Chân, tay lạnh cảnh báo bệnh gì?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

Nếu lạnh tay, chân kèm theo rụng tóc nhiều và mất trí nhớ, có thể do giảm hoạt động tuyến giáp; còn nếu có cảm giác tê buốt như bị kim châm là biểu hiện của thiếu vitamin B12.

Nhiều người các ngón tay, ngón chân vào mùa đông thường lạnh ngắt. Nhìn chung không cần lo lắng về điều này bởi có thể đó là hiện tượng thông thường, xuất phát từ cấu tạo tự nhiên của cơ thể, do điều kiện thời tiết hoặc do giữ ấm không đúng cách. Tuy nhiên lạnh buốt chân tay đi kèm với một số cảnh báo sức khỏe khác thì không nên chủ quan.

Nguyên nhân vì sao?

Tây y quan niệm, chân tay lạnh là hiện tượng bình thường, trong trường hợp nào đó, đó là biểu hiện của một sức khỏe tốt. Những người có huyết áp thấp nhưng khỏe mạnh thường tập trung dòng máu vào phần thân mình, khiến cho các đầu ngón tay, chân bị lạnh. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh thiếu máu cũng mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Biểu hiện rõ nhất là gan bàn chân, tay luôn ở trong trạng thái lạnh ngắt cho dù là trời nóng hay lạnh.

Nhìn chung, khí huyết không lưu thông là nguyên nhân chính dẫn đến tay chân lạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Một khả năng khác là hệ tuần hoàn bị trục trặc, quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được duy trì ổn định, lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ.
Tuy nhiên, nếu lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ, có thể do giảm hoạt động tuyến giáp; còn nếu có cảm giác tê buốt và như bị kim châm thì đó là biểu hiện của thiếu vitamin B12.
Chỉ cần thử máu đơn giản sẽ xác định được 2 nguyên nhân trên để có phương pháp điều trị thích hợp. Một trường hợp khác, nếu chân tay lạnh giá kèm theo đau, buốt hoặc đầu ngón tay chân chuyển sang màu trắng, nên nghĩ đến bệnh viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu, như vậy sẽ nghiêm trọng và cần khám bệnh cho chính xác.
Hoang Trung Thuc
Hoang Trung Thuc
Trả lời 13 năm trước

Khắc phục chứng chân tay lạnh ngắt

Vào mùa đông, nhiều người luôn thấytay chân hay lạnh ngắtdù đã mặc đủ ấm,đi tất và đeo găng.

Giáo sưHoàng Bảo Châu, nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Trung ương,cho biết những người nàybị "dương hư" (hàn). Bình thường, nhiệt độ cơ thể cân bằng ở 36 - 37 độ C. Khi dương nhiều hơn, người sẽ cảm thấy nóng; âm nhiều hơn, sẽ cảm thấy lạnh. Cơ thể người cóba vùng: thượng tiêu (vùng ngực hất lên), trung tiêu (vùng bụng, đường tiêu hóa), hạ tiêu (khoảng thắt lưng trở xuống).

Theo Đông y, dương khí bắt đầu từ hạ tiêu đưa lên, nếu chuyển hóa tăng sẽ sản sinh nhiều nhiệt. Ở người dương hư,chuyển hóa giảm, phần trên hay ra mồ hôi, hay đau bụng, dễ đi ngoài khi ăn đồ ăn lạnh. Đây là chứng bệnh gây khó chịu cho người mắc chứ không mang tính nguy hiểm.

Nhiều người mặc đủ ấm mà tay chân vẫn lạnh ngắt.

Chứng chân tay lạnh thường gặp ở phụ nữ, những người cao tuổi, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, sức đề kháng yếu. Ngoài ra, những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, suy tuyến giáp, xơ vữa động mạch... cũng thường có biểu hiện chân tay lạnh.

Nếuchân tay lạnh giá kèm theo đau, buốt; đầu ngón tay chân chuyển sang màu trắng thìcó thể đó là biểu hiện của bệnh viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu.

Để khắc phục, người mắc chứng chân tay lạnh cầnăn thực phẩm nhiều calo để giúp cơ thể sản sinh nhiệt lượng nhiều hơn. Có một cách đơn giản là nhấm một chút gừng tươi để giúp cơ thể ấm lên. Khi ra ngoài đường, cần đeo khẩu trang, quàng khăn để tránh nhiễm lạnh. Buổi tối đi ngủ, ngoài việc mặc đủ ấm, cần quàng khăn vì không khí về đêm lạnh hơn, trong khi tuần hoàn của cơ thể khi ngủ giảm, nhiệt lượng ít hơn.

Một số loại thuốc giúp làm ấm chân tay có bán trên thị trường (thuốc Đông y) cũng có tác dụng nhất định. Người mắc chứng chân tay lạnh nên thường xuyên tập luyện, vận động để thúcđẩytuần hoàn máu, lưu thông khí huyết.

Tran Quynh Nhung
Tran Quynh Nhung
Trả lời 13 năm trước

Dùng gừng để chữa chứng chân tay lạnh

Có những người luôn bị lạnh cóng tay chân bất kể là hè hay đông. Để khắc phục, ngoài các biện pháp ăn uống, luyện tập..., bạn có thể dùng gừng để làm nóng toàn bộ cơ thể từ bên trong và bên ngoài.

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng lạnh cóng chân tay là tuần hoàn máu kém, sức chịu đựng sự thay đổi thời tiết không cao. Bệnh nhân cảm thấy rất lạnh, thiếu sinh khí và năng lượng trong những ngày đông giá. Cảm giác này thường rơi vào những đối tượng:

- Người già.

- Ăn uống kiêng khem, kém dinh dưỡng.

- Không tập thể dục thường xuyên.

Bạn đang đọc bài Dùng gừng để chữa chứng chân tay lạnh trong Bệnh thông thường của Mẹo

- Hút thuốc lá, uống rượu nhiều.

- Sức đề kháng yếu, vết thương lâu lành, hay bị đau cơ khi tập thể dục.

Khi nhiệt độ bên ngoài thấp, chân tay lạnh cóng, bạn có thể ngậm một vài lát gừng hoặc uống một cốc trà gừng, kết hợp với ngâm chân tay trong một chậu nước nóng có pha chút rượu gừng. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang tắm nước nóng hoặc đang xông hơi. Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng dần, cảm giác thư giãn xuất hiện, xua tan hết căng thẳng và mỏi mệt. Đây là một cách kết hợp 'xông hơi' bên trong và làm ấm từ bên ngoài vào.

Tác dụng làm ấm của gừng đã được người Trung Quốc và Ấn Độ phát hiện từ lâu. Y học hiện đại cũng đã chứng minh, gừng giúp cải thiện và kích thích sự tuần hoàn máu, làm cho các chức năng của cơ thể hoạt động tốt hơn, thậm chí còn cải thiện khả năng tình dục. Đối với chân tay, gừng có các tác động cụ thể sau:

- Mang đến sự ấm áp khi lạnh giá.

- Làm ấm và lưu thông tuần hoàn ngoại biên, hạn chế tối đa sự tê dại, cóng, buốt ngón tay và ngón chân.

- Thư giãn các mạch máu và giúp lưu lượng máu chảy qua nhiều hơn, da dẻ hồng hào hơn.

Phan Thông An Khương
Phan Thông An Khương
Trả lời 12 năm trước

Do nhiễm phong hàn nhưng để lâu gây ra