Mình muốn hỏi vì sao người cao tuổi hay mắc bệnh táo bón? Cách phòng ngừa bệnh?

Có cách gì phòng bệnh táo bón ở người cao tuổi?

thanh
thanh
Trả lời 14 năm trước

Táo bón gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người cao tuổi hay mắc nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón ở người cao tuổi đó là: ăn thiếu chất sợi, uống không đủ nước, ít hoạt động thể chất và ngại đi đại tiện.

Ngoài ra các bắp thịt, vùng xương chậu của người cao tuổi cũng ngày một yếu đi khiến sự di chuyển của phân trong đại tràng khó khăn. Hơn nữa, người cao tuổi hay mắc các bệnh như tai biến mạch máu não, trầm cảm, Parkinson nên phải dùng thuốc điều trị cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón.

Để phòng ngừa táo bón, người cao tuổi phải tăng cường uống nước (1,5 lít nước/ngày), ăn nhiều rau, trái cây, thực phẩm có chứa chất xơ. Các loại rau phù hợp với NCT là rau mồng tơi, rau khoai lang, rau muống, rau dền, rau đay. Nên ăn một số quả như: cam, quýt (nên ăn cả múi), đu đủ chín, dưa chuột, mướp đắng, mướp. Chuối chín hoặc củ khoai lang luộc (hoặc nướng) cũng có giá trị đáng kể trong việc phòng táo bón. Không nên uống rượu, bia; không ăn chất cay, nóng như: ớt, hành, hồ tiêu.Hằng ngày nên đi bộ và tập thói quen đi đại tiện mỗi sáng thức dậy.

Nếu bị táo bón thường xuyên, nên tới bác sĩ trình bày chi tiết về bệnh của mình để có được những lời khuyên, những phương thuốc, cách điều trị đúng. Không được tự ý thụt, tháo khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

nguyễn thu hà
nguyễn thu hà
Trả lời 14 năm trước

Táo bón gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người cao tuổi hay mắc nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón ở người cao tuổi đó là: ăn thiếu chất sợi, uống không đủ nước, ít hoạt động thể chất và ngại đi đại tiện. Ngoài ra các bắp thịt, vùng xương chậu của người cao tuổi cũng ngày một yếu đi khiến sự di chuyển của phân trong đại tràng khó khăn. Hơn nữa, người cao tuổi hay mắc các bệnh như tai biến mạch máu não, trầm cảm, Parkinson nên phải dùng thuốc điều trị cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Để phòng ngừa táo bón, người cao tuổi phải tăng cường uống nước (1,5 lít nước/ngày), ăn nhiều rau, trái cây, thực phẩm có chứa chất xơ; hằng ngày nên đi bộ và tập thói quen đi đại tiện mỗi sáng thức dậy.

nhan
nhan
Trả lời 14 năm trước

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón như: Thói quen ăn uống, dùng thuốc, rối loạn hoormon, rối loạn sàn chậu, các bệnh lý về đại tràng...Ở người cao tuổi tỷ lệ mắc bệnh táo bón cao hơn những người trẻ do suy giảm chức năng sinh lý: càng nhiều tuổi thì chức năng sinh lý sẽ giảm dần theo năm tháng như: cơ hoành, cơ vùng xương chậu yếu đi, các dịch bài tiết của đường ruột cũng giảm đáng kể như: dịch vị, dịch mật, dịch ruột; sự co bóp của cơ trơn đường tiêu hóa ngày càng yếu dần hoặc có hiện tượng nứt nẻ hậu môn...

Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý: do yêu cầu trong điều trị một bệnh nào đó nhưng người bệnh lại kiêng khem quá mức; ăn ít hoặc chán không muốn ăn nên chất cặn bã ít, phân ít không tạo được phản xạ co bóp của đại tràng. Ăn những loại thức ăn có nhiều chất béo như: bơ, sữa, đường tinh chế và thức ăn ít chất xơ, ăn nhiều chất cay, nóng (ớt, hành, hồ tiêu), uống nhiều rượu, bia.

Do lượng nước đưa vào cơ thể ít, do ít vận động, do dùng thuốc...

Để đề phòng táo bón hoặc giảm dần bệnh táo bón nên ăn nhiều rau trong mỗi bữa ăn Không nên ngồi lâu mỗi lần đi tiêu. Hàng ngày nên tập thể dục nhẹ nhàng tùy theo sức của mình. Có thể đi bộ trong sân, trong nhà hoặc tốt hơn là ở công viên, đường vắng xe cộ qua lại. Khi bị táo bón thường xuyên nên đi khám bác sĩ để biết nguyên nhân và có biện pháp chữa trị kịp thời

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Táo bón là chứng bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở người cao tuổi, người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người bị liệt sau tai biến mạch máu não, người làm việc ở văn phòng và ở mọi mùa trong năm nhưng nhiều nhất là mùa thu...

Các phương chữa bệnh cụ thể

Trị táo bón nặng do phủ vị bị tà nhiệt, sốt, ra nhiều mồ hôi, bụng trướng đầy, căng tức, phân táo kết, rất khó đại tiện: đại hoàng, hậu phác mỗi vị 9g; chỉ thực 6g, mang tiêu (natrisulphat) 15g. Ba vị thảo dược sắc lấy nước. Cho mang tiêu vào quấy đều. Uống trước bữa ăn. Khi đã thông đại tiện thì ngừng thuốc ngay. Không dùng cho phụ nữ có thai và sau khi sinh. Trường hợp táo bón ở mức độ vừa phải, có thể bỏ vị mang tiêu.

Những bài thuốc trị táo bón hiệu quả 1
Gừng tươi là vị thuốc trị táo bón do chân khí hư, huyết thiếu.

Trị táo bón do sốt, ra nhiều mồ hôi, phủ vị bị thực nhiệt nhưng bụng không bị trướng đầy:đại hoàng 9g, mang tiêu 15g, cam thảo 6g. Hai vị thảo dược sắc lấy nước, rồi hòa mang tiêu vào uống, ngày một thang, trước bữa ăn. Khi hết táo bón thì dừng thuốc. Không dùng cho phụ nữ có thai và sau khi sinh.

Trị táo bón do chân khí hư, huyết thiếu gây nên: đại hoàng, hậu phác, đương quy mỗi vị 9g; chỉ thực 6g, mang tiêu 15g; nhân sâm, sinh khương mỗi vị 5g; quế chi, cam thảo mỗi vị 3g; hồng táo 1 quả. Sắc uống, ngày một thang chia 3 lần, trước bữa ăn 1,5 giờ.

Trị táo bón sau bệnh xích, bạch lỵ cấp tính khiến bụng trướng, căng tức, đại tiện khó khăn:đại hoàng, hoàng bá, hương phụ mỗi vị 15g; khiên ngưu tử 20g, mang tiêu 10g; mộc hương, binh lang, chỉ xác, trần bì, tam lăng, nga truật mỗi vị 5g. Tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần trước bữa ăn.

Trị táo bón, đại tiện rất khó khăn nhưng bụng lại đau, lạnh ở vùng rốn: đại hoàng, mang tiêu, đương quy, phụ tử (chế) mỗi vị 9g; can khương (gừng tươi), cam thảo mỗi vị 6g; nhân sâm 3g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần trước bữa ăn.

Lưu ý:Khi các triệu chứng táo bón đã thuyên giảm thì nên dừng thuốc. Đối với phụ nữ có thai hoặc sau khi sinh và trẻ nhỏ chỉ cần dùng một số vị thuốc mang tính nhu nhuận như vừng đen nấu cháo hoặc thảo quyết minh sao đen, hãm uống. Đối với các trường hợp bị táo bón nặng, đại tiện khó khăn, kèm theo xuất huyết, có thể gia thêm một số vị thuốc cầm máu: hoa hòe, địa du, nhọ nồi sao cháy...

Để phòng chứng táo bón, trước hết trong các bữa ăn luôn đảm bảo có rau xanh, tốt nhất là các loại rau có chứa các chất nhầy như rau đay, rau mồng tơi, rau khoai lang...; các loại củ như khoai lang, củ đậu...; các loại hoa quả như đu đủ, chuối chín, dưa chuột...; các loại hạt như vừng, đỗ xanh...