Một số vấn đề liên quan đến việc điều trị bệnh tim mạch

Chồng em thường bị nhức đầu, chống mặt đi khám va siêu âm BS nói là hở van tim ba lá nhẹ và thiếu máu cơ tim nhẹ dặn chồng em không uống rượu, bia va làm năng. Em muốn biết 2 bệnh trên nguyên nhân bệnh và cách điều trị hợp lí, chồng em có cần kiên ăn gỉ va nên an gì để tốt cho sức khỏe không?em nghe nói bệnh thiếu máu cơ tim rất dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim, em lo lắm?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Chúng tôi xin trả lời về hai vấn đề trọng tâm bạn hỏi như sau: 1. Về bệnh hở van tim 3 lá: - Tim chúng ta có 4 buồng (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) và có 4 van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van 2 lá và van 3 lá. Khi hai tâm thất bóp (thời kỳ tâm thu) thì van 2 lá và van 3 lá đóng kín, đồng thời van động mạch chủ và van động mạch phổi mở để đẩy máu lên phổi và đưa máu giàu ôxy tới nuôi các tế bào. Khi tâm nhĩ nghỉ (thời kỳ tâm trương), 2 van động mạch chủ và phổi đóng kín để máu không chảy ngược lại tâm thất được. Chúng ta có thể coi các van tim là những "cánh cửa", khi mở ra cho máu chảy một chiều, khi đóng lại giữ máu không chảy ngược lại được. Khi ta mắc một số bệnh, chủ yếu là bệnh thấp khớp sẽ gây tổn thương ở tim, làm các van tim dày dính và cứng, các mép van cuộn lại, nên khi đóng chúng không thể đóng kín mà vẫn để hé ra một khe hở giữa các mép van làm cho máu có thể phụt ngược lại. Hở van tim 3 lá , đây là van tim thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Nếu van 3 lá bị hở, người ta gọi là bệnh hở van 3 lá, còn nếu van động mạch chủ bị hở là bệnh hở van động mạch chủ. Trong hở van tim bệnh nhân thường mệt mỏi tuy nhiên tuỳ theo mức độ hở nặng hay nhẹ, đã có biến chứng hay chưa mà dẫn tới các biểu hiện khác nhau như: khó thở, đau ngực, tím tái, choáng, suy tim,…. Khi các van bị hở, máu phụt ngược trở lại (gây ứ ở tim), tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy thêm cả lượng máu ứ đó đi, lâu dần sẽ bị suy yếu. Về điều trị: Hở van tim nói chung, ở thời kỳ bệnh còn nhẹ, người bệnh không khó thở hoặc chỉ khó thở nhẹ khi làm việc gắng sức, thì chỉ cần sinh hoạt điều độ, tránh lao động quá sức, ăn uống ít mặn (vì muối giữ nước làm tăng gánh nặng cho cơ tim), nếu thấy cần thiết thì dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. Trường hợp hở van tim nặng đã có dấu hiệu suy tim, người bệnh phải theo một chế độ điều trị chặt chẽ hơn. Ngoài thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu do thầy thuốc chỉ định, người bệnh cần ăn nhạt, tránh lao động gắng sức, sinh hoạt điều độ, tránh mọi cảm xúc đột ngột... Hiện nay, ở nước ta đã phẫu thuật chữa hở van tim hoặc thay bằng van nhân tạo để giải quyết những trường hợp nặng, điều trị nội khoa không giải quyết được. Trường hợp là phụ nữ, nếu xây dựng gia đình thì việc sinh đẻ cần cân nhắc. Vì thai nghén là một gánh nặng đối với người mắc bệnh tim, vì vậy phụ nữ mắc bệnh tim không nên chửa đẻ hoặc chỉ đẻ một con và phải được thầy thuốc theo dõi chăm sóc trong quá trình chửa đẻ. Việc chỉ định điều trị nội khoa hay can thiệp phẫu thuật cần dựa vào khám thực thể trên lâm sàng và do bác sỹ chuyên khoa tim mạch quyết định. 2. Về bệnh thiếu máu cơ tim: - Bệnh thiếu máu cơ tim gây ra do tình trạng xơ vữa động mạch làm tắc hẹp dần các mạch máu nuôi tim (gọi là các động mạch vành) dẫn đến giảm lượng máu mang oxy và dưỡng chất đến nuôi cơ tim. Biểu hiện của bệnh thiếu máu cơ tim thường là cơn đau thắt vùng giữa ngực (hay ngực trái) khi gắng sức . Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác bệnh này không đơn giản, cần phải làm nhiều nghiệm pháp cận lâm sàng từ điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim gắng sức... đến chụp hình động mạch vành bằng thuốc cản quang. Anh không nói rõ bạn của anh được chẩn đoán thiếu máu cơ tim là dựa trên những bằng chứng nào, đã được làm các nghiệm pháp trên chưa? Nếu chưa thì có lẽ chẩn đoán này chưa thật sự chính xác. Bạn của anh nên đến khám thêm tại phòng khám chuyên khoa tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy để được hướng dẫn thêm. Bệnh thiếu máu cơ tim là hậu quả của bệnh xơ vữa động mạch, vốn ít nhiều là một quá trình lão hóa của cơ thể, cộng thêm các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, tăng mỡ trong máu... nên thật sự không thể chữa dứt hẳn. Tuy nhiên nếu ta biết cách làm giảm bớt các yếu tố nguy cơ (bỏ thuốc lá, tập thể dục để giảm cân, ăn uống ít đường và mỡ, điều trị tốt các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ máu...), đồng thời điều trị tốt bệnh mạch vành (bằng thuốc, nong mạch vành hoặc thậm chí phẫu thuật nếu cần) thì có thể làm chậm đáng kể tiến trình của bệnh và cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Ngoài ra, kiêng cữ trong ăn uống được xem là một biện pháp điều trị các bệnh tim mạch. Trước hết cần phải hiểu rõ quan niệm về kiêng cữ của Tây y. Dân gian ta thường cho rằng kiêng cữ nghĩa là phải tránh dùng một vài loại thức ăn nào đó, chẳng hạn không được ăn thịt bò, cá lóc, trứng vịt, rau muống v.v... Thật ra, Tây y quan tâm nhiều hơn đến loại chất trong thức ăn, chẳng hạn chất đạm (thịt, cá...), chất béo (dầu, mỡ...), chất tinh bột (gạo, khoai...), chất xơ (rau củ), hay potasium (có nhiều trong nho, chuối) v.v... Do đó, nếu bác sĩ khuyên nên kiêng bớt chất đạm nghĩa là bạn phải hạn chế ăn thịt cá, bất kể loại thịt hoặc cá nào. Nếu bạn không ăn thịt nhưng vẫn ăn nhiều cá thì cũng không đạt được hiệu quả gì. Y học đã chứng minh việc nghiện rượu bia có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Nhưng đối với những người chỉ uống ít thì sao? Các nghiên cứu cho thấy uống ít hơn 60ml rượu nguyên chất (khoảng 680ml bia, 95ml rượu whiskey, 285ml rượu vang) mỗi ngày không ảnh hưởng xấu đối với bệnh tim mạch. Rượu vang đỏ còn có tác dụng tốt đối với cholesterol máu. Như vậy, người bệnh tim không cần phải kiêng cữ bia rượu tuyệt đối. Tuy nhiên cần nhắc lại điều độ luôn là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe. Rượu bia có thể không ảnh hưởng đến bệnh tim nhưng lại gây bệnh dạ dày, bệnh gan. Ngoài ra, có một thể bệnh tim đặc biệt gọi là bệnh cơ tim do rượu. Nếu bị bệnh này, bạn phải kiêng cữ rượu bia hoàn toàn. Còn thuốc lá là thứ cần phải kiêng cữ tuyệt đối khi bị bệnh tim mạch. Thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đối với các bệnh do nguyên nhân xơ vữa động mạch như thiếu máu não, thiếu máu cơ tim. Nếu không bỏ thuốc lá, bạn có thể bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim...Và nhất thiết bạn phải cố gắng bằng mọi cách bỏ hút thuốc lá ngay khi biết mình bị bệnh tim mạch. Hy vọng những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp bạn phần nào trong việc kết hợp điều trị bệnh hiệu quả! Chúc bạn và gia đình hạnh phúc!
dinh
dinh
Trả lời 13 năm trước

Phòng bệnh tim mạch như thế nào để hiệu quả?

Dẫn nhập

Bệnh tim mạch là bệnh lý của quả tim và mạch máu (động mạch, mao mạch và tĩnh mạch). Các bệnh tim mạch thường gặp là tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và thấp tim. Hiện nay, bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới: 16,7 triệu người chết mỗi năm, chiếm 29,2% tổng số tử vong chung, trong đó 80% tử vong xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, đặc điểm nổi trội đáng vui mừng là có thể phòng được nhiều bệnh tim mạch. Từ xưa, ông cha ta đã nhận thức vai trò phòng bệnh thể hiện qua ngạn ngữ “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Phòng (từ y học gọi là dự phòng) bệnh là áp dụng các biện pháp nhằm: (1) ngăn không cho bệnh xảy ra; (2) phát hiện và điều trị bệnh sớm, ngăn bệnh nặng lên và (3) nếu đã có bệnh thì điều trị nhằm phục hồi chức năng và ngăn ngừa biến chứng. Vậy, phòng bệnh tim mạch như thế nào để hiệu quả?

Khi chưa bị bệnh tim mạch, thực hành lối sống lành mạnh.

  • Bỏ hoặc không hút thuốc lá.
  • Ăn thanh tịnh: ăn lạt (tổng lượng muối ăn vào mỗi ngày ít hơn 6 g), ăn nhiều rau, ăn đủ lượng kali, ăn nhiều cá, ăn ít mỡ động vật.
  • Uống cà phê vừa phải: dưới 5 tách mỗi ngày.
  • Uống rượu bia ít và điều độ đối với người có uống rượu (nam uống từ 14 cữ trở xuống mỗi tuần; nữ uống từ 9 cữ trở xuống mỗi tuần; một cữ tương đương 1 lon bia 333 hoặc một xị rượu gạo). Người không biết uống rượu bia thì không nên uống.
  • Giữ cân nặng chuẩn (chỉ số khối cơ thể nằm trong khoảng 18,5 đến 24,9, tính bằng cách lấy cân nặng tính bằng kilogam chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét.).
  • Rèn luyện thể lực mức độ trung bình: mỗi ngày 30-45 phút với các hình thức như đi bộ nhanh (7 km/giờ), đi xe đạp nhanh, chạy chậm, chơi bóng bàn, bơi.
  • Luôn bình thản.

Tác dụng phòng bệnh: có đến 80% bệnh mạch vành, 90% đái tháo đường típ 2 có thể tránh được nhờ ăn uống lành mạnh, tăng vận động thể lực và bỏ hút thuốc. Biện pháp lối sống lành mạnh áp dụng cho người khỏe mạnh cũng như người đã mắc bệnh tim mạch.

Bao lâu thì đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch một lần?

Ít nhất mỗi mỗi 5 năm đối với: (1) người trên 40 tuổi không có tiền sử bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc loạn mỡ máu và (2) bất kỳ ở độ tuổi nào nếu có cha, mẹ, anh, chị, em ruột bị bệnh tim mạch sớm.

Căn cứ kết quả đánh giáthầy thuốc đề nghị thay đổi lối sống và/hoặc dùng thuốc phòng bệnh phù hợp.

Hình 1. Các cách phòng bệnh tim mạch.

Phát hiện và chữa trị bệnh tim mạch sớm.

Tăng huyết áp, loạn mỡ máu và đái tháo đường là 3 thủ phạm gây biến chứng tim mạch nhiều nhất. Đây là 3 “sát nhân thầm lặng” chính cần phải chủ động phát hiện và chữa trị sớm.

  • Tăng huyết áp. Từ 18 tuổi trở lên hãy đo huyết áp và nhớ con số của mình. Nếu huyết áp bình thường (huyết áp tối thiểu trong khoảng 60-89 mm Hg và huyết áp tối đa trong khoảng 90-139 mm Hg) thì chỉ cần đo lại hàng năm. Chỉ có đo huyết áp mới phát hiện được tăng huyết áp. Nếu bị tăng huyết áp (huyết áp tối thiểu từ 90 mm Hg trở lên và/hoặc huyết áp tối đa từ 140 mm Hg trở lên) thì hãy tích cực chữa trị, đưa chỉ số huyết áp về dưới 130/80 mm Hg.
  • Loạn mỡ máu. Chỉ có xét nghiệm máu mới biết tình trạng mỡ máu như thế nào và phát hiện sớm loạn mỡ máu và thông thường sau 20 tuổi, mọi người nên đi xét nghiệm và nhắc lại mỗi 5 năm nếu mỡ máu bình thường. Để có kết quả chính xác, trước khi xét nghiệm cần nhịn ăn 10 giờ và ngưng uống nước có cồn vài ngày.

ü Bắt đầu từ 20 tuổi, phải xét nghiệm mỡ máu hàng năm nếu bị một trong những chứng sau: bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại biên, đái tháo đường.

ü Bắt đầu từ 20 tuổi, phải xét nghiệm mỡ máu mỗi 5 năm nếu bị một trong những chứng sau:

- Gia đình có người chết do hoặc bị nhồi máu cơ tim sớm (anh, chị, em ruột nam giới bị trước 50 tuổi và nếu là nữ bị trước 60 tuổi).

- Tăng huyết áp hoặc hút thuốc lá.

Bình thường tuổi để bắt đầu xét nghiệm mỡ máu đối với nam là 35 tuổi và nữ là 45 tuổi.

Chỉ số mỡ máu bình thường là: cholesterol toàn phần nhỏ hơn 200 mg/dL, triglycerides nhỏ hơn 150 mg/dL, LDL-cholesterol (cholesterol có hại) nhỏ hơn 100 mg/dL và HDL-cholesterol (cholesterol có lợi) lớn hơn 40 mg/dL.

Không phải khi thấy các chỉ số mỡ loạn là lập tức uống thuốc mà cần phân tích tình trạng sức khỏe của chính người đó như tuổi tác, giới tính, nếu là phụ nữ thì mãn kinh hay chưa, có hút thuốc lá không, số đo huyết áp, có bị đái tháo đường không để quyết định cách thức chữa trị phù hợp.

Đái tháo đường.

Cũng như loạn mỡ máu, chỉ có xét nghiệm đường máu mới biết bị đái tháo đường hay không. Thông thường từ lúc bị đái tháo đường đến lúc phát hiện là 7 năm và lúc ấy đã có nhiều biến chứng do đái tháo đường gây ra. Bắt đầu xét nghiệm tìm đái tháo đường từ 45 tuổi trở lên và lặp lại mỗi 3 năm nếu đường máu lúc đói bình thường (<100 mg/dL). Xét nghiệm đường máu sẽ sớm hơn hoặc thường xuyên hơn nếu có một trong các yếu tố như sau: (1) tiền sử gia đình bị đái tháo đường típ 1 hoặc típ 2; (2) phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ; (3) phụ nữ sinh con từ 4 kg trở lên; (4) béo phì; (5) ít vận động; (6) tăng huyết áp và (7) loạn mỡ máu. Khi đã chữa đái tháo đường, chỉ số HbA1C (đường máu trung bình 3 tháng) phải dưới 7% mới đạt yêu cầu.

Trong khi chữa và theo dõi các chứng bệnh trên, nếu có biến chứng thì thầy thuốc sẽ phát hiện và chữa trị kịp thời nhằm hồi phục sức khỏe và hạn chế biến chứng.

Chữa trị bệnh tim mạch tốt, hạn chế tối đa biến chứng.

Phngf và chữa trị các bệnh: Rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường

  • Phòng thấp tim. Những ai đã bị thấp tim thì tùy mức độ tổn thương tại tim mà thời gian phòng tương ứng.
  • Chữa trị tốt các bệnh tim mạch đang mắc như suy tim, đau thắt ngực.
  • Chữa trị sau can thiệp tim mạch.

Những người từng bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, can thiệp tim mạch (nong động mạch, đặt stent…)...thì phải vừa dùng thuốc chữa bệnh gốc vừa dùng thuốc phòng biến chứng do tình trạng bệnh và chứng xuất hiện sau; những người này cần khám lại định kỳ và theo dõi chặt chẽ. Thực chất phòng bệnh giai đoạn này là chữa bệnh vốn đã có và hạn chế tối đa biến chứng do bệnh gốc và bệnh mới gây ra; đây là giai đoạn khó khăn nhất trong phòng bệnh tim mạch nhưng lại là phổ biến vì phát hiện muộn màng, “nước đến chân mới nhảy” (tục ngữ Việt Nam).

Tóm lại, phòng bệnh tim mạch là một chuỗi liên hoàn, bắt đầu từ lúc chưa bị bệnh đến khi phát hiện bệnh và kéo dài cho đến khi có biến chứng. Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, truyền thông mà việc phòng bệnh tim mạch có khi thái quá khi bất cập. Để tránh thái quá, nếu chưa bị bệnh và các kết quả xét nghiệm máu liên quan bình thường thì hãy thực hiện lối sống lành mạnh và chỉ xét nghiệm lại khi cần thiết chứ không phải cứ mỗi 6 tháng khám sức khỏe định kỳ lại và xét nghiệm hàng loạt. Để tránh bất cập, khi đã bị bệnh, hãy lắng nghe thầy thuốc, kiên trì dùng thuốc theo hướng dẫn, chỉ thay đổi liệu trình khi thầy thuốc đồng ý. Y học vốn rối rắm; vì vậy tốt nhất mỗi người hãy tìm một thầy thuốc tin tưởng để tham vấn, để phòng bệnh tim mạch hiệu quả.

Thông tin cho bạn:

Hiện nay trên thị trường đã ra sản phẩm mới viên nang MECOOK – được kết hợp giữa y hoc dân tộc và y học hiện đại 100% là thảo dược gồm:

*Mạch ba góc: Toàn cây chứa glucosid là rutosid, nhiều nhất là ở lá (1,78%), ở hoa (0,71%) và ở thân (0,09%). Hạt có chất độc. Rễ chứa oxymethyl anthraquinon. Trong bột quả có 10-11% protid, 2% đường giảm, 65% tinh bột.

Chất rutosid thường được dùng đề phòng các tai nạn về mạch máu như vữa xơ động mạch, trong trường hợp viêm da do tia Rơnghen, trong sự rối loạn của tuần hoàn tĩnh mạch.

Tại sao nhắc đến kiều mạch? Người ta hiện nay thường mắc 3 cao. Đó là huyết áp cao, mỡ trong máu cao, đường trong máu cao. Kiều mạch là 3 hạ, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường máu. Trong kiều mạch có chứa 18% xen-lu-lô, người dùng kiều mạch không bị viêm dạ dày đường ruột, ung thư trực tràng, ung thư kết tràng.

* Hoa hòe: chứa 6-30% rutin. Đây là một glucozid, giúp tăng cường sức bền của mao mạch. Theo Đông y, hoa hòe vị đắng, tính bình, Hoa hòe vào 2 kinh can và đại tràng. Hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt, điều trị các bệnh đại tiện ra máu, chảy máu cam hoặc ho ra máu, phụ nữ rong kinh, băng huyết. Hoa hòe còn có tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp trong vữa xơ động mạch, điều trị sau tai biến mạch máu não…
Rutin còn có tác dụng rất tốt trong phác đồ điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C, giúp tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa gầy yếu, suy nhược cơ thể, lao xơ nhiễm phổi…
Y học đã chứng minh hoa hòe có tác dụng tăng sức bền thành mạch, cầm máu. Nó cũng giúp tăng cường sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp giai đoạn 1 và sau tai biến mạch máu não, hạ mỡ máu và làm chậm quá trình vữa xơ động mạch.

* Liên diệp: Trải qua nghiên cứu dược lý và thực nghiệm lâm sàn đã chứng minh lá sen có tác dụng hạ mỡ trong máu, hạ huỵết áp và giảm mập hiệu quả. Theo sách Đông Y, lá sen có vị đắng, tính bình, có thể sinh phát nguyên khí, bổ tỳ vị, sáp thanh trọc, tán huyết ứ…rất tốt cho sức khỏe con người.

Ngoài ra, các chất trong lá sen giúp thiêu đốt lượng mỡ trong cơ thể. Thời Minh (Trung Quốc) từng có ghi chép: Lá sen giúp gầy người. Đến nay, lá sen được coi là phương thuốc hạ mỡ máu , giảm béo an toàn.

Tác dụng:

- Giảm mỡ máu, giảm mỡ gan: dùng cho những người bị gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu cao, hạ cholesterol,

- Làm chậm quá trình vữa xơ động mạch: dùng cho những người bị các bệnh về tim mạch, cao huyết áp...

Trần Anh Vũ
Trần Anh Vũ
Trả lời 9 năm trước

Bạn thân mến! Tôi tin rằng bạn đang đọc những thông tin này là vì sức khỏe của bản thân. Bạn Biết rằng dù bạn đang trong trình trạng nào thì bạn cũng CÓ THỂVÀ XỨNG ĐÁNG biết đến những thông tin này.Bạn biết mình có thể khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn và tràn đầy sức sống.

Là thành viên của tổ chứcAGE FOUNDATION.COM. Tôi biết bạn hy vọng nhận được những thông tin mới, có giá trị nhất về cách chữa căn bệnh của mình.

Tôi là Trần Anh Vũ và tôi có một số thông tin rất quan trọng và thú vị muốn chia sẻ với bạn vè việc làm thế nào bạn có thể giải quyết vấn đề sức khỏe của bạn một cách an toàn và hiệu quả nhất mà không phải dùng thuốc tây gây ra nhiều tác dụng phụ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Để có thêm thông tin về cách thức giải quyết vấn đề sức khỏe của bạn một cách hiệu quả nhất bạn click vào đây ngay bây giờ nhé!AGE VÀ BỆNH.

Email :NhatKiTranAnhVu@gmail.com

Chúc bạn sức khỏe và thành công trong cuộc sống!