Đau nhức khớp khi thay đổi thời tiết?

Tôi bị bệnh thấp khớp và hay bị đau trước khi thay đổi thời tiết 1-2 ngày. Vì sao vậy?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Con người có khả năng cảm ứng với thời tiết. Bất cứ những thay đổi nào của thời tiết đều tác động lên sức khỏe con người. Thời tiết nóng làm ta đổ mồ hôi, thời tiết lạnh làm cho da co lại. Trong không khí luôn luôn có những hạt ion nhỏ mang điện. Số lượng những hạt mang điện này đặc biệt tăng lên khi có những biến động về thời tiết như giông, bão, mưa. Khi trạng thái điện của khí quyển biến động mạnh, gây rối loạn quá trình trao đổi ion (ion âm và ion dương) trong và ngoài màng tế bào, gây rối loạn những hoạt động sinh lý trong cơ thể. Sự chuyển dịch của các ion này liên quan rất nhiều với những hoạt động của thần kinh, của những dòng "điện sinh học" điều khiển các chức năng của cơ bắp, tim và não. Những người không bị bệnh, thì những biến đổi điện tích của các ion này ảnh hưởng rất ít đến cơ thể, tuy nhiên, những người bị các bệnh mạn tính như thấp khớp, tim mạch, hen... thì người bệnh cảm thấy khó chịu, đau mình mẩy, tim đập nhanh trước khi có thay đổi thời tiết 1-2 ngày. Đó là những phản ứng đặc biệt của một số người bị bệnh mạn tính trước những sự thay đổi của trạng thái khí quyển mỗi khi thời tiết thay đổi.

nguyen hoai duy
nguyen hoai duy
Trả lời 13 năm trước

- Bệnh Thần kinh tọa, Gai cột sống ,viêm khớp , thoái hóa cột sống , thoát vị đĩa đệm gặp nhiều ở khớp trong cơ thể nhưng thường là khớp cột sống cổ, khớp mắt cá chân ,vai,, lưng, khớp gối.Những khớp này bị sưng và đau do liên tục bị bào mòn và rách. Sụn đệm giữa các khớp bị hư, làm cho các khớp ma sát với nhau. bệnh thường nặng hơn theo thời gian do khớp bị liên tiếp bào mòn và rách.

- Mặt khác, viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra bất cứ độ tuổi nào và có thể ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể. Đó là lý do tại sao bệnh này còn gọi là bệnh hệ thống. Một dạng bệnh tự nhiễm trong cơ thể tự phá hủy mô của chính mình như thể chúng là các vật lạ xâm nhập từ ngoài vào.

Triệu chứng của bệnh này là rối loạn vận động khớp từ nhẹ tới nặng, sốt, sụt cân, cứng sơ, đau và suy nhược cơ thể

- Bệnh viêm khớp xảy ra do cơ thể sản xuất quá nhiều một loại enzym gọi là COX 2.

- Các nhà khoa học đã chứng minh Sản phẩm dược tính sinh học với tên khoa học Morinda Citrifolia là chất ức chế chọn lọc COX 2 , giúp giảm đạu khớp, không gây tác dụng phụ.

- Bên cạnh đó, Morinda Citrifolia còn chứa scopoletin, có tác dụng kháng viêm và ức chế histamin, điều này giúp vận động khớp dễ dàng.

- Cuối cùng, với tính chất bảo vệ tế bào, Morinda Citrifolia làm giảm nhiều tổn thương khớp và các mô khác.

- Sản phẩm dược tính sinh học Morinda Citrifolia của Mỹ đã được Tiến sĩ -Bác sĩ Lê Anh Thư-Trưởng khoa của Bệnh viện Chợ Rẫy kiểm nghiệm Lâm sàng., được đưa vào cẩm nang Y Khoa thế giới ,cẩm nang y khoa Việt Nam và được công nhận sản phẩm siêu sạch không có tác dụng phụ .

- Bệnh của anh chị là một loại bệnh mãn tính khá phổ biến nhưng rất nguy hiểm , anh chị hãy liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu và sử dụng Sản phẩm dược tính sinh học Morinda Citrifolia, một dòng sản phẩm đến từ nước Mỹ vô cùng tuyệt vời này.

ĐIỆN THOẠI: A.DUY-0913828131

hao
hao
Trả lời 11 năm trước

Đau khớp nói chung và đau khớp gối nói riêng là một dấu hiệu rất hay gặp trên lâm sàng các bệnh khớp và cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh phải đi khám bệnh.

Tuy nhiên, đau khớp gối chỉ là triệu chứng của rất nhiều bệnh khớp khác nhau như chấn thương khớp gối; viêm khớp gối (viêm màng hoạt dịch khớp; viêm tổ chức phần mềm quanh khớp); thoái hóa khớp gối hoặc trong các bệnh u ác tính (u nguyên phát hoặc thứ phát ở xương, tổ chức mềm gần khớp), bệnh mạch máu (hoại vô mạch...).

Chính vì vậy, phải xác định rõ tính chất đau khớp (đau một điểm hay đau toàn bộ khớp gối, đau có tăng lên khi vận động...); đau có kèm theo viêm khớp gối và tràn dịch khớp gối hay không; đau khớp có kèm theo hạn chế vận động khớp hay không; đau khớp gối có kèm theo sốt, đau các khớp khác không...?

Ở lứa tuổi trẻ nếu chỉ đau khớp gối đơn thuần, không có điểm đau cố định và không kèm theo tình trạng viêm khớp (sưng nề, nóng đỏ vùng khớp gối, hoặc có khi sưng khớp gối rất to do tràn dịch khớp) thì cần phải lưu ý đến nguyên nhân đau do chấn thương (ngã, bước hụt chân, đi guốc dép quá cao, căng kéo khớp gối thô bạo khi tập thể dục...); hoặc do khớp luôn ở một tư thế cố định quá lâu (ngồi làm việc quá lâu không thay đổi tư thế, đứng quá lâu...).

Trường hợp này chỉ nên xoa bóp khớp và vận động khớp nhẹ nhàng, có băng chun bảo vệ khớp gối khi tập thể thao. Nếu hiện tượng đau khớp này xảy ra người trên 40-50 tuổi phải nghĩ đến nguyên nhân đau khớp gối do thoái hóa khớp và cần phải đến khám bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị thích hợp: vận động liệu pháp, massage, thuốc giảm đau, thuốc tăng cường sự bền vững của sụn khớp. Mặt khác, đau khớp gối ở người cao tuổi cần lưu ý đến tình trạng loãng xương kết hợp với thoái hóa khớp.

Nếu đau khớp gối với các điểm đau cố định, đau tăng khi vận động phải lưu ý đến trường hợp viêm các điểm bám gân như viêm lồi cầu xương chày, viêm gân cơ tứ đầu đùi... Đau khớp gối kèm theo hiện tượng sưng nóng đỏ tại khớp gối, tràn dịch khớp gối... nên đến tư vấn tại các cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)

Chúc bạn mau khỏi!

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Việc bị đau xương khi thời tiết thay đổi là một hiện tương không hiếm. Thông thường triệu chứng bị đau như bạn mô tả thường có liên quan đến chứng viêm khớp hay viêm xương mãn tính.

Bạn sẽ phải chịu đựng cảm giác đau nhức xương hay đau các khớp khi áp suất trong không khí thay đổi, độ ẩm và nhiệt độ thay đổi.

Để tìm ra hướng giải quyết hiệu quả, bạn cần biết được nguyên nhân tại sao bạn lại bị đau.

Dưới đây là một số cách khắc phục hiệu quả chứng đau xương, khớp mỗi khi “trở giời”:

- Dùng thuốc giảm đau: Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay acetaminophen, đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.

- Sử dụng biện pháp châm cứu: Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy: châm cứu có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng đau xương khớp mà nhất là chứng viêm khớp mãn tính.

Cho nên, bạn không nhất thiết phải quá phụ thuộc vào thuốc hay phải “miễn cưỡng” chấp nhận những ca phẫu thuật để hy vọng cải thiện tình trạng sức khoẻ mà có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, đơn giản, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị.

- Luyện tập: Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích, ví như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là hình thức đi bộ.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo và áp dụng một chế độ dinh dưỡng thật khoa học. Điều này cũng góp phần tích cực trong việc giảm đau nhức các khớp, xương. Một chế độ ăn uống được coi là hữu ích bao gồm:

- Cân bằng và đa dạng hóa việc thu nạp các loại vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa và các chất dinh dưỡng khác.

- Nên thực hiện chế độ ăn uống giảm cân nếu như bạn thuộc nhóm thừa cân. Bởi béo phì chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới chứng đau nhức xương khớp.

- Hạn chế các chất béo từ mỡ động vật, thay vào đó hãy sử dụng dầu thực vật giàu omega - 3 (dầu cá).

- Thực hiện chế độ ăn uống kiểu Địa Trung Hải (gồm nhiều rau xanh và trái cây, là thành phần chủ đạo).