Bị nổi "hạt gạo" hay còn gọi là mụn nhiệt trong miệng :cách trị đơn giản và hiệu quả nhất, rẻ nhất?

Cái bệnh này chỉ là 1 vài chấm trắng như hạt gạo trong môi, miệng, rất  đơn giản nhưng gây khó chịu vô cùng. Mỗi khi bị, ăn uống cũng khó chịu, nói chuyện cũng khó chịu. Bạn nào  "trong những ngày ấy" mà phải họp hành, gặp Khách hàng quan trọng or người yêu hẹn hò thì có mà...tai hại vô cùng!

Cách trị đơn giản và hiệu quả nhất, rẻ nhất?

djghjfdg
djghjfdg
Trả lời 12 năm trước

Do uống rượu, ăn nhiều chất cay nóng béo ngọt, chiên xào gây tích nhiệt ở tỳ vị. Hoặc do cảm phải phong nhiệt tà mà gây nên v.v…
Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Đông Y là thanh nhiệt giải độc, tả hoả, dưỡng âm, lương huyết v.v…
Bạn cần kiêng ăn ớt tiêu, gừng, chiên xào, rượu bia.
Bạn cần uống nước nhiều, ăn nhiều canh rau, rau má, đậu xanh... để giải nhiệt.
Nếu không khỏi bạn cần tới các phòng khám Đông y khám điều trị.
Bài thuốc tham khảo
+Phương thuốc:
-Thành phần: Thương truật 15g, Ngũ bội tử 9g, Cam thảo 3g.
-Cách dùng: Đem thuốc trên sắc nước mỗi ngày 1 thang, phân 3 lần uống.
a/ Chất lưỡi đỏ rêu vàng bẩn gia Hoàng bá:
b/ Ăn ít, kén ăn gia Sa nhân.
-Hiệu quả trị liệu: Dùng thuốc trên điều trị bệnh nhân lở miệng 7 ca, đều trị khỏi. Trong đó nhanh nhất uống thuốc 3 thang, chậm nhất uống 9 thang.
(Bài thuốc trích từ Phòng khám Bảo An Đường)
Tư vấn thầy thuốc trước khi sử dụng bài thuốc.
Thân ái!

djghjdgh
djghjdgh
Trả lời 12 năm trước

"Dùng thuốc bôi ( phối hợp 4 loại thuốc ) trực tiếp vào vết loét , thuốc tạo màng ngăn đủ chịu được sự tấn công của nước bọt và thức ăn 3 – 4 giờ , cứ 3 – 4 giờ bôi thuốc 1 lần sẽ tạo được màng ngăn cách vết loét với dịch khoang miệng , thuốc có tính kháng viêm , kích thích liền sẹo ; đồng thời điều trị bổ trợ bằng kháng sinh ( nếu cần ) , vitamin , cải thiện tình trạng cơ thể .v.v. làm cho vết loét rất mau lành .Thuốc không có kháng sinh nên không sợ dị ứng , ai cũng dùng được .

Thực tiễn đã kiểm chứng : chỉ sau 4 – 5 lần bôi thuốc vết loét đã lành , đặc biệt chỉ sau 1 lần bôi là ăn mặn đã không xót nữa , tiếp tục chữa theo phác đồ trên 4 – 5 đợt nữa nếu bệnh tái phát thấy khỏi hẳn nhiều năm nay không thâý bị lại .

Rất nhiều người được chữa theo phác đồ trên khi được hỏi đã trả lời là không biết khỏi tự khi nào có lẽ là 3- 4 ngày gì đó và quên không bôi thuốc ."

Tran Van Trung
Tran Van Trung
Trả lời 12 năm trước

Thuốc chữa nhiệt miệng

Khi tiết trời khô hanh cũng là lúc nhiều người mắc bệnh nhiệt miệng, lở mồm. Tên khoa học là bệnh ap-tơ (aphtes) – một bệnh của niêm mạc miệng rất hay gặp (khoảng 20% dân số), nhưng căn nguyên bệnh vẫn chưa sáng tỏ.
Bệnh có nhiều thể khác nhau, trong đó thể đơn giản nhất cũng là thể gặp nhiều nhất từ trước đến nay là loại ap-tơ thông thường. Ap-tơ thường bắt đầu là một mụn nước nhỏ rất dễ giập vỡ để lại một vết trợt nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống. Khu trú của ap-tơ thông thường là mặt trong má, ở rãnh môi – lợi, ở đầu lưỡi, ở bờ bên và nơi hãm lưỡi, đôi khi kèm theo viêm toàn bộ niêm mạc miệng. Bệnh thường không sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và thường tự khỏi trong vòng 10-15 ngày, không để lại sẹo, nhưng rất hay tái phát.

Người ta cũng nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh bệnh như: tình trạng stress, xúc động mạnh, rối loạn nội tiết như hành kinh, các rối loạn về tiêu hóa, các nhiễm khuẩn ở răng miệng, amidan, hoặc chấn thương ở niêm mạc miệng… có ảnh hưởng tới các đợt tái phát bệnh. Ngoài ra, trường hợp đặc biệt khác, một số bệnh viêm mạn tính đường tiêu hóa như bệnh loét chảy máu đại – trực tràng cũng có thể gây nên tái phát ap-tơ miệng.

Về điều trị, do chưa biết rõ căn nguyên, cơ chế gây bệnh nên chủ yếu điều trị triệu chứng, làm giảm độ tái phát của bệnh:

Điều trị tại chỗ:

- Declomycin: Là một alcaloid chiết xuất từ cây colchicum speciosum stev, thuốc mỡ 0,5%, ngày bôi 3-4 lần.

- Xylocain 5%: Thuốc gây tê tổng hợp tác dụng nhanh làm giảm đau nhưng chỉ có tác dụng thoáng qua, chấm tại chỗ lên ổ loét trước bữa ăn, 5-6 lần/ngày. Nếu đau quá thì dùng dung dịch dyclone.

- Kamistad-gel: Có tác dụng giảm viêm đau ở niêm mạc miệng và môi, bôi 3-4 lần/ngày.

- Borostyrol cream: Có tác dụng sát khuẩn, giảm đau, tạo sẹo, chấm tại chỗ 2 lần/ngày.

Điều trị toàn thân

- Levamisol: Thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể. Uống 150mg/ngày x 2-3 ngày, mỗi 15 ngày x 3-4 tháng.

- Colchicin: Có tác dụng điều trị những trường hợp tái phát nhiều lần nhờ khả năng làm giảm mật độ sự xuất hiện thường xuyên của vết viêm. Nếu hay tái phát và tiến triển dai dẳng thì có thể điều trị một đợt: 1-2mg/ngày x 5-7 ngày.

- Thalidomid: Chỉ dùng trong các trường hợp ap-tơ khổng lồ, do mức độ đau và độ nghiêm trọng hơn hẳn các thể khác. Thalidomid đặc biệt có hiệu quả với thể bệnh này, tác dụng của thuốc có thể thấy rõ sau 2-3 ngày dùng thuốc và bệnh sẽ khỏi sau 10-12 ngày điều trị. Nó còn có tác dụng tốt để điều trị những trường hợp tái phát nặng không đáp ứng với colchicin. Tuy nhiên, thalidomid có nhiều tác dụng phụ như gây quái thai, làm rối loạn hoạt động của các tế bào thần kinh ngoại biên, nên không được dùng cho phụ nữ có thai; nam giới trong thời gian điều trị bằng thalidomid và 3 tháng sau đó nếu quan hệ tình dục phải mang bao cao su ngừa thai.

Ngoài ra, trong mọi trường hợp, cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Uống corticoid chống viêm giảm đau và kháng sinh để chống nhiễm trùng; dùng vitamin C và các vitamin nhóm B liều cao tăng cường sức đề kháng. Với ap-tơ thông thường thể nhẹ có thể chỉ dùng thuốc bôi tại chỗ. Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều… thì cần đi khám bệnh, tùy theo từng trường hợp cụ thể (mức độ nặng nhẹ, tình trạng sức khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc) thầy thuốc sẽ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp.

Do Hoang Ha
Do Hoang Ha
Trả lời 12 năm trước

Nhiệt miệng theo Đông y là do uống rượu, ăn nhiều chất cay nóng béo ngọt, chiên xào gây tích nhiệt ở tỳ vị. Hoặc do cảm phải phong nhiệt tà mà gây nên v.v…

Phép trị là thanh nhiệt giải độc, tả hoả, dưỡng âm, lương huyết v.v…
Bạn cần kiêng ăn ớt tiêu, gừng, chiên xào, rượu bia.
Bạn cần uống nước nhiều, ăn nhiều canh rau, rau má, đậu xanh... để giải nhiệt.
Bài thuốc tham khảo
+ Phương thuốc:
- Thành phần: Thương truật 15g, Ngũ bội tử 9g, Cam thảo 3g.
- Cách dùng: Đem thuốc trên sắc nước mỗi ngày 1 thang, phân 3 lần uống.
a/ Chất lưỡi đỏ rêu vàng bẩn gia Hoàng bá:
b/ Ăn ít, kén ăn gia Sa nhân.
- Hiệu quả trị liệu: Dùng thuốc trên điều trị bệnh nhân lở miệng 7 ca, đều trị khỏi. Trong đó nhanh nhất uống thuốc 3 thang, chậm nhất uống 9 thang.

Cần tư vấn thầy thuốc trước khi sử dụng bài thuốc!
Thân ái!

Tran Quynh Nhung
Tran Quynh Nhung
Trả lời 12 năm trước

Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, hầu như trong đời ai cũng mắc phải tối thiểu một lần. Có nghiên cứu khoa học cho thấy đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.

Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi - lợi, ở đầu lưỡi… Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi. Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ/đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống. Đặc biệt, khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ “vất vả”.

Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như các loại quả mít, xoài… Còn quan điểm của y học hiện đại thì chứng lở miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như gây nên, có thể do răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng...; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, virut, do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó (ví dụ thành phần hóa học có trong kem đánh răng không phù hợp…), hay chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai. Hiện nay người ta còn nhận thấy những người bị stress nặng và liên tục thì mức độ lở miệng cũng xảy ra nhiều hơn.

Nhiệt miệng là bệnh lành tính. Vết lở tự lành, không để lại sẹo. Vì đặc điểm lành tính này nên thông thường ít ai nghĩ đến chuyện “phòng bệnh”. Lúc nào mắc phải thì cố gắng… chịu đựng hoặc ra một tiệm thuốc tây nào đấy mua các loại thuốc bôi vào. Tuy nhiên, việc chịu đựng từ lúc miệng bắt đầu lở và đau đến lúc vết lở lành lại là cả một quá trình… không dễ vượt qua.

Bạn đã biết cách ngăn ngừa nhiệt miệng?

Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, các bác sĩ thường khuyên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress. Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều... thì cần đi khám bệnh, tùy theo từng trường hợp cụ thể (mức độ nặng nhẹ, tình trạng sức khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc) bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp.

Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.

Tuy bệnh nhiệt miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.

Trà xanh làm giảm nhiệt miệng

Trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Đánh răng bằng kem đánh răng có tinh chất trà xanh có tác dụng ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả.

eNoiThat.vn
eNoiThat.vn
Trả lời 12 năm trước

Bệnh đơn giản vậy mà chính mình cũng phảiđi gặp nhiều BS, dược sĩ ...và cũng được chỉ nhiều cách(dùng thuốc tây kháng viêm, uống thuốc này thuốc kia, uống vitamin….) tốn kém mà nhiều khi không hiệu quả,vẫn phải cắn răng chịu mấy ngày có khi cả tuần, cả tháng mới hết. Có người còn chỉ các cách rất phức tạp, và không tiện lợi như dùng thuốc nam lấy cây cỏ mựt đâm nhiễn vắt lấy nước thoa vào vết thương, có người chỉ dùng dầu dừa bôi … phức tạp nên nhiều khi làm biếng,thà cắn răng chịu luôn cho xong!

Mình nghĩ ra 1 cách vô cùng rẻ, đơn giản và hiệu quả ngay tức thời : Bạn chỉ cầntạt vào tiệm thuốc tây, mua 1 viên (con nhộng) thuốc Tetraciline hoặc Ampliciline (500 đ /viên), đem về mở ra lấy bột thuốc (màu vàng vàng), xong lấy cây tăm, chấm thuốc đó và chấm vào cái đốmmụn nhiệt (hay còn gọi là hạt gạo). Ngày chấm thuốc vài lần vào lúc nào rảnh. Ngay sau khi chấm thuốc lần đầu, là ăn uống đã cảm thấy không còn khó chịu nữa! Chỉ 1-2 ngày là hết sạch.

PS: bạn nào xem xong, dùng thử cho xin ý kiến hiệu quả như thế nào nhé! thanks!

nguyen thanh tuan
nguyen thanh tuan
Trả lời 11 năm trước

mình cũng bị nỗi một chấm trắng trong miệng , ăn uống rất khó chịu , mà lâu rồi vẫn chưa hết , không biết trị bằng cách nào , mong mọi người giúp đỡ

Giang Nam
Giang Nam
Trả lời 7 năm trước

tuyệt vời quá

Sunday
Sunday
Trả lời 7 năm trước

Mình có thử 2 cách sau và thấy rất hiệu quả, bạn có thể ngậm nước muối để sát khuẩn và uống nước giáp cá, rau má nhiều vô nhé.