Tôi rất hay bị viêm thanh quản, không biết bệnh này có nguy hiểm không?

Tư vấn cho tôi?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 15 năm trước
Thanh quản có chức năng phát âm, gồm một hệ thống cơ của các dây thanh âm, các mảnh sụn khớp với nhau tạo thành một số xoang có tác dụng cộng hưởng âm thanh. Phía trên các dây thanh âm là nắp thanh môn, phía dưới là thanh hầu. Phủ lên tất cả hệ thống này là những tuyến nhày. Khi thanh quản bị viêm nhiễm (do bị nấm, bị tổn thương vì nói to, hút thuốc, chiếu Xquang, do có khối u, có những hạt nhỏ, có những tế bào bị viêm, nhiễm...) sẽ sưng to lên, bịt lấy khí quản, khiến bệnh nhân bị nghẹt thở. Một số trường hợp phù thanh quản do dị ứng cũng có hậu quả như vậy. Những trường hợp bị viêm dây thanh quản cấp tính cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu thấy mình và người thân có những biểu hiện như bỗng mất tiếng, hoặc giọng khàn, nói khó khăn kèm theo hiện tượng ho, sốt, nhiều đờm; khó thở, hít vào có tiếng rít; tiếng ho khàn, bệnh nhân mệt nhiều và gần như không nói được; khàn tiếng kéo dài dùng thuốc không thấy đỡ (có thể là biểu hiện của chứng ung thư các dây thanh âm)... cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng để tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị.
nguyenchau
nguyenchau
Trả lời 13 năm trước

Bạn có thể đã bị viêm thanh quản mạn tính rồi. Nên tới bệnh viện TMH khám đi. Viêm thanh quản kéo dài có thể là do u xơ dây thanh, u nang dây thanh đấy. Bạn có thể dùng tiêu khiết thanh để điều trị.

Hoàng Thị Hiến
Hoàng Thị Hiến
Trả lời 11 năm trước

Bệnh này không nguy hiểm lắm. Tuy nhiên nó gây cho bạn nhiều khó chịu. Bạn nên phòng ngừa nó, giữ ấm vùng cổ, họng và có thể sử dụng các bài thuốc dân gian giúp phòng ngừa viêm thanh quản. Tớ giới thiệu cho bạn 1 sản phẩm là thực phẩm chức năng tiêu khiết thanh giúp phòng ngừa rất hiệu quả viêm thanh quản. đặc biệt là khi bạn bị khản tiếng đó.

hao
hao
Trả lời 11 năm trước

Viêm thanh quản cấp tính gây ra bởi một loại virus thường tự tốt hơn trong vòng một tuần. Các biện pháp tự chăm sóc cũng có thể giúp cải thiện triệu chứng.
Phương pháp điều trị viêm thanh quản mạn tính là nhằm mục đích điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn, chẳng hạn như chứng ợ nóng, hút thuốc hoặc sử dụng quá nhiều rượu.
Thuốc được sử dụng trong một số trường hợp bao gồm:
Thuốc kháng sinh. Trong hầu hết các trường hợp viêm thanh quản, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng bất kỳ bởi vì nguyên nhân là do virus. Nhưng nếu có một nhiễm trùng do vi khuẩn - một nguyên nhân hiếm gặp của viêm thanh quản - bác sĩ có thể khuyên nên thuốc kháng sinh.
Corticosteroid. Đôi khi, corticoid có thể giúp giảm viêm dây thanh âm. Tuy nhiên, điều trị này chỉ được sử dụng khi có một nhu cầu cấp thiết để điều trị viêm thanh quản - ví dụ, khi cần sử dụng giọng nói để hát hoặc đưa ra một bài trình bày, bài phát biểu hoặc bằng miệng, hoặc trong một số trường hợp khi trẻ đã viêm thanh quản kết hợp.

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Viêm thanh quản là tình trạng bệnh lý ở thanh quản gây ra bởi virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. Bệnh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, sau các đợt cảm cúm, viêm mũi họng, hít phải khí độc hại như khói thuốc, hóa chất.

Viêm thanh quản chia làm hai loại:

- Viêm thanh quản cấp (thường gặp ở trẻ em), là loại viêm thanh quản tiến triển trong thời gian ngắn dưới 3 tuần.

- Viêm thanh quản mạn tính (trên 3 tuần) hay gặp ở người lớn làm những nghề phải sử dụng giọng nhiều như giáo viên, ca sĩ, bán hàng... dẫn tới quá sản, loạn sản hoặc teo niêm mạc thanh quản. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt và công tác nhất là những nghề cần đến giọng nói.

Các thuốc điều trị

Kháng sinh phòng bội nhiễm: nhóm b lac-tam như amoxilin, taxetil dạng viên hoặc siro với liều theo cân nặng. Nếu dị ứng với nhóm kháng sinh này thường được thay thế bằng kháng sinh nhóm macrolid như davercine... Một số người bệnh hay mách nhau ngậm một vài viên biseptol (là một sulfamid đường uống) mỗi khi bị khàn tiếng. Với cách này bên cạnh nguy cơ tạo ra kháng thuốc thì sulfamid là loại thuốc thải chủ yếu qua thận do thuốc rất ít tan trong nước tiểu acid nên tạo tinh thể sắc cạnh, gây độc vì kích ứng thận, có khi vô niệu nên cần uống rất nhiều nước mỗi khi phải sử dụng. Biseptol khi bị dị ứng sẽ rất nặng gây ban đỏ đa dạng có tổn thương ở niêm mạc, bong biểu bì và có thể tử vong.

Thuốc chống viêm, giảm phù nề: Dùng khí dung corticoid (solumedrol, depersolone), hoặc corticoid đường uống, alpha chymotrypsine choay dạng ngậm dưới lưỡi hoặc uống. Phối hợp với các thuốc giảm ho, kháng histamin uống.

Thuốc ngậm tại chỗ cũng rất hữu ích trong viêm thanh quản. Tuy nhiên, thuốc sử dụng, liều dùng cũng như thời gian sử dụng phải theo chỉ định của thầy thuốc tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.

Điều trị hỗ trợ viêm mũi họng: nhỏ mũi, xúc họng bằng dung dịch kiềm nhẹ khí dung mũi họng cùng với làm thuốc thanh quản thực hiện bởi các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng. Bạn có thể xông các thứ lá thơm có kháng sinh thực vật bay hơi như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả... Chườm nóng trước cổ, xúc miệng nhiều lần bằng nước chè mạn pha nóng. Thở không khí ấm trong mùa đông.

Những bệnh nhân viêm thanh quản điều quan trọng nhất trong điều trị là kiêng nói để dây thanh có thể phục hồi sớm nhất. Nếu thực hiện được kiêng nói trong vài ngày thường khoảng 3-5 ngày bệnh sẽ khỏi rất nhanh. Bệnh nhân nên tránh tắm lạnh, đi ra ngoài trời lạnh sau 20 giờ.

Uống vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi. Nằm nghỉ ngơi, uống nhiều nước trà nóng, không hút thuốc lá, uống rượu và các gia vị kích thích như ớt, hạt tiêu...

Trong giai đoạn này người bệnh cần tránh tiếp xúc với hơi khí độc. Những người làm nghề cần đến giọng nhiều phải nghỉ ngơi đến khi thầy thuốc chuyên khoa xác nhận thanh quản đã bình thường.

Phòng viêm thanh quản chú ý giữ ấm mũi họng, cổ ngực, gió lùa. Nếu sổ mũi, ngạt mũi phải chữa sớm.