian, phải có sự kiên nhẫn, có sự hợp tác giữa gia đình và bác sĩ. Vì vậy, chị cứ cho cháu ăn uống, sử dụng thuốc và các chất bổ sung dinh dưỡng theo chỉ dẫn, theo dõi đáp ứng của cháu và cho cháu tái khám theo hẹn hoặc khi có những vấn đề bất thường, như vậy việc điều trị mới có kết quả tốt.

Trả lời bởi: BS.CK2.Nguyễn Thị Thu Hậu - TK.Dinh dưỡng


2. Pha bột maltodextrin vào sữa uống thường xuyên có sao không?

Câu hỏi:

Con tôi do bị bệnh tim bẩm sinh đã đóng PDA, còn VSD phần màng d=3mm , bác sĩ bảo tự đóng khi lớn lên. Hiện tại cháu cân nặng 6.2kg được 13 tháng. Tôi đã đi khám dinh dưỡng ở Nhi Đồng 2 có kê toa dinh dưỡng trong đó có bột maltodxtrin pha nửa muỗng vào sữa cho bé uống. Hiện tại ban ngày cháu uống alpha, tối uống Pediaplus. Tôi xin hỏi uống maltodextrin thường xuyên có sao không?

Trả lời:

Maltose là một loại thực phẩm thuộc nhóm tinh bột, giống như gạo, nhưng đã được tiêu hóa một phần nên dễ hấp thu hơn. Maltose không có mùi vị nên dễbổ sung vào trong các thức ăn lỏng hay nước uống giúp cho bé bù phần tinh bột (bột, cháo, cơm) ăn thiếu trong khẩu phần hàng ngày. Đây là thực phẩm được sử dụng thường xuyên để phục hồi dinh dưỡng, nếu như bé còn thiếu năng lượng từ nhóm tinh bột. Với những trẻ bị tim bẩm sinh, maltose hỗ trợ cho bé và cung cấp năng lượng hiệu quả cho tim hoạt động. Bạn nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ nhé.

Trả lời bởi: BS.CK2.Nguyễn Thị Thu Hậu - TK.Dinh dưỡng


3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non

Câu hỏi:

Xin chào Bác Sĩ. Gia đình chúng tôi mới đón thêm một thành viên mới, nhưng cháu chào đời khi được 36 tuần tuổi, vì thế nên tôi rất lo lắng và muốn nhờ Bác Sĩ tư vấn giúp tôi có nên bổ sung thêm dinh dưỡng gì đặc biệt chotrẻ sinh nonkhông thế? Xin cảm ơn Bác Sĩ.

Trả lời:

Xin chào bạn!.

Trước tiên, chúng tôi xin chúc mừng gia đình bạn đã có thêm một thành viên mới. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

Trẻ sinh non chịu thiệt thòi hơn so với trẻ sinh đủ tháng là bởi vì trẻ sẽ không có cơ hội được hưởng những chất dinh dưỡng trong ba tháng cuối của thai kỳ (giai đoạn giúp trẻ tăng trưởng cân nặng nhanh nhất) nên sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Vì thế, nên trẻ sinh non cũng cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn so với những trẻ sinh thường. Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ sinh non kém sẽ dẫn tới sự tăng cân và phát triển chậm. Đây là những yếu tố cũng như nguyên nhân dẫn đến tăng tỉ lệ chết ở trẻ sơ sinh. Trẻ sinh non có thể phát triển chậm so với trẻ khác đến ba năm và cũng thường có vấn đề trong việc học và ứng xử khi trẻ đến trường.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, sữa mẹ là dinh dưỡng hoàn hảo và tốt nhất dành cho cả trẻ sinh đủ tháng và trẻ sinh non bởi thành phần dưỡng chất rất dễ tiêu hóa, chứa nhiều yếu tố miễn dịch giúp trẻ chống chọi với các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, hàm lượng các chất thiết yếu như đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng trong sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu cho tốc độ phát triển “bắt kịp” của trẻ sinh non.

Vì thế, bạn cũng có thể nghĩ tới chuyện cho trẻ dùng thêm sữa ngoài, nhưng phải là sữa dành riêng cho trẻ non tháng. Do trẻ sinh non có nguy cơ bị viêm ruột cao, thành ruột dễ tổn thương nếu thành phần dưỡng chất có áp lực thẩm thấu cao nên việc giảm hàm lượng đường lactose là cần thiết và thay vào đó là thành phần đường maltodextrin giúp giảm áp lực thẩm thấu lên thành ruột. Do cơ thể trẻ sinh non nghèo dự trữ chất béo DHA và ARA trong khi nhu cầu về hai chất này lại cao cho phát triển thị giác và trí não, việc bổ sung DHA và ARA trong sữa công thức cho trẻ sinh non là rất quan trọng. Ngoài ra, sự có mặt của các vitamin và khoáng chất, ví dụ như sắt là rất cần thiết cho trẻ.

Chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh và chóng lớn nhé!.


Nguyễn Ngọc Diệp
Nhân viên kinh doanh

Công ty TNHH SX-TM-DV Tầm Xuân
95CT Tam Đảo, cư xá Bắc Hải Phường 15
Quận 10, TP.HCM
Mobile : 09.03.50.54.72 - 091.278.3131
Email: ngocdiep204@gmail.com

 Trang
Trang
Trả lời 8 năm trước

Bạn nên thay đổi các món ăn cho mé, chia làm nhiều bữa ăn cho bé, vì bé đang bị vậy lại bắt bé ăn nhiều 1 lúc sẽ làm bé chán ăn mà dễ nôn ói hết. Còn bạn bảo bạn cho bé uống men tiêu hóa mà bé vẫn k ăn ngon k tăng cân thì bạn nên cho bé uống men tiêu hóaBIO - DavinFrance này xem sao. Rồi bạn nên bổ sung thêm canxi, vitamin D cho bé. Các món ăn bé nhà mình hay ăn như trứng, thịt bò, thịt lợn, cá, óc lợn, mực chiên, các loại hoa quả. Bé nhà mình uống men tiêu hóa đó nên nay ăn được nhiều, có da có thịt. 4 tuổi mà 16,5kg đó ^^