Cho mình hỏi về viêm gan siêu vi B?

Tôi năm nay 36 tuổi, xét nghiệm phát hiện viêm gan siêu vi B từ năm 1999, đă điều trị bằng Zeffix. Sau vài tháng xét nghiệm lại cho kết quả HBsAg (+), HBeAg (+), sức khỏe vẫn b́nh thường. Nay tôi muốn sinh con, xin cho biết có được không? Con tôi sinh ra có bị lây bệnh không, nếu có tỷ lệ lây như thế nào?
Nguyễn Long Khánh
Nguyễn Long Khánh
Trả lời 15 năm trước
[:-/] Viêm gan siêu vi B là bệnh do virus gây nên, có tên khoa học là Hepatitis B Virus, viết tắt là HBV. Bệnh được mô tả từ thời Hippocrates nhưng măi đến năm 1965, lần đầu tiên Blumberg đă t́m ra thành phần kháng nguyên Au, nguồn gốc từ huyết thanh của một người Úc nên c̣n gọi là kháng nguyên Úc châu (Australia antigen). Ngày nay người ta gọi là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B, kư hiệu quốc tế là HBsAg (Hepatitis B surface Antigen). Và măi đến mười năm sau, h́nh dạng của virus B mới được mô tả đầy đủ và mang tên tiểu thể Dane. Năm 1977, Blumberg đă được giải thưởng Nobel nhờ việc phát hiện ra kháng nguyên trong bệnh viêm gan siêu vi B. Bệnh cảnh lâm sàng của HBV rất đa dạng, trong giai đoạn cấp có thể biểu hiện từ thể lâm sàng không triệu chứng đến thể lâm sàng triệu chứng của một viêm gan điển h́nh, diễn tiến có thể nặng nề đưa đến tử vong, hoặc âm thầm gây viêm gan măn tính, dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan. Viêm gan siêu vi B lây truyền qua: 1. Qua đường t́nh dục: Vào những năm của thập niên 70, người ta đă ghi nhận và chứng minh viêm gan siêu vi B lây nhiễm qua đường sinh hoạt t́nh dục, do tiếp xúc với tinh dịch và dịch tiết ở âm đạo. Ở những người giao hợp gây nhiều sang chấn như giao hợp qua ngă hậu môn-trực tràng, người giao hợp với nhiều bạn t́nh... là những yếu tố làm cho lây nhiễm trở nên thuận lợi hơn. 2. Qua đường tiếp xúc với máu và chế phẩm của máu hoặc dịch tiết cơ thể: Cách lây truyền này thường gặp ở nhân viên ngành y tế, người truyền máu, tiêm chích, phẫu thuật, châm cứu không đảm bảo vô trùng, xăm ḿnh, xỏ lỗ tai, giác hút, người sử dụng ma túy chung ống tiêm. 3. Lây truyền bệnh cho người sống chung trong gia đ́nh: Sự lây truyền này xảy ra qua tiếp xúc sinh lư giữa vợ chồng, qua da khi bị trầy xước, dùng chung vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng... 4. Lây truyền từ mẹ sang con: HBV lây truyền chủ yếu trong lúc sinh hơn là qua nhau. HBsAg có trong sữa mẹ nhưng lây truyền chủ yếu là khi bé cắn làm trầy xước da lúc bú, v́ vậy mẹ có HBsAg (+) được khuyến cáo không nên cho con bú. Mức độ nặng và tiên lượng của t́nh trạng lây nhiễm tùy thuộc vào 2 yếu tố: 1. Mức độ nhân đôi của virus ở người mẹ được dựa vào: - Nồng độ HBV DNA trong huyết thanh. - HBeAg là bằng chứng huyết thanh kinh điển của sự lây nhiễm: + Mẹ có HBeAg (+), nguy cơ lây cho con là 90-100%. + Mẹ có HBeAg (-), nguy cơ lây cho con là 5-20%. 2. Thời gian bị nhiễm siêu vi B cấp tính ở người mẹ: - Mẹ bị nhiễm ba tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ th́ nguy cơ lây nhiễm cho con là 10%. - Nếu ở 3 tháng cuối của thai kỳ và thời kỳ hậu sản th́ nguy cơ lây nhiễm là 90%. Qua thư, chị cho biết muốn sinh con, trong khi kết quả xét nghiệm HBsAg và HBeAg (+), nghĩa là mức độ lây nhiễm cho con rất cao, nếu chị sinh bé th́ sau sinh thường các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp tạo miễn dịch chủ động bằng cách tiêm IgG đặc hiệu (HBIG) được trích từ huyết tương người đă được miễn dịch với HBV (thuốc chỉ có giá trị trong thời gian ngắn nên thường dùng cho trẻ sơ sinh từ mẹ có HBsAg (+)). Nếu sau sinh, lây nhiễm HBV cấp tính th́ diễn tiến của bệnh là thể rất nặng, ngược lại nếu nhiễm HBV măn tính th́ dẫn đến nguy cơ xơ gan hoặc ung thư gan sau này. C̣n về tính chất, mức độ nguy hiểm cho sản phụ trong lúc mang thai, lúc sinh và thời gian hậu sản th́ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe và sức đề kháng của người mẹ, t́nh trạng sinh có kéo dài làm mất sức sản phụ, có mất nhiều máu... V́ vậy việc đánh giá tiên lượng khó lường trước được. Với những tŕnh bày trên, hy vọng sẽ giúp chị suy nghĩ thật kỹ trước khi đi đến một quyết định phù hợp nhất.
nguyen phi hung
nguyen phi hung
Trả lời 15 năm trước
Chào Em! Câu hỏi của em rất khó trả lời cho em một cách thỏa đáng, vì : - Em không cho biết cho đến nay em còn uống Zeffix không? - Hiện tại số lượng vi rút trong máu của em như thế nào? Bởi vì người mẹ mang thai trước đó có điều trị và điều trị có hiệu quả( nghĩa là số lượng vi rút VG B trong máu không phát hiện được bằng kỹ thuật sinh học phân tử) thì nguy cơ lây cho con sẽ khác so với người mẹ mang thai không có điều trị(có thể có số lượng vi rút nhiều trong máu) Còn em muốn có con thì vẫn được, nhưng để đảm bảo an toàn thì nên ngưng thuốc trước khi có thai 3 tháng. Sau khi mang thai thì nên theo dõi men gan( AST, ALT ) mỗi tháng và theo dõi số lượng vi rút mỗi 3 tháng. Nếu số lượng siêu vi quá cao thì BS sẽ xem xét cho em điều trị lại vào 3 tháng cuối thai kỳ với mục đích làm giảm số lượng siêu vi để hạn chế khả năng lây từ mẹ sang con trong lúc sinh. Em nên thông báo với bác sĩ sản khoa về tình trạng viêm gan siêu B mạn tính của em, để được theo dõi chặt chẽ và khi sinh em bé thì em bé sẽ được chủng ngừa VG B và chích một mũi immunoglobin kháng HBV. Chúc em đạt được những điều mong muốn! BS Phi Hùng.[red]0973332733[/red]