Phòng ngừa nhiệt miệng bằng cách nào?

Chồng tôi hay bị nhiệt miệng, thường tái phát. Mỗi lần như vậy tôi thấy anh ấy rất đau khi ăn uống và khi nói. Tôi không biết nguyên nhân gây bệnh là gì và có thể phòng tránh được không?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Nhiệt miệng hay còn gọi là lở miệng là bệnh thường gặp, có lẽ trong đời ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần. Những nốt nhiệt miệng thường xuất hiện ở mặt trong má, môi - lợi, đầu lưỡi..., có thể là một nốt nhưng cũng có thể nhiều nốt mọc liên tiếp nhau, ở nhiều vị trí khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết một cách rõ rệt, nhiều người cho rằng nóng trong người là thủ phạm gây nhiệt miệng nhưng quan điểm của y học hiện đại cho rằng nhiệt miệng có nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do bệnh lý của răng như sâu răng, viêm tuỷ răng, viêm quanh chóp răng..., có thể do chấn thương từ bên ngoài, do nhiễm vi khuẩn, virut hay do chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai. Để phòng ngừa nhiệt miệng, người bệnh cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả tươi, có thể uống trà xanh vì hoạt chất kháng ôxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi, thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng nước muối loãng, không nên ăn thức ăn cay, nóng... Nhiệt miệng có thể tự khỏi nhưng nếu bệnh tái phát nhiều lần, đau nhiều, tổn thương sâu, viêm tấy lan toả vùng dưới lưỡi, dưới hàm, nhiễm khuẩn nặng, suy nhược cơ thể thì cần đến khám tại chuyên khoa răng hàm mặt để có biện pháp điều trị thích hợp.

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Bài thuốc dân gian điều trị nhiệt miệng

1. Ngậm chất chát trong miệng: chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.

2. Uống nước khế chua: Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

3. Cỏ mực: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.

Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.

4. Lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi.Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

5. Lục nhất tán: hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần, trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.

Bài thuốc này dùng cho trẻ nhỏ rất thích hợp. Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mừa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau… Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.

6. Thuốc đắp ở chân: ngô thù du, tán bột nhuyễn. Mỗi lần dùng 8g (2 thìa cà phê thuốc bột), cho vào một cái chén, dùng dấm nấu cho sôi, đổ dần dần vào bột thuốc, quấy đều cho đến khi thành dung dịch sền sệt là được. Dùng dung dịch thuốc này, bôi vào giữa lòng bàn chân, rồi dùng băng băng lại, để khoảng 2 giờ thì gỡ ra. Ngày làm 1 lần vào buổi tối càng tốt.

Phương pháp đắp ngô thù du ở lòng bàn chân, Đông y gọi là cách “dẫn hỏa hạ hành”. Hỏa ở đây là nhiệt đang làm lở loét, viêm sưng ở miệng, lưỡi. Khi hỏa nhiệt ở miệng lưỡi bị thuốc ngô thù du dẫn xuống, sẽ làm cho miệng lưỡi hết sưng và khỏi. Có nhiều khi hiệu quả đến một cách nhanh chóng không ngờ.

Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc...


7. Cùi dừa:Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

8. Cà chua:
Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.

9. Vỏ dưa hấu:Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng.

Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.

10. Củ cải trắng:Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.

Chú ý:

-Để ngăn ngừa chứng lở miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chấtđể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị từ các bệnh nguyên nhân, chẳng hạn như luput ban đỏ hệ thống.

-Để phòng ngừa bệnh, cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nước, tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh và làm cho bệnh nặng thêm. Muốn có một mùa hè vui vẻ, dễ chịu, phải biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.

Lương Thị Huệ
Lương Thị Huệ
Trả lời 9 năm trước

Nhiệt miệnglà tên thường gọi theo dân gian , thực chất bệnh là viêm loét niêm mạc miệng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau ,thường là loét áp - tơ ( aphthous ulcer ) , tỷ lệ bệnh chiếm khoảng 10 % dân số , ở các mức độ khác nhau ,từ : Trong đời chỉ bị 1 - 2 lần thoảng qua , thỉnh thoảng bị một vài nốt rồi nhanh chóng khỏi , đến thường xuyên bị với tình trạng nặng nề ảnh hưởng rất nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp , trong tháng thời gian bị viêm loét nhiều hơn thời gian lành ....

Biểu hiện của bệnh là :Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 - 2 mm , đốm trắng to dần , hơi mọng nước , sờ vào hơi đau ; vài ngày sau gần như đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét . Vết loét to dần , có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng lớn đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp . Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 - 15 ngày ,rồi lại tái diễn đợt khác tương tự .
Về điều trị : Chưa được quan tâm đúng mức vì bệnh không có gì nguy hiểm , tuy tỷ lệ mắc nhiều , bệnh nhân khi bị thường cho là bị nhiệt nên thường đi tìm các thức ăn cho là mát để ăn hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian chữa nhiệt miệng . Khi bị nhiều đi khám tại các bệnh viện , bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh + vitamin , rồi một thời gian sau bệnh lui , bệnh nhân nhận thấy không có sự khác nhau giữa điều trị và không điều trị nên không đi khám nữa mà âm thầm chịu đựng cho nó qua đi . Trên thị trường xuất hiện một số loại thuốc quảng cáo là chữa nhiệt miệng , song tác dụng không thấy rõ , một số thuốc bôi trực tiếp của nước ngoài , rất khó sử dụng vì khi bôi vào rất khó chịu và tác dụng cũng chậm .Các vết loét trong niêm mạc miệng thường rất lâu lành là do thường xuyên bị chìm trong nước bọt và dịch thức ăn , vết thương không khô , huyết tương rỉ ra không tạo được màng ngăn che phủ vết thương như ở ngoài da , nên tổ chức tân tạo khó hình thành hơn


Phương pháp điều trị rất hiệu quả chứng bệnh này là :dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết loét , phối hợp 4 loại thuốc ( Sunfamethoxazon , trimethoprim , serathiopeptit , hoạt chất tạo màng ngăn . Thuốc là dạng bột nhưng khi vào trong miệng gặp nước và huyết tương rỉ ra từ các vết loét thì tạo thành màng ngăn che phủ lên vết loét . Màng ngăn này đủ sức chịu được sự tấn công của nước bọt và dịch thức ăn từ 6 - 8 giờ , cứ 6 - 7 giờ bôi thuốc một lần sẽ tạo được màng ngăn che phủ lên vết loét .
Do được che phủ bằng một màng ngăn ( tương tự như vết thương ở ngoài da được băng bó cẩn thận ) , đồng thời trong thuốc có thuốc kìm khuẩn , kháng viêm phi steroid từ đó làm cho vết loét nhanh lành .
Đồng thời trong điều trị kết hợp thêm các loại vi ta min , chống độc , xem xét và điều chỉnh chế độ làm việc - nghỉ ngơi , thanh nhiệt giải độc bằng các loại thuốc đông y , thường hiệu quả nhất là BOGANIC ....
Thực tế đã kiểm chứng : chỉ sau 1 - 2 lần bôi thuốc ăn mặn đã không xót nữa ( do thuốc tạo màng ngăn ) , sau 5 6 -7 lần bôi thuốc đã thấy hiện tượng lành vết loét .Do đặc điểm của bệnh là tái diễn theo từng đợt , tiếp tục bôi thuốc khi bệnh tái phát thấy biểu hiện của bệnh nhẹ dần , thưa dần rồi khỏi sau 4 - 5 đợt chữa tái phát
Nhiệt miệng gây ra 1 vết loét, khi ta ăn, uống axit từ thức ăn, uống tạo ra sẽ tác động vào vết loét, gây đau, xót và lâu lành .

Loại thuốc mình giới thiệu sau đây là 1 loại thuốc dạng bột, chiết xuất từ thảo dươc. Ưu điểm là an toàn, dạng bột nên dễ sử dụng, dễ bảo quản, không gây cảm giác sợ khi bôi thuốc vào miêng. Trước khi ăn 15 phút bạn chỉ cần lấy tay chấm vào vễt loét, ngậm 1 lát rồi súc miệng đi, thuốc sẽ có tác dụng tạo 1 lớp màng ngăn axit tiếp xúc vào vết thương giúp bạn ăn uống không bị xót, vết thương nhanh lành

Mọi chi tiết xin liên hệ
Bác sỹ : Đỗ Hữu Thảnh – Nam Trực – Nam Định
Đại diện tại Hà Nội : 19 Ngách 42 Ngõ 41- Đông Tác – Đống Đa – Hà Nội
ĐT: Ms. Huệ: 0975.121.091 – 0125.736.1991
Email:luongthihue1210@gmail.com

Yahoo: hue_tm9x

Skype: hueluong1210