Xin hỏi bị bệnh hở van tim 3 lá thì nên có chế độ dinh dưỡng và tập luyện ra sao ạ?

nguyen hai anh
nguyen hai anh
Trả lời 15 năm trước
Bệnh từ miệng mà vào Một chế độ ăn nhiều cholesterol chẳng hạn như thói quen ăn óc heo để bổ óc của một số người rất nguy hiểm, nhất là ở người cao tuổi, vì trong óc heo có hàm lượng cholesterol rất cao (gấp 7 lần so với các loại thức ăn thông thường khác). Khi lượng cholesterol tăng cao trong máu, đặc biệt là loại cholesterol hàm lượng phân tử thấp sẽ lắng đọng trên thành mạch máu gây hậu quả là hẹp, tắc và làm mạch máu dễ bị tổn thương. Đó là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu não, phình động mạch chủ... gây tử vong đột ngột cho bệnh nhân. Chế độ ăn nhiều chất tinh bột, nhiều chất đường (thường gặp ở người ăn chay trường) cũng gây hậu quả cho hệ tim mạch. Sự thiên lệch về chất dinh dưỡng sẽ kéo theo tình trạng rối loạn chuyển hóa chất béo, tiểu đường... là nguy cơ cao của tình trạng xơ vữa động mạch. Một nghiên cứu của các chuyên gia tim mạch cho thấy, ở những người ăn chay trường trên 50 tuổi, tỷ lệ rối loạn chuyển hóa chất béo và tiểu đường cao hơn những người bình thường gấp 4 lần. Các món ăn truyền thống Các nhà tim mạch học và chuyên gia dinh dưỡng khuyên, muốn “chống” bệnh tim mạch, nên ăn các loại thức ăn truyền thống của dân tộc mình. Ví dụ như người Eskimo, mặc dù trong khẩu phần ăn hoàn toàn chỉ là thịt và mỡ hải cẩu, nhưng tỷ lệ người tăng huyết áp và xơ vữa động mạch của họ rất thấp. Tuy nhiên, nếu các dân tộc khác như người VN chẳng hạn sử dụng khẩu phần ăn như trên thì rất nhiều người sẽ chết vì tăng huyết áp. Chúng ta chỉ hợp với cá kho, canh cua rau đay, canh chua cá lóc, dưa cải... Tương tự, các món ăn sống với hải sản rất thích hợp với người Nhật, cũng như món kim chi lại tương hợp với người Hàn Quốc. Những gì cha ông để lại, trải qua kinh nghiệm hàng ngàn năm đều cho những tác dụng có lợi mà chúng ta cần lưu ý. Muối là một loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, ăn nhiều muối cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Người ta nhận thấy: do trong khẩu phần ăn hằng ngày có hàm lượng muối khá cao (từ 25-30 gr), nên người dân Nhật Bản bị tai biến mạch máu não rất nhiều, trong khi những dân tộc khác như người Eskimo, các dân tộc thuộc châu Phi lại ít bị bệnh này do họ ăn nhạt hơn rất nhiều với khẩu phần muối mỗi ngày chỉ khoảng 5-10gr mà thôi. Các loại thức ăn nhanh, các phương thức ẩm thực của thời đại công nghiệp cũng gây ra hậu quả nặng nề cho bệnh tim mạch. Phần lớn trong các suất ăn công nghiệp, dư lượng mỡ và đường rất cao, kết hợp với các loại nước uống có gaz, thời gian ăn lại ngắn, phân bố các bữa ăn không hợp lý, dễ dẫn đến tình trạng béo phì. Béo phì sẽ gây hậu quả tất yếu là xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và tiểu đường làm tăng tỷ lệ tử vong và giảm đi chất lượng cuộc sống. Các loại thức uống có chứa cafein và có cồn như rượu, bia... nếu dùng với số lượng ít thì rất có lợi cho hệ tim mạch, nhưng nếu dùng nhiều hơn 4 ly cà phê mỗi ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp và việc uống quá nhiều bia có thể đưa đến rối loạn chuyển hóa chất béo và gia tăng xơ vữa động mạch. Chế độ ăn hợp lý Về phương diện khoa học, việc ăn thiên về chất bột đường mà không có chất đạm sẽ gây ra nguy cơ rối loạn chuyển hóa chất béo và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Do đó, nếu có thể chỉ nên ăn chay xen kẽ với chế độ ăn có thịt, cá và các chất protide khác như trứng, sữa... thì có lợi cho sức khỏe hơn, nhất là ở những người lớn tuổi. Về vấn đề này, những người ăn chay của phương Tây có lý hơn so với những người ăn chay phương Đông khi chế độ ăn chay của họ đôi lúc cho phép ăn thêm trứng, sữa và cả cá nữa. Chế độ ăn hợp lý là: ăn ít muối, các thành phần dinh dưỡng cân đối giữa tỷ lệ chất béo, chất đạm động vật, chất đạm thực vật và chất bột đường. Các món ăn nên thay đổi hằng ngày, nên ăn nhiều cá, các loại hải sản. Vì chất acide béo Omega 3 có trong các loại hải sản rất tốt cho hệ tim mạch. Sử dụng hợp lý các loại thức uống có cafein, cồn và các loại gia vị: như tỏi, ớt, hành, tiêu... đều rất tốt cho hệ thống tim mạch. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tỏi và rượu vang đỏ. Bóng bàn, cầu lông: là những môn thể thao nhẹ rất an toàn với người tăng huyết áp. Ngoài những lợi ích đối với bơi và chạy, các môn này còn luyện cho nhanh mắt, nhanh tay, rất tốt với thần kinh người có tuổi. Cười đùa trong khi chơi cũng có lợi lớn về tâm lý cho người có bệnh tim mạch. Khí công Yoga, Thái cực quyền. Gần đây nhiều nhà nghiên cứu phương Tây cũng đã nhận thấy các ưu điểm đặc sắc của các phương pháp luyện tập Á Ðông như khí công, Yoga, Thái cực quyền, Cốc Ðại Phong. Những môn này chú ý đến hoạt động thần kinh trung ương, đến hệ hô hấp và tim mạch cho nên tác dụng rất tốt đến sức khỏe toàn thân. Ðặc biệt đối với bệnh nhân tăng huyết áp và bệnh tim mạch nói chung, các phương pháp này còn có nhiều ảnh hưởng tốt đến tâm lý, gây lạc quan và tự tin cho người tập. Ði bộ: là cách tập hơi nhẹ và hơi tốn thời gian nhưng đảm bảo an toàn, tuổi nào, giờ nào cũng đi bộ được. Tuy nhiên muốn đạt lợi ích thật sự cho tim mạch thì nên đi hơi nhanh, hơi rảo bước để cho mạch nhanh lên. Nếu thấy ra chút mồ hôi và hơi thở gấp một chút là tốt. Có thể đi bộ nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày đi rảo bước độ 80 phút là đủ, đi nhiều hơn càng tốt. Trời lạnh, nên mặc đủ ấm lúc mới đi, sau đó nóng người lên thì cởi dần áo ra cầm tay, vắt vai hoặc quấn quanh người cho "trẻ trung". Chân nên đi giầy vải. Cần tập đều đặn, nếu ngày nào cũng tập 15 phút thì tốt nhất, nếu không cũng tập ít nhất 3 lần mỗi tuần, mỗi lần 30 - 40 phút, tốt hơn là tập nặng. Gần đây, các nhà tim mạch học còn thấy rằng: suốt ngày vận động tay chân lại tốt hơn nữa, nhất là ở người già, thể lực kém. Thí dụ: lên xuống thang gác, sắp xếp quét dọn nhà cửa, tưới cây tỉa lá, dắt cháu đi chơi v.v... còn hơn là sau buổi tập 15 phút lại một ngày ngồi một chỗ!
rpk
rpk
Trả lời 11 năm trước

Ho van tim- Bệnh nhân khỏi bệnh hở van tim, suy tim

Tên:  kt-bn.jpg Xem: 4569 KT:  11,8 KB
Bùi Văn Đinh, 67 tuổi.
Địa chỉ:29, Đường 2, KP1, Tam Bình, Thủ Đức.

5 năm trước ăn phải cá nóc dẫn đến suy tim, huyết áp không ổn định. Ngày 8/5/2010, tới hiệu thuốc tôi cắt thuốc trong tình trạng suy tim, hở van 2 lá và van 3 lá nặng, chỉ đi được hơn 10m đã khó thở phải dừng, sau khi uống thuốc chữa tim(số 16) được 2 tháng người khỏe ra đi thể dục được 3-4 km không mệt, đã đi siêu âm tim lại không còn hở van 2-3 lá, không còn suy tim. Tim trở lại làm việc bình thường. Hiện tại có thể đi thể dục được 3-4 Km và tập chạy dưỡng sinh 500m không còn bị mệt.

Trần Văn Thái
Trần Văn Thái
Trả lời 11 năm trước

Nếu bạn thật sự muốn khỏi bệnh hở van tim ba lá bằng thảo dược của PHÁP, hãy liên lạc 0983 712 866 - Mình giúp. Vì em họ mình bị hở van ba lá 4/4 - diện tích hở 17 cm2 mà còn khỏi, khỏe mạnh 4 năm nay rồi.

hao
hao
Trả lời 11 năm trước

Chúng tôi xin trả lời về hai vấn đề trọng tâm bạn hỏi như sau:

1. Về bệnh hở van tim 3 lá:

- Tim chúng ta có 4 buồng (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) và có 4 van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van 2 lá và van 3 lá.

Khi hai tâm thất bóp (thời kỳ tâm thu) thì van 2 lá và van 3 lá đóng kín, đồng thời van động mạch chủ và van động mạch phổi mở để đẩy máu lên phổi và đưa máu giàu ôxy tới nuôi các tế bào. Khi tâm nhĩ nghỉ (thời kỳ tâm trương), 2 van động mạch chủ và phổi đóng kín để máu không chảy ngược lại tâm thất được. Chúng ta có thể coi các van tim là những "cánh cửa", khi mở ra cho máu chảy một chiều, khi đóng lại giữ máu không chảy ngược lại được.

Khi ta mắc một số bệnh, chủ yếu là bệnh thấp khớp sẽ gây tổn thương ở tim, làm các van tim dày dính và cứng, các mép van cuộn lại, nên khi đóng chúng không thể đóng kín mà vẫn để hé ra một khe hở giữa các mép van làm cho máu có thể phụt ngược lại. Hở van tim 3 lá , đây là van tim thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Nếu van 3 lá bị hở, người ta gọi là bệnh hở van 3 lá, còn nếu van động mạch chủ bị hở là bệnh hở van động mạch chủ. Trong hở van tim bệnh nhân thường mệt mỏi tuy nhiên tuỳ theo mức độ hở nặng hay nhẹ, đã có biến chứng hay chưa mà dẫn tới các biểu hiện khác nhau như: khó thở, đau ngực, tím tái, choáng, suy tim,…. Khi các van bị hở, máu phụt ngược trở lại (gây ứ ở tim), tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy thêm cả lượng máu ứ đó đi, lâu dần sẽ bị suy yếu.

Về điều trị: Hở van tim nói chung, ở thời kỳ bệnh còn nhẹ, người bệnh không khó thở hoặc chỉ khó thở nhẹ khi làm việc gắng sức, thì chỉ cần sinh hoạt điều độ, tránh lao động quá sức, ăn uống ít mặn (vì muối giữ nước làm tăng gánh nặng cho cơ tim), nếu thấy cần thiết thì dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. Trường hợp hở van tim nặng đã có dấu hiệu suy tim, người bệnh phải theo một chế độ điều trị chặt chẽ hơn. Ngoài thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu do thầy thuốc chỉ định, người bệnh cần ăn nhạt, tránh lao động gắng sức, sinh hoạt điều độ, tránh mọi cảm xúc đột ngột... Hiện nay, ở nước ta đã phẫu thuật chữa hở van tim hoặc thay bằng van nhân tạo để giải quyết những trường hợp nặng, điều trị nội khoa không giải quyết được.

Trường hợp là phụ nữ, nếu xây dựng gia đình thì việc sinh đẻ cần cân nhắc. Vì thai nghén là một gánh nặng đối với người mắc bệnh tim, vì vậy phụ nữ mắc bệnh tim không nên chửa đẻ hoặc chỉ đẻ một con và phải được thầy thuốc theo dõi chăm sóc trong quá trình chửa đẻ.

Việc chỉ định điều trị nội khoa hay can thiệp phẫu thuật cần dựa vào khám thực thể trên lâm sàng và do bác sỹ chuyên khoa tim mạch quyết định.

Ngoài ra, kiêng cữ trong ăn uống được xem là một biện pháp điều trị các bệnh tim mạch.

Trước hết cần phải hiểu rõ quan niệm về kiêng cữ của Tây y. Dân gian ta thường cho rằng kiêng cữ nghĩa là phải tránh dùng một vài loại thức ăn nào đó, chẳng hạn không được ăn thịt bò, cá lóc, trứng vịt, rau muống v.v... Thật ra, Tây y quan tâm nhiều hơn đến loại chất trong thức ăn, chẳng hạn chất đạm (thịt, cá...), chất béo (dầu, mỡ...), chất tinh bột (gạo, khoai...), chất xơ (rau củ), hay potasium (có nhiều trong nho, chuối) v.v... Do đó, nếu bác sĩ khuyên nên kiêng bớt chất đạm nghĩa là bạn phải hạn chế ăn thịt cá, bất kể loại thịt hoặc cá nào. Nếu bạn không ăn thịt nhưng vẫn ăn nhiều cá thì cũng không đạt được hiệu quả gì.

Y học đã chứng minh việc nghiện rượu bia có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Nhưng đối với những người chỉ uống ít thì sao? Các nghiên cứu cho thấy uống ít hơn 60ml rượu nguyên chất (khoảng 680ml bia, 95ml rượu whiskey, 285ml rượu vang) mỗi ngày không ảnh hưởng xấu đối với bệnh tim mạch. Rượu vang đỏ còn có tác dụng tốt đối với cholesterol máu. Như vậy, người bệnh tim không cần phải kiêng cữ bia rượu tuyệt đối. Tuy nhiên cần nhắc lại điều độ luôn là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe. Rượu bia có thể không ảnh hưởng đến bệnh tim nhưng lại gây bệnh dạ dày, bệnh gan. Ngoài ra, có một thể bệnh tim đặc biệt gọi là bệnh cơ tim do rượu. Nếu bị bệnh này, bạn phải kiêng cữ rượu bia hoàn toàn.

Còn thuốc lá là thứ cần phải kiêng cữ tuyệt đối khi bị bệnh tim mạch. Thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đối với các bệnh do nguyên nhân xơ vữa động mạch như thiếu máu não, thiếu máu cơ tim. Nếu không bỏ thuốc lá, bạn có thể bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim...Và nhất thiết bạn phải cố gắng bằng mọi cách bỏ hút thuốc lá ngay khi biết mình bị bệnh tim mạch.

Hy vọng những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp bạn phần nào trong việc kết hợp điều trị bệnh hiệu quả!

Chúc bạn và gia đình hạnh phúc!